X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hoá học lớp 11


Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

Với Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Nguồn hidrocacbon thiên nhiên từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Bài 1: Hãy nêu khái niệm dầu mỏ? Các phương pháp điều chế dầu mỏ?

Hướng dẫn:

- Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

- Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học:

    + Rifominh

    + Crackinh

Bài 2: Sau khi chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được 15% xăng, 25% dầu diazen và 40% dầu mazut. Đem cracking tiếp:

- Dầu diazen thu được thêm 40% xăng và 20% anken

- Dầu mazut thu được thêm 35% xăng và 15% anken.

Từ 1 tấn dầu mỏ thu được thêm bao nhiêu xăng và bao nhiêu anken?

Hướng dẫn:

Khi chưng cất phân đoạn 1 tấn dầu mỏ:

Khối lượng xăng, dầu điazen và dầu mazut là:

mxăng = 1. 15/100 = 0,15 tấn

mđiazen = 1.25/100 = 0,25 tấn

mmazut = 1.40/100 = 0,4 tấn

Đem cracking tiếp thì khối xăng và anken thu được là:

mxăng = 0,15 + 0,25.40/100 + 0,4.35/100 = 0,39 tấn

manken = 0,25.20/100 + 0,4.40/100 = 0,21 tấn

Bài 3: Chưng cất nhựa than đá thu được

A. metan và các chất vô cơ

B. hidrocacbon thơm, dị vòng thơm và dẫn xuất của chúng.

C. các hidrocacbon và một số chất vô cơ

D. các hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon, mộ số chất vô cơ.

Hướng dẫn:

Đáp án B

Hay lắm đó

Bài 4: Quá trình biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác gọi là:

A. Crackinh        B. Rifocming

C. đồng phân hóa        D. Nhiệt phân

Hướng dẫn:

Đáp án B

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Phương pháp chủ yếu để chế biến dầu mỏ là:

A. Nhiệt phân        B. Thủy phân

C. Chưng cất phân đoạn        D. Cracking và rifoming.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 2: Thành phần chính của dầu mỏ là:

A. Hỗn hợp hidrocacbon        B. Dẫn xuất hidrocacbon

C. Hợp chất vô cơ        D. Hidrocacbon thơm.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 3: Cracking là quá trình:

A. bẻ gãy phân tử hiđrocacbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.

B. đồng phân hóa các phân tử.

C. hidro hóa và đóng vòng phân tử dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.

D. biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: Nguồn cung cấp chủ yếu của hidrocacbon:

A. Khí thiên nhiên        B. Dầu mỏ

C. Khí dầu mỏ        D. Than đá

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 5: Dầu mỏ là:

A. hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

B. hỗn hợp các dẫn xuất hidrocacbon.

C. hỗn hợp gồm các hidrocacbon

D. gồm nhiều hidrocacbon và hidrocacbon thơm.

Lời giải:

Đáp án: A

Hay lắm đó

Bài 6: Khí thiên nhiên

A. Thu được khi nung than đá        B. Có trong dầu mỏ

C. Khi chế biến dầu mỏ        D. Khai thác từ các mỏ khí.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 7: Thành phần của khí thiên nhiên và của khí dầu mỏ là:

A. Metan        B. Ankan và anken

C. Dẫn xuất hidrocacbon        D. Các chất vô cơ.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thành phần hóa học dầu mỏ gồm nhiều hidrocacbon.

B. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ chủ yếu là khí metan.

C. Thành phần khí thiên nhiên và dầu mỏ gần giống nhau.

D. Khí dầu mỏ chứa nhiều metan hơn khí thiên nhiên.

Lời giải:

Đáp án: D

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: