X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hình nón có bán kính đáy là 5a, độ dài đường sinh là 13a. Thể tích khối cầu nội


Câu hỏi:

Cho hình nón có bán kính đáy là 5a, độ dài đường sinh là 13a. Thể tích khối cầu nội tiếp hình nón bằng:

A. \(\frac{{4000\pi {a^3}}}{{81}}\)

B. \(\frac{{4000\pi {a^3}}}{{27}}\)

C. \(\frac{{40\pi {a^3}}}{9}\)

D. \(\frac{{400\pi {a^3}}}{{27}}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Cho hình nón có bán kính đáy là 5a, độ dài đường sinh là 13a. Thể tích khối cầu nội (ảnh 1)

Xét mặt phẳng qua trục SO của hình nón ta được thiết diện là tam giác cân SAB.

Mặt phẳng đó cắt mặt cầu theo đường tròn có bán kính r (bán kính mặt cầu) và nội tiếp trong tam giác cân SAB.

Trong tam giác vuông SOB, gọi I là giao điểm của đường phân giác trong góc B với đường thẳng SO.

Chứng minh được I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác và bán kính r = IO = IE (E là hình chiếu vuông góc của I trên SB).

Theo tính chất phân giác, ta có \(\frac{{IS}}{{IO}} = \frac{{BS}}{{BO}} = \frac{{13}}{5}\).

Lại có \(IS + IO = SO = \sqrt {S{B^2} - O{B^2}} = 12\).

Từ đó suy ra \(IS = \frac{{26}}{3},IO = \frac{{10}}{3}\).

Ta có \(\Delta SEI\Delta SOB\) nên

\(\frac{{IE}}{{IS}} = \frac{{BO}}{{BS}} = \frac{5}{{13}} \Rightarrow IE = \frac{5}{{13}}IS = \frac{{10}}{3}.\)

Thể tích khối cầu:

\(V = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {\frac{{10a}}{3}} \right)^3} = \frac{{4000\pi {a^3}}}{{81}}({\rm{dvtt}})\)

Vậy ta chọn đáp án A.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD)  cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt  là trung điểm của SB và CD (tham khảo hình vẽ bên). Tính sin góc giữa MN và (SAC), biết thể tích khối chóp S.ABCD  bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương đó là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞).

Xem lời giải »


Câu 4:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB, SC. Tính thể tích khối chóp A.BCNM. Biết mặt phẳng (AMN) vuông góc với mặt phẳng (SBC).

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho khối chóp đều S.ABC có cạnh bên bằng a và các mặt bên hợp với đáy một góc 45°. Tính thể tích của khối chóp S.ABC theo a.

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hình trụ có bán kính R và chiều cao \(\sqrt 3 R\). Hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa AB và trục d của hình trụ bằng 30°. Tính khoảng cách giữa AB và trục của hình trụ

Xem lời giải »


Câu 8:

Tứ diện SABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc, SA = SB = 2a, SC = 4a. Thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện SABC là:

Xem lời giải »