X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm - Hoá học lớp 11


Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm

Với Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm Hoá học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Phương pháp giải các dạng bài tập chương Hidrocacbon thơm

Bài tập trắc nghiệm

Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

+ Cách đọc tên theo danh pháp hệ thống:

Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen

- Đánh số trên vòng sao cho tổng vị trí trên vòng là nhỏ nhất

- Nếu 2 nhóm thế trên vòng benzen ở vị trí: 1,2 – ortho; 1,3 – meta; 1,4 – para.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Viết thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

a. 3-etyl-1-isopropylbenzen

b. 1,2-đibenzyleten

c. 2-phenylbutan

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 2: Viết và gọi tên các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10

Hướng dẫn:

4 đồng phân hiđrocacbon thơm của C8H10 là:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C9H12.

Các đồng phân hidrocacbon thơm có công thức phân tử là C9H12.

C9H12:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Hướng dẫn:

Bài 4: Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexaClorua. Công thức của hexaClorua là

Hướng dẫn:

C6H6Cl6

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cho các chất:

        C6H5CH3        (1)

        p-CH3C6H4C2H5         (2)

        C6H5C2H3        (3)

        o-CH3C6H4CH3        (4)

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:

A. (1); (2) và (3).        B. (2); (3) và (4).

C. (1); (3) và (4).        D. (1); (2) và (4).

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 2: Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

A. o-xilen.        B. m-xilen.

C. p-xilen.        D. 1,5-đimetylbenzen.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:

A. propylbenzen.        B. n-propylbenzen.

C. iso-propylbenzen.        D. đimetylbenzen.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 4: Cho chất sau có tên gọi là

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen

B. 1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen

C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen

D. 4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 5: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:

A. Phenyl và benzyl.        B. Vinyl và anlyl.

C. Anlyl và vinyl.        D. Benzyl và phenyl.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 6: Công thức phân tử của Strien là:

A.C6H6        B. C7H8        C. C8H8        D. C8H10

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Công thức phân tử của toluen là:

A.C6H6        B. C7H8        C. C8H8        D. C7H9

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 8: Điều chế Cao su buna – S từ phản ứng trùng hợp giữa cặp chất nào?

A. stiren và buta-1,3đien        C. Stiren và butan

B. benzen và stiren        D. buten và benzen

Lời giải:

Đáp án: A

Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch

A.NaOH        B. HCl        C. Br2        D. KMnO4

Hướng dẫn:

Benzen không làm mất màu dd thuốc tím ở mọi điều kiện.

Toluen làm mất màu dd thuốc tím trong đk có nhiệt độ: 80-100 độ C

      C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 +H2O

Stiren làm mất màu dd thuốc tím ở đk thường

      3C6H5 -CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3 C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Bài 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng: stiren, phenylaxetilen, toluen, bezen.

Hướng dẫn:

stiren toluen bezen phenylaxetilen
AgNO3/NH3 - - - ↓ màu vàng
KMnO4 Mất màu thuốc tím Không hiện tượng, đun nóng thấy mất màu -

Phương trình phản ứng:

      C6H5C≡CH + AgNO3 + NH3 → C6H5C≡CAg + NH4NO3

      3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

      C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O (tº)

Bài 3: Từ axetilen viết phương trình hoá học điều chế benzen, toluene, stiren

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 4: Từ toluene viết phương trình hóa học tạo thành:

a, Metyl xiclo hexan

b, axit m-nitro benzen

c, axit p - nitrobenzen

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 5: Viết phương trình phản ứng điều chế polistiren, cao su buna S từ CaC2.

Hướng dẫn:

CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2

2CH≡CH → CH2=CH-C≡CH (tº; p)

CH2=CH-C≡CH + H2 → CH2=CH-CH=CH2 (tº, p, xt)

3CH≡CH → C6H6 (tº, p, xt)

C6H6 + C2H5Cl → C6H5C2H5

C6H5C2H5 → C6H5C2H3 (tº, xt, p)

nC6H5C2H3 → -(CH(C6H5)-CH2)-n

C6H5C2H3 + CH2=CH-CH=CH2 → -(CH(C6H5)-CH2-)n(-CH2-CH=CH-CH2-)m

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex – 1 – in

A. dd Brom và dd AgNO3/NH3        B. dd AgNO3

C. dd AgNO3/NH3 và KMnO4        D. dd HCl và dd Brom

Lời giải:

Đáp án: C

Dùng dd AgNO3/NH3 nhận được hex – 1 – in do có kết tủa vàng xuất hiện

- Cho KMnO4 vào ở nhiệt độ thường chất nào làm mất màu là stiren.

- Đun nóng dd KMnO4 chất nào làm mất màu là toluen, còn lại không có hiện tượng gì là benzen.

Bài 2: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzen, stiren, etylbenzen?

A. dd Brom        C. dd AgNO3/NH3

B. dd KMnO4        D. dd HNO3

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 3: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:

A. Có bột Fe xúc tác        B. Có ánh sánh khuyếch tán

C. Có dung môi nước        D. Có dung môi CCl4

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 4: Phản ứng nào không điều chế được Toluen?

A. C6H6 + CH3Cl −tº, AlCl3

B. khử H2, đóng vòng benzen

C. khử H2 metylxiclohexan

D. tam hợp propin.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 5: Chất nào có thể sử dụng điều chế trực tiếp benzen?

A. Axetilen        B. Xiclohexan        C. Toluen        D. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 6: Có thể tổng hợp polime từ chất nào sau đây?

A. benzen        B. toluen        C. 3 propan        D. stiren

Lời giải:

Đáp án: D

n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n (tº, xt, p)

                                            (Polstiren - PS)

Bài 7: C2H2 → A → B → m-bromnitrobenzen. A và B lần lượt là

A. Benzen; nitrobenzen        B. Benzen, brombenzen

C. Nitrobenzen; benzen        D. Nitrobenzen; brombenzen.

Lời giải:

Đáp án: A

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Bài 8: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ

A. benzen        B. metyl benzen        C.vinyl benzen        D.p-xilen.

Lời giải:

Đáp án: B

C6H5-CH3 + 3HNO3 đặc −H2SO4 đ→ 2,4,6-trinitrotoluen + 3H2O

Dạng bài tập tính chất hóa học của Benzen và đồng đẳng

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?

A. benzen        B. toluen        C. 3 propan        D. stiren

Hướng dẫn:

n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n (tº, xt, p)

                                        (Polstiren - PS)

Đáp án D

Bài 2: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A. benzen        B. toluen        C. propan        D. stiren

Hướng dẫn:

- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa ở nhóm vinyl (giống như etilen) nên phản ứng xảy ra ngay nhiệt độ thường.

- Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở đk nhiệt độ 80-100ºC

- Benzen và Propan không làm mất màu dung dịch KMnO4

Đáp án D

Bài 3: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có một bột sắt) là:

A. Benzybromua.

B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.

D. m-bromtoluen.

Hướng dẫn:

Cần phân biệt điều kiện phản ứng

* Điều kiện xúc tác bột Fe:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

* Điều kiện chiếu sáng

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Đáp án B

Bài 4: Dãy các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí o- và p- là:

A. CnH2n+1, -OH, -NH2        B. -OCH3, -NH2, -NO2

C. -CH3, -NH2, -COOH        D. - NO2, -COOH, -SO3H

Hướng dẫn:

Đáp án A

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A.C6H6Br2        B. C6H6Br6

C. C6H5Br        D. C6H6Br4

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

A. hex-1-en        B. hexan

C. 3 hex-1-in        D. Xiclohexan

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 3: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là:

A. o-bromtoluen        B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua        D. benzylbromua

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

A. benzen        B. toluen        C. Stiren        D. metan

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 5: Phản ứng Benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:

A. Có bột Fe xúc tác        B. Có ánh sánh khuyếch tán

C. Có dung môi nước        D. Có dung môi CCl4

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 6: Dãy gồm các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí m- là:

A. -CnH2n+1, -OH, -NH2        B. –OCH3, -NH2, -NO2

C. –CH3, -NH2, -COOH        D. –NO2, -COOH, -SO3H

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. Benzen + Cl2 (as)        B.Benzen + H2 (Ni, tº)

C. Benzen + Br2 (dd)        D.Benzen + HNO3 /H2SO4(đ)

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

A.C6H5Cl        B.p-C6H4Cl2        C.C6H6Cl6        D.m-C6H4Cl2

Lời giải:

Đáp án: C

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: