Phản ứng thủy phân muối - Hoá học lớp 11
Phản ứng thủy phân muối
Với Phản ứng thủy phân muối Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phản ứng thủy phân muối từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
+ Viết phương trình điện li các chất tạo thành ion, nhận xét khả năng thủy phân trong nước của các ion vừa tạo thành.
+ Ion gốc của axit yếu thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ.
+ Ion gốc của bazơ yếu thủy phân trong nước tạo môi trường axit.
+ Ion gốc của axit mạnh và ion gốc của bazơ mạnh không bị thủy phân trong nước, đóng vai trò trung tính.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Giải thích môi trường của các dung dịch muối: Fe2(SO4)3; KHSO4; NaHCO3; K2S; Ba(NO3)2; CH3COOK.
Hướng dẫn:
+ Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-
Fe3+ + H2O ⇔ Fe(OH)2+ + H+
⇒ Môi trường axit
+ KHSO4 → K+ + HSO4-
HSO4- + H2O ⇔ SO42- + H3O+
⇒ Môi trường axit
+ NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- + H2O ⇔ CO32- + H3O+
HCO3- + H2O ⇔ H2CO3 + OH-
⇒ Môi trường trung tính
+ K2S → 2K+ + S2-
S2- + H2O ⇔ HS- + OH-
⇒ Môi trường bazo
+ Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-
⇒ Môi trường trung tính
+ CH3COOK → CH3COO- + K+
CH3COO- + H2O ⇔ CH3COOH + OH-
⇒ Môi trường bazo.
Bài 2: Chỉ dung quỳ tím nhận biết các dung dịch sau:
a) HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2, FeCl3
b) H2SO4, HNO3, NH4Cl, Ba(NO3)2, NaOH, Ba(OH)2.
Hướng dẫn:
a.
HCl | FeCl3 | Na2SO4 | Na2CO3 | Ba(OH)2 | |
Quỳ tím | đỏ | đỏ | tím | xanh | xanh |
Na2SO4 | - | - | - | ↓ trắng | |
Ba(OH)2 | - | ↓ nâu đỏ |
Phương trình phản ứng:
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH
Ba(OH)2 + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + BaCl2
b.
H2SO4 | HNO3 | NH4Cl | Ba(NO3)2 | NaOH | Ba(OH)2 | |
Quỳ tím | đỏ | đỏ | đỏ | tím | xanh | xanh |
Ba(NO3)2 | ↓ trắng | - | - | - | - | - |
H2SO4 | - | - | - | ↓ trắng | ||
Ba(OH)2 | - | ↑ |
Phương trình phản ứng:
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O
Ba(OH)2 + NH4Cl → BaCl2 + NH3↑ + H2O
Bài 3: Cho vào mỗi ống dung dịch sau đây một mẩu quì tím
NaCl(1) ; NH4Cl(2) ; NaHSO4 (3) ; Na2S(4) ; CH3COONa(5). Nhận xét đúng là
A. 1, 2 không làm đổi màu quì tím
B. 3, 5 làm quì tím hóa xanh
C. 2, 3 làm quì tím hóa đỏ
D. 1,5 làm quì tím hóa xanh
Hướng dẫn:
Đáp án C
Bài 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của phản ứng thủy phân?
A. Luôn luôn là phản ứng thuận nghịch.
B. Những chất thủy phân được luôn có môi trường pH < 7.
C. Sau phản ứng luôn có axit hoặc bazơ.
D. Những chất thủy phân được không thể có môi trường trung tính.
Hướng dẫn:
Đáp án B
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Dung dịch chất nào dưới đây có pH > 7?
A. Na2CO3, B. Na2SO4 C. NaHSO4 D. NH4NO3
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 2: Chọn nhận xét đúng
A. Dung dịch Na2S có pH = 7
B. Dung dịch NaCl có pH = 7
C. Dung dịch Na2SO3 có pH < 7
D. Dung dịch Na2SO4 có pH > 7
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 3: Phản ứng thủy phân của muối
A. Là phản ứng giữa muối và nước.
B. Là phản ứng trao đổi giữa các ion với nhau.
C. Là phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước.
D. Là phản ứng thủy phân của các ion.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 4: Câu kết luận nào sau đây không đúng?
A. Muối tạo bởi bazơ mạnh-axit mạnh: dung dịch trung tính (pH = 7, không đổi màu chất chỉ thị).
B. Muối tạo bởi bazơ mạnh-axit yếu: dung dịch có tính axit (pH < 7, làm quì tím hoá đỏ).
C. Muối tạo bởi bazơ yếu-axit mạnh: dung dịch có tính axit (pH < 7, làm quì tím hoá đỏ).
D. Muối tạo bởi bazơ mạnh-axit yếu: dung dịch có tính bazơ (pH > 7, làm quì tím hoá xanh và phenolphtalein hoá hồng.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 5: Cho các muối sau: CuSO4, KCl, NH4NO3, (NH4)2S, Na2SO4, K2CO3, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3. Có bao nhiêu muối bị thủy phân khi hòa tan vào nước?
A.3 B. 4 C.5 D.6
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 6: Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7?
A. NaF B. Cu(NO3)2 C. KBr D. SnCl2
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 7: Dung dịch chất nào dưới đây có pH < 7?
A. KNO3 B. Cu(NO3)2 C. CH3COONa D. NaNO2
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của phản ứng thủy phân?
A. Luôn luôn là phản ứng thuận nghịch.
B. Những chất thủy phân được luôn có môi trường pH < 7.
C. Sau phản ứng luôn có axit hoặc bazơ.
D. Những chất thủy phân được không thể có môi trường trung tính.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 9: Cho các chất sau: CH3COONa, NH4Cl, NaCl, Na2S, Na2SO3, KCl, Cu(NO3)2, FeCl3, K2SO4. Có bao nhiêu chất khi tan trong nước tạo dung dịch có môi trường axit?
A.2 B. 3 C.4 D.5
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 10: Cho các muối sau: CuSO4, KCl, NH4NO3, (NH4)2S, Na2SO4, K2CO3, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3. Có bao nhiêu muối bị thủy phân khi hòa tan vào nước?
A.3 B. 4 C.5 D.6
Lời giải:
Đáp án: D