X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC), gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC


Câu hỏi:

Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC), gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC. Trên tia đối của tia OA lấy điểm K sao cho OA = OK. Vẽ AH vuông góc BC tại H, trên tia HC lấy HD = HA. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt AC tại E.

a) Chứng minh tam giác ABC bằng tam giác CKA.

b) Chứng minh AB = AE.

c) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BE. Tính số đo góc CHM.

d) Chứng minh: \[\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\].

Trả lời:

Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC), gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC (ảnh 1)

a) Xét tứ giác ABKC có O là trung điểm BC và AK

Suy ra: ABKC là hình bình hành

\(\widehat {BAC} = 90^\circ \)nên ABKC là hình chữ nhật

Do đó: AC = BC; AB = KC

Xét ∆ABC và ∆CKA có:

AB = CK

BC = AK

AC chung

Suy ra: ∆ABC = ∆CKA (c.c.c)

b) Xét tứ giác ABDE có \(\widehat {BDE} + \widehat {ABE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra: ABDE là tứ giác nội tiếp

Suy ra: \(\widehat {BDA} = \widehat {AEB}\)

Xét tam giác AHD vuông tại H có AH = HD

Suy ra: Tam giác AHD vuông cân tại H \(\widehat {HDA} = 45^\circ \)

\[\widehat {AEB} = 45^\circ \]

Xét tam giác AEB vuông tại A có \[\widehat {AEB} = 45^\circ \]

\[\widehat {ABE} = 45^\circ \]

Tam giác AEB vuông cân tại A do đó AB = AE

c) Vì M là trung điểm BE nên ta có: MA = MB = ME (do tam giác ABE vuông tại A nên đường trung tuyến bằng nửa cạnh huyền)

Tương tự trong tam giác BDE vuông tại D có DM là đường trung tuyến

Nên DM = BM = ME

Suy ra: DM = MA = BM = ME

Xét tam giác MHA và tam giác MHD có:

Chung MH

HD = HA (giả thiết)

DM = MA

Suy ra: ∆MHA = ∆MHD (c.c.c)

\(\widehat {DHM} = \widehat {MHA}\)

\(\widehat {DHM} + \widehat {MHA} = 90^\circ \) nên \(\widehat {DHM} = \widehat {MHA} = 45^\circ \)

Vậy \(\widehat {CHM} = 45^\circ \)

d) SABC = \(\frac{1}{2}.AH.BC = \frac{1}{2}.AB.AC\)

AH.BC = AB.AC

AH2.BC2 = AB2.AC2

\[\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{{B{C^2}}}{{A{B^2}.A{C^2}}}\]

Mà BC2 = AB2 + AC2 nên:

\[\frac{{A{C^2} + A{B^2}}}{{A{B^2}.A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\]

\[\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\].

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho A, B, C nằm trên đường thẳng xy theo thứ tự đó. Vẽ đường tròn (O) đi qua B và C. Từ điểm A, vẽ hai tiếp tuyến AM; AN. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và MN.

a) Chứng minh AM2 = AN2 = AB.AC.

b) ME cắt (O) tại I. Chứng minh IN // AB.

c) Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF nằm trên 1 đường thẳng cố định khi (O) thay đổi nhưng luôn đi qua B và C.

Xem lời giải »


Câu 2:

Chứng minh rằng 4n3 + 9n2 – 19n – 30 chia hết cho 6 (n ℤ).

Xem lời giải »


Câu 3:

Bạn An nghĩ ra một số có 3 chữ số biết rằng số đó chia hết cho 18 và các chữ số của nó tỉ lệ với 1, 2, 3 và chữ số tận cùng là số chẵn.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho dãy số (un) với un = 2n + 3. Dãy số này có phải cấp số cộng không?

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho tam giác ABC đều có cạnh bằng a. Diện tích tứ giác BCDE là?

Cho tam giác ABC đều có cạnh bằng a. Diện tích tứ giác BCDE là (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 6:

Có 4 cặp vợ chồng được xếp ngồi trên 1 chiếc ghế dài có 8 chỗ. Biết rằng mỗi người vợ chỉ ngồi cạnh chồng mình hoặc ngồi cạnh 1 người phụ nữ khác. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi thỏa mãn?

Xem lời giải »


Câu 7:

Giá hoa tháng năm tăng 10 % so với giá hoa tháng bốn. Giá hoa tháng sáu tăng 10 % so với giá hoa tháng năm hỏi giá hoa tháng sáu tăng bao nhiêu phần trăm so với sáu tháng bốn?

Xem lời giải »


Câu 8:

Tìm hai số biết hiệu giữa hai số là 18 và số lớn gấp 7 lần số bé.

Xem lời giải »