100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic có lời giải chi tiết (nâng cao) - Hoá học lớp 11
100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic có lời giải chi tiết (nâng cao)
Với 100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic có lời giải chi tiết (nâng cao) Hoá học lớp 11 tổng hợp 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.
Bài 1: Có bao nhiêu anđehit 2 chức có CTĐGN là C2H3O?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Anđehit 2 chức có 2 nhóm –CHO => phân tử có 2 nguyên tử O
=> CTPT: C4H6O2
Có 2 công thức thỏa mãn là
OHC-CH2-CH2-CHO
CH3-CH(CHO)2
Bài 2: Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?
A. Cu(OH)2/OH- B. Quỳ tím C. Kim loại Na D. dd AgNO3/NH3.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
- Dùng Cu(OH)2/OH- thực hiện theo 2 bước như sau:
C2H5OH | C3H5(OH)3 | CH3CHO | Bước 1: Cu(OH)2/OH- (to thường) | Không phản ứng | Phức màu xanh | Không phản ứng | Bước 2: Cu(OH)2/OH- đun nóng | Không phản ứng | Kết tủa đỏ gạch |
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là
A. C2H4O B. C3H6O2 C. C4H8O D. C5H10O
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
Đốt cháy anđehit no, mạch hở đơn chức thu được nCO2 = nH2O = a mol
=> mCO2 + mH2O = 49,6 => 44a + 18a = 49,6 => a = 0,8 mol
=> số C trong A = nCO2 / nA = 0,8 / 0,2 = 4 => CTPT của A là C4H8O
Bài 4: Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là
A. (CH3)2CHCHO. B. (CH3)2CH-CH2CHO.
C. (CH3)3C-CH2CHO. D. (CH3)3CCHO.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
A có khả năng tráng bạc => A chứa gốc –CHO
Ancol chứa C bậc IV => có dạng (CH3)3C-R-CHO
Vì M < 90 => 57 + R + 29 < 90 => R = 0
=> A là (CH3)3CCHO.
Bài 5: Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là
A. etanol. B. etan. C. axetilen. D. etilen.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là etilen
2CH2=CH2 + O2 PdCl2, CuCl2→ 2CH3CHO
Bài 6: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3CH3.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
Axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.
=> chất có nhiệt độ sôi cao nhất là axit CH3COOH.
Bài 7: Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:
A. anđehit fomic B. anđehit axetic C. anđehit acrylic D. anđehit oxalic
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn nNO2 = PV / RT = 1,033.3,808 / (0,082.(273 + 27)) = 0,16 mol
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận
=> nAg = nNO2 = 0,16 mol
TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,04 mol
=> M = 2,32 / 0,04 = 58 (loại vì MHCHO = 30)
TH2: X có dạng R(CHO)x (R ≠ H; x ≥ 1)
+) Với x = 1 => M = 29 (loại)
+) Với x = 2 => M = 58 => X là OHC-CHO : anđehit oxalic
Bài 8: Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là
A. axit oxalic B. anđehit fomic
C. axit butiric D. etilen glycol
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic
Bài 9: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn nNaOH = 0,112 mol
Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol
=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là
A. C4H6O2 B. C5H6O2 C. C6H8O2 D. C5H8O2
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức có CTPT dạng CnH2n-4O2
CnH2n-4O2 + O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
=> đốt cháy A thu được nCO2 – nH2O = 2.nA
nBaCO3 = 2 mol => nCO2 = 2 mol
mdung dịch giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 284,4 => mH2O = 394 – 2.44 – 284,4 = 21,6 gam
=> nH2O = 1,2 mol
=> nA = (2 – 1,2) / 2 = 0,4 mol
=> Số C trong A = nCO2 / nA = 2 / 0,4 = 5
=> CTPT của A là C5H6O2
Bài 11: Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 75% B. 44% C. 55% D. 60%
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
CH3COOH + C2H5OH H2SO4, to⇔ CH3COOC2H5 + H2O
nCH3COOC2H5 theo pt = nCH3COOH = 0,4 mol
Mà nCH3COOC2H5 thực tế thu được = 0,3 mol
=> H = nCH3COOC2H5 thực tế thu được / nCH3COOC2H5 theo pt = 0,3 / 0,4 = 75%
Bài 12: Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gọi X có dạng CnH2nO2
CnH2nO2 → CnH2n-1O2Na
=> nCnH2nO2 = nCnH2n-1O2Na = (5,2 – 3,88) / 22 = 0,06 mol
Đốt cháy hỗn hợp X thu được nCO2 = nH2O = n.nCnH2nO2 = 0,06n = 0,06.7/3 = 0,14 mol
Bảo toàn O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
=> nO2 = (0,14.3 – 0,06.2) / 2 = 0,15 mol
=> V = 3,36 lít
Bài 13: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn nKOH = 0,06 mol; nNaOH = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O
=> mH2O = 1,08 gam => nH2O = 0,06 mol
Vì X là axit đơn chức => nX = nROH = nH2O = 0,06 mol
=> MX = 3,6 / 0,06 = 60
=> X là CH3COOH
Bài 14: Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. 38g B. 34,5g C.41g D. 30,25g
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn 1 mol X phản ứng tạo 4 mol Ag => X là HCHO hoặc là anđehit 2 chức
+) Nếu là HCHO => %mO = 53,33% => Loại
=> X có 2 nhóm CHO : R(CHO)2 => MX = 86g = R + 29.2 => R = 28
=> X là C2H4(CHO)2 khí phản ứng với AgNO3/NH3 tạo muối C2H4(COONH4)2
=> mmuối = 38g
Bài 15: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH
nY = nAg / 2
nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05
mZ = 0,05.MX + 0,1.46 = 8,2
=> MX = 72 => X là CH2=CH-COOH
=> %mX = 0,05.72/8,2 . 100% = 43,90%
Bài 16: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,01. B. 0,015. C. 0,020. D. 0,005.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn nCO2 = 0,68 mol; nH2O = 0,65 mol
Axit panmitic, axit stearic cháy cho nCO2 = nH2O
=> nC17H31COOH = (nCO2 – nH2O) / 2 = 0,015 mol
Bài 17: X có CTPT C20H36Om. Biết X là 1 anđehit no, mạch hở. Giá trị của m là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn X là 1 anđehit no, mạch hở => trong X chỉ chứa liên kết π ở chức CHO
=> số chức m = số nguyên tử O = độ bất bão hòa k
=> độ bất bão hòa k = (2.20 + 2 – 36) / 2 = m => m = 3
Bài 18: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là
A. axit propanoic. B. axit etanoic. C. axit metanoic. D. axit butanoic.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Giả sử axit trên là RCOOH => muối là RCOOM (M là kim loại kiềm)
15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)
=> R = 34,5 – 0,5M
Với M = 23 => R = 23 (loại)
Với M = 39 (K) => R = 15 (CH3)
=> axit etanoic CH3COOH
Bài 19: Cho sơ đồ sau: C3H6 → C3H7Br → C3H8O → C3H6O (X). Biết các chất đều là sản phẩm chính. X có những tính chất là
A. phản ứng cộng với H2. B. phản ứng tráng bạc.
C. phản ứng với Cu(OH)2/OH- (to). D. cả A, B, C.
Lời giải:
Hướng dẫn CH2=CH-CH3 → CH3-CHBr-CH3 → CH3-CH(OH)-CH3 → CH3-CO-CH3
=> X là xeton chỉ có phản ứng cộng với H2
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. CTPT của Y là
A. C4H8O B. C4H6O2 C. C5H8O2 D. C5H10O
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Gọi CTPT chung của anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức là CaH2a-2O2
=> đốt cháy hỗn hợp A thu được nCO2 – nH2O = nA
nCa(OH)2 = 0,125 mol; nCaCO3 = 0,09 mol
TH1: Chỉ thu được 1 kết tủa CaCO3
=> nCO2 = nCaCO3 = 0,09 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => nH2O = 0,296 > nCO2 => loại
TH2: Thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
Bảo toàn Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,125 – 0,09 = 0,035 mol
Bảo toàn C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = 2.0,035 + 0,09 = 0,16 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => mH2O = 2,25 gam => nH2O = 0,125 mol
=> nA = nCO2 – nH2O = 0,16 – 0,125 = 0,035 mol
=> số C trung bình = 0,16 / 0,035 = 4,57
=> X và Y lần lượt là C4H6O2 và C5H8O2
Bài 21: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 16,3%. B. 65,2%. C. 48,9%. D. 83,7%.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
X chứa C3H7OH và có M = 46 => ancol còn lại là CH3OH
Gọi nCH3CH2CH2OH = a mol; nCH3COCH3 = b mol => nCH3OH = a + b mol
=> nO = a + b + a + b = 0,2 (1)
Y gồm CH3CH2CHO (a mol) ; CH3-CO-CH3 (b mol) và HCHO (a + b) mol
=> nAg = 2.nCH3CH2CHO + 4.nHCHO = 2a + 4.(a + b) = 0,45 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,025; b = 0,075
=> %mCH3CH2CH2OH = 16,3%
Bài 22: Hiđro hóa hoàn toàn 2,9 gam một anđehit A được 3,1 gam ancol. A có công thức phân tử là
A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C2H2O2.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Pứ anđehit + H2 => Ancol
=> mH2 = mAncol – mAnđehit => nH2 = 0,2 mol
(Với x là số liên kết π trong anđehit, và H2 cộng vào liên kết pi)
=> Manđehit = 29x
A, B, C đều có 1 liên kết π => x = 1 => A đúng
D có 2 liên kết π => x = 2 nhưng M = 58 # 56
Bài 23: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là
A. C2H4O2 và C3H4O2. B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gọi CTPT của hỗn hợp X là
nNaOH = 0,2 mol; nKOH = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mmuối + mH2O
=> mH2O = 4,5 gam => nH2O = 0,25 mol
=> 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH
Bài 24: Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :
A. (2) >(1) >(3) >(4) B. (2) >(3) >(1) >(4)
C. (1) >(2) >(3) >(4) D. (4) >(3) >(2) >(1)
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.
Bài 25: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?
A. CH3COOCH=CH2 + NaOH. B. CH2=CH2 + H2O (to, HgSO4).
C. CH2=CH2 + O2 (to, xt). D. C2H5OH + CuO (to).
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
A. CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
B. CH2=CH2 + H2O → CH3CH2OH
C. 2CH2=CH2 + O2 PdCl2, CuCl2→ 2CH3CHO
D. C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
Bài 26: Thể tích H2 (0oC và 2 atm) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam anđehit acrylic là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 0,448 lít. D. 0,336 lít.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
Anđehit acrylic : CH2 = CH – CHO có M = 56
=> nanđehit = 0,2 mol
Theo CT Câu trên nanđehit = nH2/2 => nH2 = 0,4 mol
Theo CT : n = P.V / (T.0,082) => 0,4 = 2.V / (273.0,082)
=> V= 4,48 lít
Bài 27: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic, axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,8. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,6
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn X tác dụng với NaHCO3 => nCOOH = nCO2 = 0,7 mol
Đốt cháy X: nO2 = 0,4 mol và nCO2 = 0,8 mol
Bảo toàn O: 0,7.2 + 0,4.2 = 0,8.2 + y => y = 0,6
Bài 28: Đun 12 gam axit CH3COOH với 13,8 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 75% B. 55% C. 62,5% D. 50%
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Vì số mol ancol lớn hơn số mol axit nên ancol dư.
Số mol ancol pư = số mol axit = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mancol + maxit = meste + mnước
=> 0,2.46 + 12 = meste + 0,2.18 => meste = 17,6 gam
Nên H = 11.100/17,6 = 62,5%
Bài 29: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là
A. 22,80. B. 34,20. C. 27,36. D. 18,24.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
nCO2 = 1,5 mol; nH2O = 1,4 mol
=> số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6
X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2
Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)
=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)
Bảo toàn C: nCO2 = 3a + 3b = 1,5
Bảo toàn H: nH2O = 4a + 2b = 1,4
=> a = 0,2; b = 0,3
C3H7OH + CH2=CH-COOH ⇔ CH2=CH-COO-C3H7
=> nCH2=CH-COO-C3H7 = 0,2.80% = 0,16 mol
=> m = 18,24 gam
Bài 30: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là
A. C3H7COOH và C4H9COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. HCOOH và CH3COOH
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Gọi CTPT của hỗn hợp X dạng RCOOH
RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + H2O + CO2
nRCOOH = nNaHCO3 = nCO2 = 0,1 mol
M = 5,4 / 0,1 = 54 2 axit là HCOOH và CH3COOH
Bài 31: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbonn phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?
A. Axit propanoic. B. Axit 2-metyl propanoic.
C. Axit metacrylic. D. Axit acrylic.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Axit propanoic: CH3CH2COOH
Axit 2-metyl propanoic: (CH3)2CHCOOH
Axit metacrylic: CH2=C(CH3)COOH
Axit acrylic: CH2=CHCOOH
Axit có mạch C phân nhánh và làm mất màu nước Br2 là Axit metacrylic
Bài 32: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C5H10O tham gia phản ứng tráng gương?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Các đồng phân tham gia phản ứng tráng gương là:
• CH3CH2CH2CH2CH=O
• CH3CH2CH(CH3)CH=O
• CH3CH(CH3)CH2CH=O
• CH3C(CH3)2CH=O
Bài 33: Anđehit A mạch hở phản ứng tối đa với H2 (Ni, toC) theo tỉ lệ 1 : 2, sản phẩm sinh ra cho tác dụng hết với Na thu được số mol H2 đúng bằng số mol A ban đầu. A là
A. Anđehit đơn no, chức
B. Anđehit chưa no chứa 1 liên kết đôi trong gốc
C. Anđehit no, 2 chức
D. Anđehit không no (trong gốc chứa 1 liên kết đôi), 2 chức
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn nancol sinh ra = nanđehit A
Mà ancol tác dụng với Na thu được nH2 = nA => ancol 2 chức => anđehit A ban đầu 2 chức
Mặt khác A phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1 : 2 => A là anđehit no, 2 chức
Bài 34: Cho 75 gam dung dịch fomalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng nhẹ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 432 gam bạc. Nồng độ của HCHO trong fomalin là
A. 30%. B. 37%. C. 35%. D. 40%.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
Ta có : nHCHO = nAg / 4
=> nHCHO = 1 mol => C%dung dịch fomalin = 1.30 / 75 .100% = 40%
Bài 35: Chất C4H8O có mấy đồng phân là anđehit mạch hở?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn C4H8O có 2 đồng phân anđehit mạch hở là
CH3-CH2-CH2-CHO
(CH3)2CH-CHO
Bài 36: Cho các chất sau đây CH3CHO, CH3COOH, C3H5(OH)3 và C2H5OH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. AgNO3/NH3
B. Cu(OH)2
C. dd Br2
D. NaOH
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
Cho Cu(OH)2 vào tất cả các mẫu thử sau đó đun nóng ống nghiệm:
- Mẫu xuất hiện kết tủa đỏ gạch là CH3CHO.
- Mẫu tạo dung dịch màu xanh nhạt là CH3COOH.
- Mẫu tạo dung dịch xanh thẫm là glixerol.
- Mẫu không làm tan Cu(OH)2 là C5H5OH.
Bài 37: Đốt cháy hoàn toàn 9(g) axit cacboxylic A thu được 8,8g CO2. Để trung hòa cũng lượng axit này cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Tên của A là:
A. axit axetic
B. axit propanoic
C. axit oxalic
D. axit malonic
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Ta có: nCO2 = 8,8/44 = 0,2 mol; nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol
R(COOH)a + aNaOH → R(COONa)a + H2O
x ax
=> nNaOH = ax = 0,2 mol
Mặt khác: (MR + 45a)x = 9 ⇔ MR.x + 45ax = 0 ⇔ MR.x + 45. 0,2 = 9
=> MR.x = 0 => MR = 0 => CTCT của A là: (COOH)2 : axit oxalic
Bài 38: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch C hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo cùng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp 2 axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,22%. B. 65,15%. C. 27,78%. D. 35,25%.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Y mạch hở, đa chức, không phân nhán => Y 2 chức
X là CnH2nO2 (x mol); Y là CmH2m-2O4 (y mol)
=> nN2 = x + y = 0,1 mol
nCO2 = n.x + n.y = 0,26
mhh = x.(14n + 32) + y.(14m + 62) = 8,64
=> x = 0,04 và y = 0,06
=> 0,04n + 0,06m = 0,26 => n + 3m = 13
Do n ≥ 1 và m ≥ 2 => n = 2 và m = 3
=> X là CH3COOH (0,04 mol) và Y là HOOC-CH2-COOH (0,06 mol)
=> %mX = 27,78%
Bài 39: Cho 7 gam chất A có CTPT C4H6O tác dụng với H2 dư có xúc tác tạo thành 5,92 gam ancol isobutylic. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 85%. B. 75%. C. 60%. D. 80%.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Căn cứ vào sản phẩm thu được ta thấy A phải có mạch nhánh, hở. Mặt khác từ công thức phân tử của A ta thấy trong A có 2 liên kết pi (π). Vậy A là 2-metylpropenal.
Phương trình phản ứng :
mol: 0,08 0,08
Theo (1) và giả thiết ta có : n2-metylpropennal (phản ứng) = nancol iso-bultylic = 5,2/74 = 0,08 mol
Vậy hiệu suất phản ứng là : H = 0,08.70/7 x 100% = 80%
Bài 40: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12 g B. 6,48 g C. 8,10 g D. 16,20 g
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
2 axit có tỉ lệ mol 1:1 => Mtb= 53 => n(hỗn hợp 2 axit)= 5,3 /53= 0,1 mol
Vì số mol ancol lớn hơn số mol 2 axit nên ancol dư.
Số mol ancol pư = số mol 2 axit = 0,1 mol. áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có
mancol + maxit = meste + mnước => 0,1.46 + 5,3 = meste + 0,1.18 => meste = 8,10 gam
H = 80% nên meste thu được = = 6,48 gam.
Bài 41: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. axetanđehit B. metan C. phenol D. propan-1-ol
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan.
Bài 42: Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:
A. HCHO B. C2H3CHO C. C2H5CHO D. C3H7CHO
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Anđehit acrylic: CH2=CH-CHO
nO2 = 1,33 mol;
nCaCO3 = 1,04 mol => nCO2 = 1,04 mol
Vì hỗn hợp A gồm 2 anđehit đơn chức => nA = nO trong A = a mol
Bảo toàn O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
=> nH2O = a + 2.1,33 – 2.1,04 = a + 0,58 mol
Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O
=> 19,04 + 1,33.32 = 1,04.44 + (a + 0,58).18 => a = 0,3 mol
=> số C trung bình trong A = nCO2 / nA = 3,467
=> anđehit X có số C > 3,467
Dựa vào 4 đáp án => X là C3H7CHO
Bài 43: Oxi hóa không hoàn toàn 4,6 gam một ancol no, đơn chức bằng CuO đun nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2. B. 10,8. C. 21,6. D. 16,2.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn RCH2OH + O → RCHO + H2O
Bảo toàn khối lượng: mancol + mO = manđehit => nO phản ứng = (6,2 – 4,6) / 16 = 0,1 mol
=> nRCH2OH phản ứng = 0,1 mol => nRCH2OH ban đầu > 0,1 mol
=> Mancol < 4,6 / 0,1 = 46 => ancol là CH3OH => anđehit tạo ra là HCHO
nAg = 4.nHCHO = 0,4 mol => mAg = 43,2 gam
Bài 44: Cho các chất: (1) CHCl2-COOH ; (2) CH2Cl-COOH ; (3) CCl3-COOH . Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit là
A. (3) > (2) > (1). B. (3) > (1) > (2). C. (2) > (1) > (3). D. (1) > (2) > (3).
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gốc Cl hút e làm tăng độ phân cực của liên kết O-H → Làm tăng tính axit
Hợp chất càng có nhiều gốc Cl thì tính axit càng mạnh
Vậy tính axit của CCl3-COOH > CHCl2-COOH > CH2Cl-COOH
Bài 45: Cho 7,2 gam anđehit no, đơn chức, mạch hở A phản ứng hoàn toàn với dung dịch sinh ra muối axit B và 21,6 gam kim loại. Nếu cho A tác dụng với H2/Ni, to thu được ancol đơn chức, có mạch nhánh. CTCT của A là
A. CH3-CH2-CH2-CHO B. (CH3)2CH-CH2-CHO
C. CH3-CH(CH3)CH2-CHO D. (CH3)2CH-CHO
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Gọi công thức của A là RCHO
Có nAg = 0,2 mol → nA = 0,2/2 = 0,1 mol
→ MA = 7,2/0,1 = 72 → MR = 43 -C3H7
Vì A tác dụng với H2/Ni, to thu được ancol đơn chức, có mạch nhánh → A là (CH3)2CH-CHO
Bài 46: Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa 20,1 gam X gồm hai axit no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau được 3,36 lít khí đktc. CTPT của 2 axit đó là
A. CH3COOH; C2H5COOH B. CH3COOH; HCOOH
C. C2H5COOH; C3H7COOH D. C3H7COOH; C4H9COOH
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn 2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + H2O + CO2
> nRCOOH = 2.nCO2 = 0,3 mol
> M = 20,1 / 0,3 = 67 > 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH
Bài 47: Đem oxi hóa hoàn toàn 6,6 gam anđehit axetic thu được m gam axit tương ứng. Giá trị của m là
A. 6,0. B. 9,6. C. 6,9. D. 9,0.
Lời giải:
Hướng dẫn
CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH
0,15 → 0,15
mCH3COOH = 0,15.60 = 90 gam
Bài 48: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CmHnO2. Mối quan hệ giữa m và n là
A. m = 2n + 1 B. m = 2n C. m = 2n + 2 D. m = 2n + 2
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Anđehit no có 2 nguyên tử O trong phân tử nên đó là anđehit no, hai chức, mạch hở với k = 2
Bài 49: Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH. Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 0,672.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Ta thấy X gồm toàn các chất có 1π > Khi đốt cháy cho số mol CO2 và H2O bằng nhau
Đốt cháy Y > nH2O – nCO2 = nH2 = 0,05 mol
> V = 1,12 lít
Bài 50: Cho 24,0 gam axit axetic tác dụng với 18,4 gam glixerin (H2SO4 đặc và đun nóng) thu được 21,8 gam glixerin triaxetat. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 80%.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn 3CH3COOH + C3H5(OH)3 ⇔ (CH3COO)3C3H5 + 3H2O
0,4 mol 0,2 mol
Vì 0,4/3 < 0,2/1 > C3H5(OH)3 dư, hiệu suất tính theo CH3COOH
> neste theo pt = 0,4 / 3 > meste theo pt = 218.0,4 / 3 = 436 / 15 gam
Bài 51: Oxi hóa 3,6 gam HCHO cần V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 2,688. C. 1,792. D. 3,584.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn HCHO + 1/2O2 → HCOOH
0,12 → 0,04
VO2 = 0,06.22,4 = 1,344 (lít)
Bài 52: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm propen, anđehit propionic, axeton, ancol anlylic thu được khối lượng H2O là
A. 18 gam B. 10,8 gam C. 9 gam D. 12,6 gam
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Hỗn hợp X gồm propen (C3H6), anđehit propionic (C3H6O), axeton (C3H6O), ancol anlylic (C3H6O)
> X có dạng C3H6Ox
> đốt cháy hoàn toàn X thu được nH2O = 3.nX = 0,6 mol
> mH2O = 0,6.18 = 10,8 gam
Bài 53: Axeton là nguyên liệu để tổng hợp nhiều dược phẩm và một số chất dẻo, một lượng lớn axeton dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. Trong công nghiệp, axeton được điều chế bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Oxi hoá rượu isopropylic.
B. Chưng khan gỗ.
C. Nhiệt phân CH3COOH/xt hoặc (CH3COO)2Ca.
D. Oxi hoá cumen (isopropyl benzen).
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
Bài 54: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa là
A. 70,4%. B. 76,6%. C. 80,0%. D. 65,5%.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn nHCHO = nAg / 4 = 0,03 mol
> nCH3OH phản ứng = nHCHO = 0,03 mol
> H = nCH3OH phản ứng / nCH3OH ban đầu = 80%
Bài 55: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,5.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn X : C2H2 ; CH2O ; CH2O2 ; H2 với số mol lần lượt là a ; b ; c ; d
> Bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nC(X) = 2a + b + c = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 1/2 nH(X) = a + b + c + d = nX = a
> mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O
> 3,9 = 15 – 44.015 – 18nH2O > nH2O = 0,25 mol = a
Bài 56: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi?
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH B. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> thứ tự giảm dần là : CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Bài 57: Cho 5,76g axit hữu cơ đơn chức X tác dụng hết với CaCO3 dư, thu được 7,28g muối. Nếu cho X tác dụng với 4,6 rượu etylic với hiệu suất 80% thì số gam este thu được là
A. 6,40. B. 8,00. C. 7,28. D. 5,76.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
Tăng giảm KL > nX = (7,28-5,76)/(40-2).2 = 0,08 mol
> Maxit = 5,76/0,08 = 72
> X là C2H3COOH; nancol = 4,6/46 = 0,1 mol > ancol dư
> neste = 0,08. 0,8 = 0,064 mol > meste = 0,064.100 = 6,4 g
Bài 58: Oxi hóa hỗn hợp 5,92 gam hỗn hợp HCHO và CH3CHO (tỉ lệ mol 1:1) cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 2,688. C. 1,792. D. 3,584.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
nHCHO = nCH3CHO = 0,08 mol
∑nRCHO = 0,16 mol
RCHO + 1/2O2 → RCOOH
0,16 → 0,08
VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)
Bài 59: Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là
A. 21,7 gam. B. 20,7 gam. C. 23,0 gam. D. 18,4 gam.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
PTTQ: R(COOH)x + xNa → R(COONa)x + x/2 H2
=> nNa = 2.nH2 = 0,3 mol
Sử dụng tăng giảm khối lượng: mmuối = maxit + 22.0,3 = 23 gam
Bài 60: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 , thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2/Ni, to thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol . Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n-3CHO (n ≥2) B. CnH2n-1CHO (n ≥2)
C. CnH2n+2CHO (n ≥0) D. CnH2n(CHO)2 (n ≥0)
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
→ Trong phân tử X có 2 liên kết πnAg = 0,5 mol → anđehit đơn chức
→ A là anđehit không no, đơn chức , 1 liên kết C = C → Công thức chung là CnH2n-1CHO (n ≥2)
Bài 61: Cho phản ứng:
CH3CHO + KMnO4 + H2SO4 → CH3COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Hệ số cân bằng của phương trình hóa học trên là
A. 5, 2, 4, 5, 2, 1, 4. B. 5, 2, 2, 5, 2, 1, 2.
C. 5, 2, 3, 5, 2, 1, 3. D. Tât cả đều sai.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
5CH3CHO + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5CH3COOH + 2MnSO4 + 1K2SO4 + 3H2O
Bài 62: Cho sơ đồ sau:
CTPT của X3 là
A. C2H4O. B. CH2O. C. C2H2O2. D. C3H6O
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
=> CTPT của X3 là C2H2O2.
Bài 63: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,56 gam. B. 1,44 gam. C. 0,72 gam. D. 2,88 gam.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gọi nCH2=CH-COOH = x mol; n CH3COOH = y mol và n CH2=CH-CHO = z mol
> x + y + z = 0,04 (1)
X phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Br2 > nBr2 = nCH2=CH-COOH + 2.nCH2=CH-CHO
> x + 2z = 0,04 (2)
nNaOH = nCH2=CH-COOH + nCH3COOH > x + y = 0,03 mol (3)
Từ (1), (2) và (3) > x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01
> mCH2=CH-COOH = 0,02.72 = 1,44 gam
Bài 64: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dd NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x là:
A. 2,4 B. 1,6 C. 2,0 D. 1,8
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn X có : C2H4O ; C4H8O2 ; C2H6O2 ; C2H4O2
Qui về : C2H4O : a mol ; C2H6O2 : b mol ; C2H4O2
mC2H4O2 = 0,07 mol
> 44a + 62b = 11,28 gam
Bảo toàn H : 4a + 6b + 4.0,07 = 2nH2O = 2.0,66 mol
> a = 0,2 ; b = 0,04 mol
> nCO2 = 0,62 mol
Giả sử tạo x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3
> 54,28 = 106x + 84y và nC = 0,62 = x + y
> x = 0,1 ; y = 0,52 mol
> nNaOH = 0,4x = 2.0,1 + 0,52 > x = 1,8M
Bài 65: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lít (đktc). CTPT của 2 anđehit là
A. CH3CHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CH0
C. C2H5CHO và C3H7CHO D. C3H7CHO và C4HCHO
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Khi đốt anđehit no, đơn chức → nCO2 = nH2O
→ nCO2 = nH2O = 0,07 mol.
mandehit = mC + mH + mO
mO = 1,46 - 0,07.12 - 0,14.1 = 0,48 gam
nO = 0,03
Vì anđehit đơn chức → nandehit = nO = 0,03 mol
Số
→ 2 anđehit là CH3CHO và C2H5CHO
Bài 66: Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2g/ml ; M là kim loại kiềm ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54g M2CO3 và hỗn hợp khí , dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
A.Tăng 5,70 gam B.Giảm 2,74 gam C.Tăng 2,74 gam D.Giảm 5,70 gam
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Sơ đồ : CH3COOH + MOH → CH3COOM (+ H2O) → M2CO3 + CO2 + H2O
Bảo toàn C > nC(M2CO3) < nC(axit) = 0,2 mol
mMOH = 7,2g
nMOH = 2nM2CO3 > > M = 23(Na)
> nNaOH = 0,18 mol > nNa2CO3 = 0,09 mol
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COONa + 4O2 → Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
> nCO2 = 0,11 mol ; nH2O = 0,19 mol
Khi cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư > nCaCO3 = 0,11 mol
> mCaCO3 – mCO2 – mH2O = 2,74 gam
> khối lượng dung dịch giảm 2,74 gam
Bài 67: Oxi hóa hoàn toàn 12,3 gam hỗn hợp CH3CHO và C2H5CHO cần V lít khí oxi (đktc), thu được 13,68 gam hỗn hợp axit tương ứng. Biết hiệu suất bằng 80%. Giá trị của V là
A. 8,064. B. 1,344. C. 5,376. D. 2,688.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn nanđehit phản ứng = 12,3.80% = 9,84 gam
maxit – manđehit = (45 – 29)nanđehit →
Vkk = 0,12.22,4 = 2,688 lít
Bài 68: Hiđro hóa hoàn toàn 2,9 gam một anđehit A được 3,1 gam ancol. A có công thức phân tử là :
A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C2H2O2.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn Căn cứ vào đáp án ta thấy các anđehit đều no nên không có phản ứng cộng H2 vào mạch C.
Phương trình phản ứng :
–CHO + H2 → –CH2OH (1)
mol: x x x
Gọi số mol nhóm chức CHO trong A là x mol, theo phương trình phản ứng ta thấy, khối lượng sản phẩm sau phản ứng tăng thêm = khối lượng H2 phản ứng = 2x. Suy ra :
2x = 3,1 – 2,9 = 0,2 → x = 0,1.
- Nếu A là anđehit đơn chức thì MA = 2,9/0,1 = 29 (loại)
- Nếu A là anđehit 2 chức thì số mol của anđehit là 0,05 mol MA = 2,9/0,05 = 58 .
Đặt công thức của A là R(CHO)2, ta có : R + 58 = 58 => R = 0.
Vậy A là HOC – CHO.
Bài 69: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là
A. HCHO và 50,56%. B. CH3CHO và 67,16%.
C. CH3CHO và 49,44%. D. HCHO và 32,44%.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
CTPT của 2 andehit là:
nandehit = 1/2 = 0,5 mol; nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol;
> n ̅ = 1,4
> 2 andehit là HCHO (0,3 mol) và CH3CHO (0,2 mol);
Bài 70: Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no liên tiếp tác dụng hết với H2 tạo 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol. Khối lượng anđehit có KLPT lớn hơn là
A. 6 gam. B. 10,44 gam. C. 5,8 gam. D. 8,8 gam
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn R–CHO + H2 to→ R–CH2OH
nandehit = nH2 = (15,2-14,6)/2 = 0,3 mol
> Mandehit = 14,6/0,3 = 146/3
> 2 andehit là C2H5CHO và CH3CHO; nC2H5CHO : nCH3CHO = 1 :2
> nC2H5CHO = 0,1.58 = 5,8 g
Bài 71: Cho các chất: (1) CH2=CH-COOH ; (2) CH3CH2-COOH ; (3) CH3-COOH . Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính axit là
A. (1) < (2) < (3). B. (2) < (1) < (3). C. (2) < (3) < (1). D. (3) < (1) < (2).
Lời giải:
Hướng dẫn Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
CH3CH2-COOH < CH3-COOH < CH2=CH-COOH
Bài 72: Cho 25,2 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO (đktc). A có công thức phân tử là
A. C2H4O B. C3H6O C. C3H4O D. C4H8O
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn nNO = 0,3 mol
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận => nAg = 3nNO = 0,9 mol
Dựa vào đáp án, A không phải là HCHO
→ X có dạng RCHO (R ≠ H)
=> nRCHO = nAg/2 = 0,9/2 = 0,45
=> M = 25,2/0,45 = 56 → R = C2H3 → X là C3H4O
Bài 73: Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là :
A.25,23% B.74,77% C.77,47% D. 80,00%
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
Số C trung bình = 3; Số H trung bình = 3,6
=> ankin là C3H4 và anđehit là CH≡C-CHO với số mol lần lượt là x và y
=> x + y = 1 mol và nH = 4x + 2y = 3,6
=> x = 0,8 và y = 0,2
=> %mC3H4 = 74,77%
Bài 74: X, Y là 2 andehit no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 2,2 gam X và 2,32 gam Y cho tác dụng với H2 (Ni/to). Sản phâm thu được cho tác dụng với Na dư thu được 952 ml khí đktc. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%. Công thức của X, Y và khối lượng Na tham gia phản ứng là:
A.CH3CHO, HCHO và 0,9775 g B. HCHO, CH3CHO và 1,955 g
C.CH3CHO, C2H5CHO và 1,955 g D. C2H5CHO và C3H7CHO và 0,9775 g
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
R–CHO + H2 to, Ni→ R–CH2OH
R–CH2OH + Na → R–CH2ONa + 1/2H2
nH2 = 0,0425 mol
=> nandehit = 0,0425.2 mol
=> Mandehit = 4,52/0,0425.2 = 53,2
=> 2 andehit là: HCHO và CH3CHO; mNa = 0,085.23 = 1,955 g
Bài 75: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng muối thu được là
A. 39,2 gam. B. 27,2 gam. C. 33,6 gam. D. 42,0 gam.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn X : C3H8O3 ; CH4 ; C2H6O ; CnH2nO2
Do nC3H8O : nCH4 = 1 : 2 => Gộp C3H8O + 2CH4 = C5H16O3 = 2C2H6O + CH4O
=> X : C2H6O : a mol ; CH4O : b mol ; CnH2nO2 : c mol
=> Khi đốt cháy : nH2O – nCO2 = nancol no => nH2O = 0,54 + (a + b) (mol)
Bảo toàn O : a + b + 2c + 0,41.2 = 0,54.2 + 0,54 + a + b + c
=> c = 0,4 mol. Mà nCO2 = 0,54 => số C trong axit = 1 (HCOOH)
=> Khi phản ứng với KOH thu được HCOOK : 0,4 mol
=> m = 33,6 gam
Bài 76: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là
A. axit propanoic. B. axit etanoic. C. axit metanoic. D. axit butanoic.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Giả sử axit trên là RCOOH => muối là RCOOM (M là kim loại kiềm)
15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)
=> R = 34,5 – 0,5M
Với M = 23 => R = 23 (loại)
Với M = 39 (K) => R = 15 (CH3)
=> axit etanoic CH3COOH
Bài 77: Để oxi hóa CH3CHO, C2H5CHO, C3H7CHO thành axit tương ứng cần V lít không khí ( chiếm 1/5 thể tích không khí). Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với Na dư thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V bằng
A. 5,6. B. 14,0. C. 28,0. D. 7,0.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn
nH2 = 0,125 mol
RCHO + 1/2O2 → RCOOH; RCOOH + Na → RCOONa + 1/2H2
0,125 ← 0,25 0,25 ← 0,125
Vkk = 0,125.22,4.5 = 14 (lít)
Bài 78: Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp gồm 2 ankanal có số nguyên tử cacbon liên tiếp. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25 gam kết tủa tạo thành. Vậy tên của ankanal là:
A. Metanal và etanal
B. Etanal và propanal
C. Propanal và butanal
D. Propanal và 2-metylpropanal.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gọi công thức chung cho 2 ankanal là
Phương trình phản ứng cháy như sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
an ̅ an ̅ = 0,25 (mol) (1)
Mặt khác: (14n ̅ + 16)a = 5,1 (2)
Lấy (2) : (1) => n ̅ = 2,5
Vậy ankanal cần tìm là etanal và propanal.
Bài 79: Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?
A. CH3CHO. B. CH3COOCH3. C. CH4. D. C2H5OH.
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ CH4 hoặc CH3OH
Bài 80: Hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,4 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Hiđrocacbon Y là:
A. C2H6 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn nCO2 = 0,8 mol; nH2O = 0,8 mol
Vì đốt cháy anđehit X no, mạch hở, đơn chức thu được nCO2 = nH2O
=> đốt cháy hiđrocacbon Y cũng thu được nCO2 = nH2O => Y là anken
Số C trung bình = nCO2 / nM = 2 => có 2 trường hợp X có số C < 2; Y có số C > 2 hoặc X và Y đều có số C = 2
Nếu X là HCHO => Y là C3H6 => loại vì nX = nY
=> X và Y đều có 2C => Y là C2H4
Bài 81: Cho sơ đồ sau:
X1 là
A. CH3CH(CH3)CHO. B. CH2=C(CH3)CHO.
C. CH3CH=C(CH3)CHO. D. cả A và B đều đúng.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
Bài 82: Để trung hòa 0,58(g) 1 axit cacboxylic X cần dùng 100ml dung dịch KOH 0,1M. Biết MX < 150. CTCT thu gọn của axit X là:
A. C2H5COOH
B. C2H2(COOH)2
C. CH2(COOH)2
D. CH3COOH
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Ta có: nKOH = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Gọi công thức tổng quát của axit X là: R(COOH)a: x mol
R(COOH)a + aKOH → R(COOK)a + aH2O
x ax
Lấy (2) : (1) => (MR +45)/a = 58 => MR = 13a
Mặt khác: MX < 150 → MR + 45a < 150 → 13a + 45a < 150 => a < 2,59.
* Khi a = 1 => MR = 13 (CH): loại vì không phù hợp hóa trị.
* Khi a = 2 => MR = 26 (C2H2): nhận.
=> CTCT thu gọn của axit là: C2H2(COOH)2.
Bài 83: Oxi hóa không hoàn toàn butan-1-ol bằng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ có tên là
A. Ancol butanol. B. butanal. C. 2-metylpropanal. D. but-1-en.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Butan-1-ol: CH3CH2CH2CH2OH CuO→ CH3CH2CH2CHO (butanal)
Bài 84: Dẫn 9,2 gam hơi ancol đơn chức A qua ống đựng CuO, đun nóng. Ngưng tụ phần hơi thoát ra được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 43,2 gam Ag. A là
A. ancol metylic. B. ancol etylic. C. ancol anlylic. D. ancol benzylic.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Ta có quá trình: RCH2OH CuO, to→ RCHO AgNO3/NH3→ Ag
nAg = 0,4 mol
TH1: X là anđehit fomic → A là ancol metylic
nA = nX = nAg/4 = 0,1 mol
→ MA = 9,2/0,1 = 92 (loại vì MCH3OH = 32)
TH2: X là RCHO (R ≠ H)
nA = nX = nAg/2 = 0,2 mol
→ MA = 9,2/0,2 = 46 → A là C2H5OH: ancol etylic
Bài 85: Cho các chất: (1) CH3-COOH ; (2) CH2Cl-COOH ; (3) CH2F-COOH . Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit là
A. (2) > (1) > (3). B. (3) > (2) > (1). C. (2) > (3) > (1). D. (1) > (2) > (3).
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Gốc Cl, F hút e nên làm tăng tính axit. F có độ âm điện lớn hơn Cl nên hút e mạnh hơn, càng làm tăng tính axit so với Cl
Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính axit là CH2F-COOH > CH2Cl-COOH > CH3-COOH
Bài 86: Đốt cháy hoàn toàn anđehit đơn chức no, mạch hở A cần 17,92 lít (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng X lại có 10 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của A là:
A. CH2O B. C2H4O C. C3H6O D. C4H8O
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
Anđehit đơn chức no, mạch hở nCO2 = nH2O = 0,6 mol
Số C = 0,6/0,2 = 3 → C3H6O
Bài 87: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2 = CH – COOH, CH3COOH và CH2 = CH – CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2 = CH – COOH trong X là:
A. 1,44 gam
B. 2,88 gam
C. 0,72 gam
D. 0,56 gam
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Ta có: nBr2 = 6,4/160 = 0,04 mol; nNaOH = 0,75.0,04 = 0,03 mol
Gọi CH2 = CH – COOH: a mol, CH3COOH: b mol; CH2 = CH – CHO: c mol
=> a + b + c = 0,04 (1)
* Hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Br2
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH
a a
CH2 = CH – CHO + 2Br2 + H2O → CH2Br – CHBr – COOH + 2HBr
c 2c
=> a + 2c = 0,04 (2)
* Hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH
CH2 = CH – COOH + NaOH → CH2 = CH – COONa + H2O
a a
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
b b
=> a + b = 0,03 (3)
Từ (1),(2),(3) ta có: a = 0,02;b = 0,01; c = 0,01
Vậy khối lượng của CH2 = CH – COOH = 0,02.144 = 2,88(g)
Bài 88: Tính thể tích etilen (đktc) cần dùng để điều chế được 6g axit axetic. Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%.
A. 1,12l B. 2,24l C. 3,36l D. 33,6l
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn CH2 = CH2 + 1/2 O2 to→ CH3 – CHO
0,1 mol 0,1 mol
CH3CHO + 1/2 O2 to→ CH3 – COOH
0,1 mol 0,1 mol
Số mol CH3COOH : nCH3COOH = 6/60 = 0,1 mol
Thể tích etilen: VC2H4 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít).
Bài 89: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH
nY = nAg / 2
nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05
mZ = 0,05.MX + 0,1.46 = 8,2
=> MX = 72 => X là CH2=CH-COOH
=> %mX = 0,05.72/8,2 . 100% = 43,90%
Bài 90: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với tối đa 0,3 mol , thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 , thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 16,2. C. 21,6. D. 5,4.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn
nH2/nX = 0,3/0,1 = 3 → Trong X có 3 liên kết π
MY = 9/0,1 = 90
→ Y là OHCH2-C2H4-CH2OH
→ X là OHC-CH=CH-CHO
nAg = 4nX = 0,025.4 = 0,1 mol
mAg = 0,1.108 = 10,8gam
Bài 91: Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp anđehit axetic là
A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. C2H5OH, C2H4, C2H2.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn A, B loại vì CH3COOH
C loại vì CH3COOC2H5
Bài 92: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X gồm 1 anđehit đơn chức và 1 ancol đơn chức cần 76,16 lít CO2 (đktc) tạo ra 54 gam nước. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là
A. 32,4. B. 36,5. C. 28,9. D. 25,4.
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn
nO2 = 3,4 mol; nH2O = 3 mol
Anđehit đơn chức no, mạch hở và ancol đơn chức nO(X) = nX = 1 mol
Bài 93: Có thể nhận biết CH3CHO, CH3COOH, CH2 = CH – COOH, C2H4(OH)2, C2H5OH bằng cách nào sau đây?
A. Dùng AgNO3 sau đó dùng dd Br2, quỳ tím và Cu(OH)2.
B. Dùng quỳ tím sau đó dùng Na và dd Br2
C. Dùng quỳ tím sau đó dùng NaOH, Cu2O và dd Br2
D. Dùng Na sau đó dùng quỳ tím, dd Br2.
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 5 mẫu thử, mẫu có hiện tượng bạc kết tủa là CH3CHO còn lại 4 mẫu thử.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
- Cho dung dịch Br2 lần lượt vào 4 mẫu, mẫu nào làm mất màu dung dịch brom là CH2 = CH – COOH.
- Cho quỳ tím vào 3 mẫu còn lại, mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH.
- Cho Cu(OH)2 vào 2 mẫu còn lại, mẫu tạo dung dịch xanh đặc trưng là C2H4(OH)2
Còn lại là C2H5OH.
Bài 94: Có thể nhận biết CH3CH2CH2OH (1); CH3 – CH2 – CHO (2)
CH3 – CH2 – COOH (3); HCOOH (4) bằng cách nào sau đây:
A. Dùng quỳ tím sau đó dùng Na và dd Br2
B. Dùng quỳ tím sau đó dùng Na và dd AgNO3
C. Dùng dd Br2 sau đó dùng Cu(OH)2
D. Dùng AgNO3 sau đó dùng dd Br2
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn - Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:
+ 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là (3) và (4)
+ 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là (1) và (2).
- Cho Na vào 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím => mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là (1), còn lại là mẫu (2).
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ, mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH (4), còn lại là mẫu (3).
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Đáp án B
Hướng dẫn - Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:
+ 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là (3) và (4)
+ 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là (1) và (2).
- Cho Na vào 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím => mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là (1), còn lại là mẫu (2).
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ, mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH (4), còn lại là mẫu (3).
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Bài 95: Dẫn hơi của 3g etanol đi vào trong ống sứ nung nóng chứa bột CuO dư. Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ, được chất lỏng A. Khi A phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 8,1g bạc kết tủa. Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etanol.
A. 55,7 % B. 62,5% C. 57,5% D. 75,5%
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn
CH3 – CH2 –OH + CuO to→ CH3 – CHO + Cu + H2O
0,0375 mol 0,0375 mol
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2 – COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
0,0375 mol 0,075 mol
Số mol Ag: nAg = 8,1/108 = 0,075 (mol)
=> Khối lượng C2H5OH phản ứng : mC2H5OH = 46.0,0375 = 1,725 (g)
Hiệu suất quá trình oxi hóa etanol: H = 1,725/3 × 100% = 57,5%.
Bài 96: Cho 4,4g một andehit đơn chức no thực hiện phản ứng tráng gương thu được 21,6g bạc. Xác định tên andehit
A. etanal B. propananl C. metanal D. butanal
Lời giải:
Đáp án A
Hướng dẫn Đặt CTTQ andehit đơn chức no là CnH2n+1CHO
Phương trình phản ứng:
CnH2n+1CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CnH2n+1COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
0,1 mol 0,2 mol
Số mol Ag: nAg = 21,6/108 = 0,2 (mol)
Ta có: Mandehit = 4,4/0,1 = 44 => 14n + 30 = 44 => n = 1
Vậy CTPT andehit: CH3CHO: etanal.
Bài 97: Hỗn hợp X gồm hai axit no, mạch thẳng X1 và X2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là:
A. CH3COOH; C2H5COOH
B. HCOOH; C2H5COOH
C. HCOOH; HOOC – COOH
D. CH3COOH; HOOC – CH2 – COOH
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn Ta có: nCO2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol; nNaOH = 0,5.1 = 0,5 mol
=> Số nguyên tử C trung bình trong hỗn hợp X là: n ̅C = 0,5/0,3 = 1,67
=> Trong hỗn hợp X phải có axit có 1C => đó là axit HCOOH.
Mặt khác ta có: 1 < nNaOH/nX = 0,5/0,3 = 1,67 < 2
=> hỗn hợp X có 1 axit đơn chức, 1 axit 2 chức, mà HCOOH đơn chức.
=> axit còn lại 2 chức
Bài 98: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Lời giải:
Đáp án B
Hướng dẫn nKOH = 0,06 mol; nNaOH = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O
=> mH2O = 1,08 gam => nH2O = 0,06 mol
Vì X là axit đơn chức => nX = nROH = nH2O = 0,06 mol
=> MX = 3,6 / 0,06 = 60
=> X là CH3COOH
Bài 99: Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức, hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X cho phản ứng với 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn dung dịch được 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit là
A. C2H3COOH; C3H5COOH B. CH3COOH; C2H5COOH
C. C3H7COOH; C2H5COOH D. HCOOH; CH3COOH
Lời giải:
Đáp án D
Hướng dẫn nNaOH dư = nHCl = 0,025.0,2 = 0,005 mol
=> nNaOH phản ứng = 0,015 – 0,005 = 0,01 mol
Bảo toàn khối lượng: maxit = mrắn + mH2O – mNaOH = 1,0425 + 0,01.18 – 0,015.40 = 0,4605
2 axit là HCOOH và CH3COOHBài 100: Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là
A. anđehit fomic B. Anđehit axetic C. Anđehit acrylic D. Anđehit propionic
Lời giải:
Đáp án C
Hướng dẫn nAg = 0,1 mol
TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,025 mol => M = 2,8/0,025 = 112 (loại)
TH2: X có dạng RCHO (R ≠ H)
=> nRCHO = nAg / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol => MRCHO = 2,8 / 0,05 = 56 => R = 27 (C2H3)
=> X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)