X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic - Hoá học lớp 11


Phương pháp giải các dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Với Phương pháp giải các dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic Hoá học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Bài tập trắc nghiệm

Bài tập về tính chất hóa học của Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Bài 1: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit axetic, butin-1, etilen.        B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. axit fomic, vinylaxetilen, propin.        D. anđehit fomic, axetilen, etilen.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, tº) cùng tạo ra một sản phẩm là

A. (2), (3), (4).        B. (1), (2), (4).        C. (1), (2), (3).        D. (1), (3), (4).

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: Cho andehit tác dụng với H2 theo tỉ lệ nAnđehit : nH2 = 1: 2. Vậy andehit này có công thức là

A. HOC-CHO        B. CH3CHO        C. CH2=CH-CHO        D. A, C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: Khử hoá hoàn toàn một lượng andehit đơn chức, mạch hở A cần V lit khí H2 . Sản phẩm thu được cho tác dụng với Na cho V/4 lit H2 đo cùng điều kiện. A là:

A. CH3CHO

B. C2H5CHO

C. Anđehit chưa no có 1liên kết đôi trong mạch cacbon.

D. Anđehit chưa no có một liên kết ba trong mạch cacbon.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 5: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là :

A. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl.

B. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.

C. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.

D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 6: Cho các chất : CH2=CH–COOH (1), CH3–CH2–COOH (2), CH3–COOH (3). Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất là :

A. (1) < (2) < (3).        C. (2) < (1) < (3).

B. (2) < (3) < (1).        D. (3) < (1) < (2).

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Anđehit và xeton đều làm mất màu nước brom.

B. Anđehit và xeton đều không làm mất màu nước brom.

C. Xeton làm mất màu nước brom còn anđehit thì không.

D. Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 8: Câu nào sau đây là không đúng?

A. Anđehit cộng với H2 tạo thành ancol bậc một

B. Khi tác dụng với H2, xeton bị khử thành rượu bậc hai

C. Anđehit tác dụng với ddAgNO3/NH3 tạo ra bạc

D. Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2n +2O.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 9: Anđehit đa chức A cháy hoàn toàn cho mol CO2 - mol H2O = mol A. A là

A. anđehit no, mạch hở.        B. anđehit chưa no.

C. anđehit thơm.        D. anđehit no, mạch vòng

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 10: Đặc điểm của phản ứng este hóa là

A.Phản ứng thuận nghịch cần dun nóng và có xt bất kì.

B.Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng có H2SO4 đậm đặc xt.

C.Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xt.

D.Phản ứng hoàn toàn cần đun nóng có H2SO4 loãng xt.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 11: Để tăng hiệu suất của phản ứng este hóa người ta cần:

A. Tăng nồng độ axit.        B. Tăng nồng độ rượu.

C. Dùng H2SO4 đặc hút nước.        D. Tất cả đều đúng.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là :

A. CnH2n+1CHO.        B. CnH2nCHO.        C. CnH2n-1CHO.        D. CnH2n-3CHO.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 13: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai ?

A. Chỉ có anđehit fomic mới phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.

B. Anđehit và xeton đều có phản ứng với hiđro xianua tạo thành sản phẩm là xianohiđrin.

C. Anđehit là sản phẩm trung gian giữa ancol và axit cacboxylic.

D. Liên kết đôi trong nhóm cacbonyl (C=O) của anđehit phân cực mạnh hơn liên kết đôi (C=C) trong anken.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 14: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. Propanol-1.        B. Anđehit propionic.

C. Axeton.        D. Axit propionic.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 15: Cho các chất : (1) HOOC–CH2–CH2–COOH ; (2) HOOC–CH2–COOH ; (3) HOOC–COOH.

Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit của các chất là :

A. (1) > (2) > (3).        B. (2) > (1) > (3).

C. (3) > (2) > (1).        D. (2) > (1) > (3).

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 16: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. NaOH, Cu, NaCl.        B. Na, NaCl, CuO.

C. Na, CuO, HCl.        D. NaOH, Na, CaCO3.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 17: Sắp xếp các hợp chất: CH3COOH, C2H5OH và C6H5OH theo thứ tự tăng axit. Trường hợp nào sau đây đúng:

A. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH        B. C6H5OH < CH3COOH < C2H5OH

C. CH3COOH < C6H5OH < C2H5OH        D. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 18: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.        B. Z, T, Y, X.        C. T, X, Y, Z.        D. Y, T, X, Z.

Lời giải:

Đáp án: A

Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết các đồng phân andehit và xeton của C4H8O. Gọi tên các đồng phân?

Hướng dẫn:

Anđehit: CH3CH2CH2CHO (butanal); CH3CH(CH3)CHO(2-metyl propan);

Xeton: CH3COCH2CH3 (etyl metyl xeton)

Bài 2: Viết CTCT các andehit có tên gọi sau:

(1) Anđehit acrylic; (2) andehit propionic; (3) 2-metylbutanal; (4) 2,2-đimetylbutanal;(5) 3,4-đimetylpentanal; (6) andehit oxalic.

Hướng dẫn:

(1) CH2=CH-CHO; (2) CH3-CH2-CHO; (3) CH3CH2CH(CH3)CHO; (4) CH3CH2C(CH3)2CHO; (5) CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CHO; (6) (CHO)2

Bài 3: Viết đồng phân axit cacboxylic của C4H8O2 và C5H10O2 . Gọi tên các đồng phân.

Hướng dẫn:

* Đồng phân của C4H8O2 :CH3CH2CH2COOH (butanoic); CH3CH2(CH3)COOH (2-metyl propanoic)

* Đồng phân của C5H10O2:CH3CH2CH2CH2COOH (axit pentanoic); CH3CH2CH(CH3)COOH (axit 2-metylbutanoic); CH3CH(CH3)CH2COOH (axit 3-metylbutanoic); CH3C(CH3)2COOH (axit 2,2-đimetylpropanoic)

Bài 4: Viết CTCT của các chất sau:

(1) Axit stearic; (2) Axit n-butiric; (3) Axit pentanoic; (4) Axit lactic; (5) Axit oleic; (6) Axit propenoic.

Hướng dẫn:

(1) C17H35COOH; (2) CH3CH2CH2COOH; (3) CH3CH2CH2CH2COOH; CH3CH(OH)COOH; (5) C17H33COOH; (6) CH3CH3COOH

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: C5H10O có số lượng đồng phân anđehit có nhánh là

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 2: HCHO có tên gọi là

A. Anđehit fomic        B. Metanal        C. Fomanđehit        D.Tất cả đều đúng

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 3: CH3CH2CH2CHO có tên gọi là:

A. propan-1-al        B. propanal        C. butan-1-al        D. butanal.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 4: Chất CH3–CH2–CH2–CO–CH3 có tên là gì ?

A.pentan-4-on        B.pentan-4-ol        C.pentan-2-on        D.pentan-2-ol

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 5: Tên gọi của CH3-CH(C2H5)CH2-CHO là

A. 3- Etyl butanal        B. 3-Metyl pentanal

C. 3-Metyl butanal-1        D. 3-Etyl butanal

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 6: Hợp chất sau có tên gọi là:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

A. Đimetyl xeton.        B. Vinyletyl xeton.        C. Etylvinyl xeton.        D. Penten-3-ol.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Số đồng phân của axit C4H6O2 là:

A. 2         B. 3        C. 4        D.5

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Trong các đồng phân axit cacboxylic không no, mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Axit có đồng phân cis-trans là:

A. CH2=CH-CH2COOH.        B. CH3CH=CHCOOH

C. CH2=C(CH3)COOH.        D. Không chất nào có đồng phân cis-trans.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 9: Chất CH3CH(CH3)CH2COOH có tên là gì?

A. Axit 2-metylpropanoic        B. Axit 2-metylbutanoic

C. Axit 3-metylbutanoic        D. Axit 3-metylbutan-1-oic

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 10: Tên gọi của axit CH2=C(CH3)COOH là:

A. Axit 2-metylpropenoic        B. Axit 2-metyl-propanoic

C. Axit metacrylic        D. A, C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 11: Cho axit X có CTCT CH3CH(CH3)CH2CH2COOH.Tên của X là:

A. Axit 2-metylpentanoic        B. Axit 2-metylbutanoic

C. Axit isohexanoic        D. Axit 4-metylpentanoic.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 12: Công thức nào dưới đây là của axit 2,4-đimetylpentanoic?

A.CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2COOH        B.CH3CH(CH3)CH2CH(CH3)COOH

C.CH3C(CH3)2CH2CH(CH3)COOH        D.CH(CH3)2CH2CH2COOH.

Lời giải:

Đáp án: B

Phản ứng tráng gương của Anđehit

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

        –CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O −→ –COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

- Phương trình phản ứng tổng quát :

        R(CH=O)n + 2nAgNO3 + 3nNH3 + nH2O −→ R(COONH4)n + 2nAg ↓ + 2nNH4NO3

- Đối với anđehit đơn chức :

        R-CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O −→ R-COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

Đặc biệt Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

        HCH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O −→ (NH4)2CO3 + 4 + 4NH4NO3

Lưu ý

- Khi cho hỗn hợp các anđehit đơn chức X tham gia phản ứng tráng gương mà :

    + Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án thì chứng tỏ rằng trong X có HCHO.

    + Dung dịch sau phản ứng tráng gương phản ứng với dung dịch HCl thấy giải phóng khí CO2 thì chứng tỏ rằng trong X có HCHO.

- Khi cho một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương mà Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án thì X có thể là HCHO hoặc R(CHO)2.

    + Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là :

Hướng dẫn:

Phương trình phản ứng :

        HCH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    Vậy nồng độ % của anđehit fomic trong dung dịch fomalin là :

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 2: Cho 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.

Hướng dẫn:

Gọi CT của andehit no đơn chức là: RCHO

Phương trình phản ứng: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Gọi số mol của A là x ⇒ nAg = 2x

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

2x                                        2x

mdd tăng = mAg – mNO2 = 2x.108 – 2x.46 = 124x = 24,8 ⇒ x = 0,2 mol;

⇒ Mandehit = 11,6/0,2 = 58 ⇒ R = 29

Vậy CTPT của andehit là C2H5CHO

Bài 3: Cho 8,6 gam anđehit mạch không nhánh A tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 tạo 43,2 gam Ag. A có công thức phân tử là :

Hướng dẫn:

nAg = 43,2/108 = 0,4 mol

    + Nếu A là RCHO thì nA = 1/2 . nAg = 0,2 mol ⇒ R+29 = 8,6/0,2 = 43 ⇒ R = 14(loại).

    + Nếu A là HCHO thì nHCHO = 1/4 . nAg = 0,1 mol ⇒ mHCHO = 0,1.30 = 3g (loại).

    + Nếu A là R(CHO)2 thì :

nR(CHO)2 = 1/4 nAg = 0,1 mol ⇒ R+58 = 8,6/0,1 = 86 ⇒ R=28 ⇒ R: -C2H4-

    A có mạch cacbon không phân nhánh nên A là OHC–CH2–CH2–CHO (C4H6O2).

Bài 4: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là

Hướng dẫn:

nAg = 0,5 mol; nAg/nX > 1 ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

Hỗn hợp Y gồm HCHO và CH3CHO; x + y =0,2 và 4x + 2y = 0,5

⇒ x = 0,05 mol và y = 0,15 mol; mX = 0,05.32 + 0,15.46 = 8,5 g

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo phù hợp với X là:

A. HCHO        B. CH3CHO

C. (CHO)2        D. cả A và C đều đúng

Lời giải:

Đáp án: C

nX: nAg = 1:4 và nX : nH2 = 1: 1 ⇒ CTCT đúng là: (CHO)2

Bài 2: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A

A. CH3CHO.        B. CH2=CHCHO.

C. OHCCHO.        D. HCHO.

Lời giải:

Đáp án: D

nAg = 43,2 /108 = 0,4 mol ⇒ nA = 0,1 mol ⇒ MA = 58 ⇒ A là: OHCCHO.

Bài 3: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo của anđehit trên là:

A. C2H4(CHO)2        B. (CHO)2        C. C2H2(CHO)2        D. HCHO

Lời giải:

Đáp án: B

nmuối = nandehit = 0,15 mol; Mmuối = 18,6/0,15 = 124

⇒ R + (44 + 18).2 = 124 ⇒ R = 0

Bài 4: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). X là:

A. X là anđêhit hai chức        B. X là anđêhitformic

C. X là hợp chất chứa chức – CHO        D. Cả A, B đều đúng

Lời giải:

Đáp án: D

nAg = nNO2 = 0,4 mol; nX: nAg = 1: 4

Bài 5: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là

A. 9,5.        B. 10,9.        C. 14,3.        D. 10,2.

Lời giải:

Đáp án: B

nmuối = nAg/2 = 0,2 mol ⇒ Mmuối = 17,5/0,2 = 87,5

⇒ R = 25,5 ⇒ m = 0,2. (25,5 + 29) = 10,9 g

Bài 6: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là :

A. HCHO và C2H5CHO.        B. HCHO và CH3CHO.

C. C2H3CHO và C3H5CHO.        D. CH3CHO và C2H5CHO.

Lời giải:

Đáp án: B

Theo giả thiết hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác nAg/nX = 0,3/0,1 nên suy ra trong hỗn hợp X phải chứa HCHO, anđehit còn lại là CH3CHO.

Bài 7: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. HCHO.        B. OHC–CHO.

C. CH3–CHO.        D. CH3–CH(OH)–CHO.

Lời giải:

Đáp án: B

nAg/nX = 0,4/0,1 = 4/1 Loại đáp án C, D.

Theo giả thiết hiđro hoá X thu được Y nên Y là ancol. nNa/nY = 2/1 ⇒ Y là ancol hai chức. Vậy X là anđehit hai chức, X là OHC–CHO.

Bài 8: Cho 1,74 gam anđehit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra m gam bạc kết tủa. Giá trị của m là :

A. 6,48 g        B. 12,96 g        C. 19,62 g        D. 19,44g

Lời giải:

Đáp án: B

OHC–CHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → H4NOOC–COONH4 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

nAg = 4.nOHC-CHO = 4.1,74/58 = 0,12 mol ⇒ mAg = 12,96g

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: