X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic - Hoá học lớp 11


Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic

Với Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: Trong phản ứng hoá học, cacbon

A. Chỉ thể hiện tính khử.

B. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

C. Chỉ thể hiện tính oxi hoá.

D. Không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 2: Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KMnO4 (11). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

A. 12.        B. 9.        C. 11.        D. 10

Lời giải:

Đáp án: B

(1) C + O2 → CO2

(2) C + CO2 → 2CO

(3) C + 2H2→ CH4

(4) Fe2O3 + 3C −→ 2Fe + 3CO

(5) 2C + SiO2→ Si + 2 CO

(7) CaO + 3C → CaC2 + CO (trong lò điện)

(8) C + 2H2SO4 đặc −→ CO2 + 2SO2 + 2H2O

(9) C + 4HNO3 đặc −→ CO2 + 4NO2 + 2H2O

(10) C + 2H2O → CO2 + 2H2

Bài 3: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

A. Đồng (II) oxit và mangan oxit.

B. Đồng (II) oxit và magie oxit.

C. Đồng (II) oxit và than hoạt tính.

D. Than hoạt tính.

Lời giải:

Đáp án: D

Hay lắm đó

Bài 4: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy do xăng, dầu.

B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.

D. Đám cháy do khí ga.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. CO rắn.        B. SO2 rắn.        C. H2O rắn.        D. CO2 rắn.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 6: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O

C. SiO2 + 2C → Si + 2CO

D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe

B. Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe

D. MgO, Al2O3, CuO, Fe2O3

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong số các phản ứng sau

A. 2C + Ca → CaC2        B. C + 2H2 → CH4

C. 3 C + 4 Al → Al4C3        D. C + O2 → CO2

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 9: Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:

A. Than chì        B. Than muội        C. Than gỗ        D. Than cốc

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 10: Câu 10: Cacbonmonooxit có phản ứng với nhóm chất nào sau đây

A. O2, Fe2O3, CuO        B. O2, Ca(OH)2, CaO

C. CuO, CuSO4, Cu(OH)2        D. O2 , Al, Al2O3

Lời giải:

Đáp án: A

Hay lắm đó

Bài 11: Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

A. O2        B. F2        C. Cl2        D. Br2

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 12: Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

A. H2SO4        B. HCl        C. HNO3        D. HF

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 13: Cặp chất nào sau đây không có phản ứng xảy ra

A. CaO và CO2        C. H2CO3 và K2SiO3

B. SiO2 và HCl        D. NaOH và CO2

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 14: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

A. Dung dịch NaOH đặc.

B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

C. Dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 15: Khẳng định nào sau đây sai?

A. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm, muối amoni)

B. Silicagen là axit silixic mất nước một phần.

C. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.

D. Tất cả muối silicat của kim loại kiềm đều bị thủy phân mạnh

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 16: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?

A. Fe2O3, MgO        B. MgO, Al2O3

C. Fe2O3, CuO        D. ZnO, Fe2O3,

Lời giải:

Đáp án: B

Hay lắm đó

Bài 17: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân ?

A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3

B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3

D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 18: Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. SiO2 + Na2CO3→ Na2SiO3 + CO2

B. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

D. SiO2 + 2NaOH (loãng) → Na2SiO3 + H2O

Lời giải:

Đáp án: D

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: