Tất tần tật về tính thể tích khối lăng trụ và cách giải
Tất tần tật về tính thể tích khối lăng trụ và cách giải
Với Tất tần tật về tính thể tích khối lăng trụ và cách giải Toán lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập về tính thể tích khối lăng trụ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 12.
I. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa:
Cho hai mặt phẳng song song (α), (α'). Trên lấy đa giác lồi A1,A2....An, qua các đỉnh của đa giác này dựng các đường thẳng song song với nhau cắt (α') tại A1',A2'....An'
Hình gồm hai đa giác A1,A2....An, A1',A2'....An' và các hình bình hành A1A2A1',A2', A2A3A2'A3'...AnA1A1'An' gọi là hình lăng trụ kí hiệu là A1,A2....An,A1',A2'....An'
2. Các lăng trụ đặc biệt
a) Lăng trụ đứng: Là lăng trụ có cạnh bên vuông góc với đáy. Các mặt bên là các hình chữ nhật. Cạnh bên bằng đường cao của lăng trụ.
b) Lăng trụ đều: Là lăng trụ đứng và có đáy là đa giác đều. Các mặt bên của lăng trụ đều là các hình chữ nhật và bằng nhau.
c) Hình hộp: Là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành.
+) 6 mặt của hình hộp là các hình bình hành.
+) Hai mặt đối diện song song và bằng nhau.
+) Bốn đường chéo của hình hộp đồng quy tại trung điểm của mỗi đường.
d) Hình hộp chữ nhật: là hình hộp có 6 mặt đều là các hình chữ nhật.
e) Hình lập phương: Là hình hộp có 6 mặt đều là các hình vuông (bằng nhau).
3) Công thức thể tích:
a) Thể tích khối lăng trụ
với: S: Diện tích đáy
h: Chiều cao.
b) Thể tích khối hộp chữ nhật
với a, b, c là ba kích thước.
c) Thể tích khối lập phương
Trong đó a là độ dài cạnh.
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ
Bước 1:Xác định và tính chiều cao của khối đa diện
+) Trong nhiều trường hợp, chiều cao của khối đa diện được cho ngay từ đầu bài (chiều cao cho trực tiếp), nhưng cũng có trường hợp việc xác định phải dựa vào các định lí về quan hệ vuông góc (chiều cao cho gián tiếp), hay dùng nhất là: định lí 3 đường vuông góc, các định lí về điều kiện để một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, …
+) Tính độ dài chiều cao: Sử dụng định lí Pitago, hoặc nhờ hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỉ số lượng giác trong tam giác vuông, định lý cosin, …
+) Có thể tính chiều cao bằng cách chuyển về bài toán tìm khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.
Nếu OA // (α) thì d(O,(α)) = d(A,(α))
Nếu (định lý Ta-lét)
Bước 2: Tìm diện tích đáy bằng các công thức.
Bước 3: Sử dụng công thức tính thể tích.
III. VÍ DỤ MINH HỌA
Dạng 1: Thể tích lăng trụ đứng tam giác:
Lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác.
(1) Chiều cao h là cạnh bên AA’ (hoặc BB’, CC’).
(2) Mặt đáy là tam giác ABC (hoặc tam giác A’B’C’).
Khi đó thể tích lăng trụ ABC. A’B’C’ là
Ví dụ 1: Cho lăng trụ đứng ABC. A’B’C’ có đáy là tam giác vuông cân tại A, AB = AC = a, AA’ = 2a. Thể tích khối lăng trụ ABC. A’B’C’ là
Lời giải
Chọn D
Ta có chiều cao của lăng trụ là AA’ = 2a.
Diện tích đáy là:
Thể tích khối lăng trụ là:
Ví dụ 2: Cho lăng trụ đứng tam giác ABC. A’B’C’ có đáy là tam giác vuông cân tại A, cạnh AB = a√3, góc giữa A’C và (ABC) bằng 450. Tính thể tích của khối lăng trụ.
Lời giải
Chọn A
Tam giác vuông cân tại A, cạnh AB = a√3 => AC = a√3
Diện tích đáy ABC là:
Góc giữa AC’ và (ABC) bằng 450 =>
Chiều cao AA' = a√3.tan450 = a√3
Vậy thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ là:
Dạng 2: Thể tích lăng trụ đứng tứ giác.
Lăng trụ đứng tứ giác có:
(1) Đáy là một tứ giác, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành, hình thang, …
(2) Các mặt bên đều là hình chữ nhật.
(3) Chiều cao là cạnh bên của lăng trụ.
Minh họa:
Xét lăng trụ đứng tứ giác ABCD. A’B’C’D’ có:
+) Đường cao là AA’ (hoặc BB’, CC’, DD’).
+) Đáy là tứ giác ABCD hoặc A’B’C’D’.
Ví dụ 3: Tính thể tích của hình lập phương có độ dài đường chéo bằng √12 .
A. 8.
B. 24.
C. 12.
D. 16.
Hướng dẫn giải
Chọn A.
Đặt AB = a. Vì đáy là hình vuông => BD = a√2 .
Vì ΔBB'D vuông tại B nên B'D2 = BB'2 + BD2 ⇔ 12 = a2 + 2a2
⇔ a = 2.
Vậy thể tích khối lập phương ABCD. A’B’C’D’ là: VABCD. A’B’C’D’ = a3 = 23 = 8
Dạng 3: Thể tích lăng trụ xiên.
Lăng trụ xiên là lăng trụ có cạnh bên không vuông góc với đáy.
Ta phải xác định đường cao của lăng trụ dựa vào các yếu tố mà đề bài đã cho.
Ví dụ 4: Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’ có BB’ = a, góc giữa đường thẳng BB’ và mặt phẳng (ABC) bằng 600, tam giác ABC vuông tại C và góc bằng 600. Hình chiếu vuông góc của điểm B’ lên mặt phẳng (ABC) trùng với trọng tâm của tam giác ABC. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A’B’C’ theo a.
Lời giải
.
Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Khi đó B'G ⊥ (ABC)
Tam giác B’BG vuông tại G nên góc B’BG là góc nhọn.
BG là hình chiếu vuông góc của đường thẳng BB’ trên (ABC) nên góc giữa BB’ và (ABC) bằng góc giữa BB’ và BG và bằng góc B’BG, bằng 600
Tam giác B’BG vuông tại G nên
. Gọi M là trung điểm của AC, ta có
Đặt AB = 2x
Vì tam giác ABC vuông tại C ta có :
Tam giác BCM vuông tại C nên
Diện tích tam giác ABC là
Vậy thể tích khối lăng trụ đã cho là
IV. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 4a. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
Câu 2: Cho khối lăng trụ có diện tích đáy bằng 3a2 và khoảng cách giữa hai đáy bằng a. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
Câu 3: Thể tích khối lập phương có cạnh 2a bằng
A. 8a3
B. 2a3
C. a3
D. 6a3
Câu 4: Thể tích khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a là
Câu 5: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy tam giác ABC vuông, AB = BC = a, cạnh bên A'A = a√2. Tính theo a thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
Câu 6: Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có BB’ = a, đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC = a√2. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
Câu 7: Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh 2a và AA’ = 3a (minh họa như hình vẽ bên).
Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
A. 2√3a3. B. √3a3 C. 6√3a3 D. 3√3a3
Câu 8: Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a, A’C hợp với mặt đáy một góc 600. Thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’ tính theo a bằng:
Câu 9: Thể tích khối hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có các cạnh AB = 3, AD = 4, AA’ = 5 là
A. V = 30. B. V = 60.
C. V = 10. D. V= 20.
Câu 10: Ông A dự định sử dụng hết 6,5m2 kính để làm một bể cá bằng kính có dạng hình hộp chữ nhật không nắp, chiều dài gấp đôi chiều rộng (các mối ghép có kích thước không đáng kể). Bể cá có dung tích lớn nhất bằng bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?
A. 2,26m3 B. 1,61m3
C. 1,33m3 D. 1,50m3
Câu 11: Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của điểm A’ lên mặt phẳng (ABC) trùng với tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, biết A’O = a. Tính theo a thể tích khối lăng trụ đã cho.
Câu 12: Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân tại A, AB = AC = a, , hình chiếu vuông góc của A’ trên (ABC) trùng với trọng tâm tam giác ABC, cạnh bên AA’ = a. Thể tích của khối lăng trụ là
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
C |
A |
D |
A |
C |
D |
A |
B |
D |
A |
B |