X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Bài tập về Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết - Hoá học lớp 11


Bài tập về Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết

Với Bài tập về Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 11 tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Bài tập về Axit Nitric (HNO3) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết

Câu 1 . Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng trong phòng thí nghiệm lọ axit nitric đặc có màu nâu vàng hoặc nâu là do nguyên nhân nào sau?

 A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu.

 B. HNO3 tự biến đổi thành hợp chất có màu.

 C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.

 D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Lời giải:

Đáp án C

HNO3 kém bền, ngay trong điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch HNO3 bị phân hủy một phần giải phóng NO2. Khí này tan trong dung dịch axit, làm dung dịch có màu vàng.

4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O

Câu 2 . Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế HNO3 từ

 A. NH3 và O2.

 B. NaNO2 và H2SO4 đặc.

 C. NaNO3 và H2SO4 đặc.

 D. NaNO3 và HCl đặc.

Lời giải:

Đáp án C

Bài tập về Axit Nitric (HNO<sub>3</sub>) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết

Câu 3 . Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

 A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2.

 B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

 C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.

 D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án A

Muối nitrat của các kim loại magie, kẽm, sắt, chì, đồng… bị phân hủy tạo thành oxit kim loại tương ứng, khí NO2 và khí O2.

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2 + O2

Câu 4 . Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là

 A. Khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch chuyển màu xanh.

 B. Khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh.

 C. Khí không màu bay lên, dung dịch có màu nâu.

 D. Cu không tác dụng với HNO3.

Lời giải:

Đáp án A

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 (dd màu xanh) + 2NO2 ↑ (nâu đỏ) + 2H2O

Hay lắm đó

Câu 5 . Phát biểu sai

 A. Muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân đạm trong nông nghiệp.

 B. Nhiều chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

 C. HNO3 là một axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh.

 D. HNO3 đặc khi tác dụng với C, S, P nó khử các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

Lời giải:

Đáp án D

HNO3 đặc khi tác dụng với C, S, P nó oxi hóa các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

Câu 6 . Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét sai

 A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.

 B. Các muối nitrat là chất điện li mạnh, trong dung dịch loãng chúng phân li hoàn toàn thành các ion.

 C. Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy.

 D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Lời giải:

Đáp án D

Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón hóa học trong nông nghiệp, ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc nổ đen...

Câu 7 . Thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta thường nút ống nghiệm bằng

 A. bông khô.

 B. bông có tẩm nước.

 C. bông có tẩm nước vôi.

 D. bông có tẩm giấm ăn.

Lời giải:

Đáp án C

2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O.

Câu 8 . Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 không thể tạo ra hợp chất nào sau?

 A. NO.

 B. NH4NO3.

 C. NO2.

 D. N2O5.

Lời giải:

Đáp án D

Hay lắm đó

Câu 9 . Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3 loãng là

 A. Al, Fe.

 B. Au, Pt.

 C. Al, Au.

 D. Fe, Pt.

Lời giải:

Đáp án B

HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

Câu 10 . Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

 A. Fe, Al, Cr.

 B. Cu, Fe, Al.

 C. Fe, Mg, Al.

 D. Cu, Pb, Ag.

Lời giải:

Đáp án A

Fe, Al, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

Câu 11 . Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

 A. HCl.

 B. HNO3.

 C. KBr.

 D. K3PO4.

Lời giải:

Đáp án B

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

HNO3 + AgNO3 → không phản ứng

KBr + AgNO3 → AgBr↓ + KNO3

K3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3KNO3.

Câu 12 . Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2

 A. CuO, NO và O2.

 B. Cu(NO2)2 và O2.

 C. Cu(NO3)2, NO2 và O2.

 D. CuO, NO2 và O2.

Lời giải:

Đáp án D

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

Câu 13 . Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3

 A. K2O, NO2 và O2 .

 B. K, NO2, O2.

 C. KNO2, NO2 và O2.

 D. KNO2 và O2.

Lời giải:

Đáp án D

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Câu 14 . Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3

 A. Ag2O, NO2, O2.

 B. Ag, NO, O2.

 C. Ag2O, NO, O2.

 D. Ag, NO2, O2.

Lời giải:

Đáp án D

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

Hay lắm đó

Câu 15 . Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

 A. chất xúc tác.

 B. chất oxi hoá.

 C. môi trường.

 D. chất khử.

Lời giải:

Đáp án B

3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 3CuSO4 + 2NO +Na2SO4 + 4H2O.

Số oxi hóa của N giảm từ +5 xuống +2, NaNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa.

Câu 16 . Kim loại M phản ứng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

 A. Ag.

 B. Zn.

 C. Fe.

 D. Al.

Lời giải:

Đáp án B

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2.

Zn + 4HNO3 đặc → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Câu 17 . Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

 A. Al, Cu, Ag.

 B. Al, Fe, Cu.

 C. Fe, Cu, Ag.

 D. Al, Fe, Ag

Lời giải:

Đáp án C

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag + Fe(NO3)3

Do thu được 3 kim loại nên có Fe dư.

Vậy 3 kim loại là Fe, Cu, Ag.

Câu 18 . Phản ứng hóa học viết đúng

 A. 5Cu + 12HNO3 đặc → 5Cu(NO3)2 + N2↑ + 6H2O.

 B. Mg + 4HNO3 loãng → Mg(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O.

 C. 8Al + 30HNO3 loãng → 8Al(NO3)3 + 3N2O↑ + 15H2O.

 D. Tất cả đều đúng.

Lời giải:

Đáp án C

Thông thường kim loại tác dụng với HNO3 đặc cho sản phẩm khử là NO2, kim loại tác dụng với HNO3 loãng cho sản phẩm khử là NO.

Với kim loại có tính khử mạnh như Al, Mg … sản phẩm khử có thể là N2, N2O hoặc NH4NO3.

Câu 19 . Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là

 A. Al, Fe.

 B. Ag, Fe.

 C. Pb, Ag.

 D. Pt, Au.

Lời giải:

Đáp án A

Al, Fe bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

Hay lắm đó

Câu 20 . Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là

 A. SO2 và NO2.

 B. CO2 và SO2.

 C. SO2 và CO2.

 D. CO2 và NO2.

Lời giải:

Đáp án D

C + 4HNO3 đ → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 6HNO3 đ → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

Câu 21 . Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là

 A. 76,5 gam.

 B. 82,5 gam.

 C. 126,2 gam.

 D. 180,2 gam.

Lời giải:

Đáp án A

Do sau phản ứng vẫn còn kim loại nên sau phản ứng chỉ thu được muối Fe(NO3)2.

Bảo toàn nguyên tố Fe có nmuối = nFe phản ứng = (25,2 - 1,4):56 = 0,425 mol

mmuối = 0,425.(56 + 62.2) = 76,5 gam.

Câu 22 . Hoà tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là

 A. Zn.

 B. Cu.

 C. Al.

 D. Fe.

Lời giải:

Đáp án C

nhh khí = 5,04 : 22,4 = 0,225 mol

Gọi số mol N2O là a → nNO = 2a → a = 0,075 mol

Gọi số mol X là x mol. Theo bài ra ta có các quá trình:

Bài tập về Axit Nitric (HNO<sub>3</sub>) và muối Nitrat cực hay, có lời giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn số mol electron ta có: ne nhường = ne nhận

→ 3x = 0,6 + 0,45

→ x = 0,35 → MX = 9,45 : 0,35 = 27 → X là Nhôm.

Câu 23 . Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3,Fe3O4,Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

 A. 8.

 B. 5.

 C. 7.

 D. 6.

Lời giải:

Đáp án C

Những chất mà Fe trong chất đã có số oxi hóa cao nhất là +3 khi phản ứng với HNO3 thì Fe không thể tăng số oxi hóa được nữa. Do đó những phản ứng đó không phải là phản ứng oxi hóa – khử.

Vậy những chất phản ứng với HNO3 được phản ứng oxi hóa – khử là: Fe, FeO, Fe(OH)2,Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3.

Hay lắm đó

Câu 24 . Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

 A. 10.

 B. 11.

 C. 8.

 D. 9.

Lời giải:

Đáp án A

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

→ Tổng hệ số nguyên, tối giản trong phương trình = 1 + 4 + 1 + 2 + 2 = 10.

Câu 25 . Cho phương trình phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O

Tỉ lệ a: b là

 A. 2: 3.

 B. 2: 5.

 C. 1: 3.

 D. 1: 4.

Lời giải:

Đáp án D

Al + 4 HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Tỉ lệ a: b là 1: 4.

Câu 26 . Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3

 A. 6.

 B. 10.

 C. 8.

 D. 4.

Lời giải:

Đáp án B

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Câu 27 . Thuốc thử dùng để nhận biết ba axit đặc nguội HNO3, H2SO4, HCl đựng trong ba lọ mất nhãn

 A. Cu.

 B. Al.

 C. Fe.

 D. CuO.

Lời giải:

Đáp án A

Đánh STT từng lọ, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu Cu.

Ống nghiệm nào có khí màu nâu đỏ thoát ra là ống nghiệm chứa HNO3 đặc.

 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Đun nóng hai ống nghiệm còn lại. Ống nghiệm nào mẩu Cu tan dần, có khí mùi xốc thoát ra là ống nghiệm chứa H2SO4 đặc.

 Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Câu 28 . Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

 A. 4,05.

 B. 2,70.

 C. 8,10.

 D. 5,40.

Lời giải:

Đáp án D

Áp dụng định luật bảo toàn mol electron có:

3.nAl = 3.nNO → nAl = nNO = 0,2 mol → m = 0,2.27 = 5,4 gam.

Câu 29 . Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là

 A. 18,90 gam.

 B. 37,80 gam.

 C. 39,80 gam.

 D. 28,35 gam.

Lời giải:

Đáp án C

nZn = 0,2 mol; nN2 = 0,02 mol.

Giả sử sản phẩm khử sinh ra chỉ có N2. Ta có nZn.2 = 0,4 ≠ nN2.10 = 0,2.

Vậy còn có sản phẩm khử là NH4NO3 x mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: nZn.2 = nN2.10 + nNH4NO3.8

→ nNH4NO3 = 0,025 mol.

Muối trong X gồm Zn(NO3)2 và NH4NO3.

Bảo toàn nguyên tố Zn có nZn(NO3)2 = nZn = 0,2

→ mmuối = 0,2.(65 + 62.2) + 0,025.(18 + 62) = 39,80 gam.

Hay lắm đó

Câu 30 . Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là

 A. N2O.

 B. NO2.

 C. N2.

 D. NO.

Lời giải:

Đáp án D

nMg = 0,15 mol; nx = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

nMg.2 = nx. n ( với n là số e nhận)

→ 0,15.2 = 0,1.n → n = 3. Vậy khí X là NO.

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: