X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic - Hoá học lớp 11


Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

Với Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Đồng phân, gọi tên Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết các đồng phân andehit và xeton của C4H8O. Gọi tên các đồng phân?

Hướng dẫn:

Anđehit: CH3CH2CH2CHO (butanal); CH3CH(CH3)CHO(2-metyl propan);

Xeton: CH3COCH2CH3 (etyl metyl xeton)

Bài 2: Viết CTCT các andehit có tên gọi sau:

(1) Anđehit acrylic; (2) andehit propionic; (3) 2-metylbutanal; (4) 2,2-đimetylbutanal;(5) 3,4-đimetylpentanal; (6) andehit oxalic.

Hướng dẫn:

(1) CH2=CH-CHO; (2) CH3-CH2-CHO; (3) CH3CH2CH(CH3)CHO; (4) CH3CH2C(CH3)2CHO; (5) CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CHO; (6) (CHO)2

Hay lắm đó

Bài 3: Viết đồng phân axit cacboxylic của C4H8O2 và C5H10O2 . Gọi tên các đồng phân.

Hướng dẫn:

* Đồng phân của C4H8O2 :CH3CH2CH2COOH (butanoic); CH3CH2(CH3)COOH (2-metyl propanoic)

* Đồng phân của C5H10O2:CH3CH2CH2CH2COOH (axit pentanoic); CH3CH2CH(CH3)COOH (axit 2-metylbutanoic); CH3CH(CH3)CH2COOH (axit 3-metylbutanoic); CH3C(CH3)2COOH (axit 2,2-đimetylpropanoic)

Bài 4: Viết CTCT của các chất sau:

(1) Axit stearic; (2) Axit n-butiric; (3) Axit pentanoic; (4) Axit lactic; (5) Axit oleic; (6) Axit propenoic.

Hướng dẫn:

(1) C17H35COOH; (2) CH3CH2CH2COOH; (3) CH3CH2CH2CH2COOH; CH3CH(OH)COOH; (5) C17H33COOH; (6) CH3CH3COOH

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: C5H10O có số lượng đồng phân anđehit có nhánh là

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 2: HCHO có tên gọi là

A. Anđehit fomic        B. Metanal        C. Fomanđehit        D.Tất cả đều đúng

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 3: CH3CH2CH2CHO có tên gọi là:

A. propan-1-al        B. propanal        C. butan-1-al        D. butanal.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 4: Chất CH3–CH2–CH2–CO–CH3 có tên là gì ?

A.pentan-4-on        B.pentan-4-ol        C.pentan-2-on        D.pentan-2-ol

Lời giải:

Đáp án: C

Hay lắm đó

Bài 5: Tên gọi của CH3-CH(C2H5)CH2-CHO là

A. 3- Etyl butanal        B. 3-Metyl pentanal

C. 3-Metyl butanal-1        D. 3-Etyl butanal

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 6: Hợp chất sau có tên gọi là:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

A. Đimetyl xeton.        B. Vinyletyl xeton.        C. Etylvinyl xeton.        D. Penten-3-ol.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Số đồng phân của axit C4H6O2 là:

A. 2         B. 3        C. 4        D.5

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Trong các đồng phân axit cacboxylic không no, mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Axit có đồng phân cis-trans là:

A. CH2=CH-CH2COOH.        B. CH3CH=CHCOOH

C. CH2=C(CH3)COOH.        D. Không chất nào có đồng phân cis-trans.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 9: Chất CH3CH(CH3)CH2COOH có tên là gì?

A. Axit 2-metylpropanoic        B. Axit 2-metylbutanoic

C. Axit 3-metylbutanoic        D. Axit 3-metylbutan-1-oic

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 10: Tên gọi của axit CH2=C(CH3)COOH là:

A. Axit 2-metylpropenoic        B. Axit 2-metyl-propanoic

C. Axit metacrylic        D. A, C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án: D

Hay lắm đó

Bài 11: Cho axit X có CTCT CH3CH(CH3)CH2CH2COOH.Tên của X là:

A. Axit 2-metylpentanoic        B. Axit 2-metylbutanoic

C. Axit isohexanoic        D. Axit 4-metylpentanoic.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 12: Công thức nào dưới đây là của axit 2,4-đimetylpentanoic?

A.CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2COOH        B.CH3CH(CH3)CH2CH(CH3)COOH

C.CH3C(CH3)2CH2CH(CH3)COOH        D.CH(CH3)2CH2CH2COOH.

Lời giải:

Đáp án: B

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: