Bài tập về Photpho (P) cực hay, có lời giải chi tiết - Hoá học lớp 11
Bài tập về Photpho (P) cực hay, có lời giải chi tiết
Với Bài tập về Photpho (P) cực hay, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 11 tổng hợp 20 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Photpho (P) từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.
Câu 1 . Vị trí của P (z = 15) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. ô 15, chu kỳ 2, nhóm VA.
B. ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA.
C. ô 15, chu kỳ 2, nhóm IIIA.
D. ô 15, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
Lời giải:
Đáp án B
P (z = 15): 1s22s22p63s23p3
P thuộc ô 15 (do z = 15), chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VA (do 5 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p).
Câu 2 . Hai dạng thù hình phổ biến, quan trọng của photpho là
A. photpho trắng và photpho đen.
B. photpho trắng và photpho đỏ.
C. photpho đỏ và photpho đen.
D. photpho tinh thể và photpho vô định hình.
Lời giải:
Đáp án B
Hai dạng thù hình phổ biến, quan trọng của photpho là photpho trắng và photpho đỏ.
Câu 3 . Số oxi hóa của P trong hợp chất là
A. +1, +3, +5.
B. -3, +1, +3, +5.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.
D. –3, +3, +5.
Lời giải:
Đáp án D
Trong hợp chất, P có các số oxi hóa -3, +3, +5.
Câu 4 . Khi tham gia phản ứng hóa học, P thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Tính oxi hóa.
B. Tính khử.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Tính kim loại.
Lời giải:
Đáp án C
Trong hợp chất, P có các số oxi hóa -3, +3, +5. Do đó, khi tham gia phản ứng hóa học P vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
Câu 5 . Trong các nguồn sau, nguồn chứa nhiều photpho trong tự nhiên là
A. quặng apatit.
B. quặng xiđerit.
C. cơ thể người và động vật.
D. protein thực vật.
Lời giải:
Đáp án A
Hai khoáng vật chính của photpho là photphorit và apatit.
Câu 6 . Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Ca(H2PO4)2.
B. Ca3(PO4)2.
C. NH4H2PO4.
D. CaHPO4.
Lời giải:
Đáp án B
Thành phần chính của quặng photphorit là Ca3(PO4)2.
Câu 7 . Công thức đúng của quặng apatit là
A. Ca3(PO4)2.
B. Ca(H2PO4)2.
C. 3Ca3(PO4)2.CaF2.
D. CaSO4.
Lời giải:
Đáp án C
Quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
Câu 8 . Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là
A. Ca3P2.
B. Ca2P3.
C. Ca3(PO4)2.
D. CaP2.
Lời giải:
Đáp án A
3Ca + 2P → Ca3P2
Câu 9 . Công thức của magie photphua là
A. Mg3(PO4)2.
B. MgP.
C. Mg3P2.
D. Mg2P3.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 10 . Đốt cháy P trong lượng dư khí oxi thu được sản phẩm là
A. PO.
B. P2O.
C. P2O3.
D. P2O5.
Lời giải:
Đáp án D
4P + 5O2 (dư) → 2P2O5
Câu 11 . Đốt cháy P trong điều kiện thiếu oxi thu được sản phẩm là
A. PO.
B. P2O.
C. P2O3.
D. P2O5.
Lời giải:
Đáp án C
4P + 3O2 (thiếu) → 2P2O3
Câu 12 . Sản phẩm thu được khi cho P tác dụng với lượng dư khí Cl2 khi đốt nóng là
A. PCl2.
B. PCl3.
C. PCl5.
D. PCl7.
Lời giải:
Đáp án C
2P + 5Cl2 (dư) → 2PCl5
Câu 13 . Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng điều chế P từ quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện là
A. 12.
B. 17.
C. 19.
D. 22.
Lời giải:
Đáp án C
5C + Ca3(PO4)2 + 3SiO2 → 2P + 3CaSiO3 + 5CO
Tổng các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình = 5 + 1 + 3 +2 + 3 + 5 = 19.
Câu 14 . Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25.
B. 50.
C. 75.
D. 100.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 15 . Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được các muối là
A. NaH2PO4 và Na2HPO4.
B. NaH2PO4 và Na3PO4.
C. Na2HPO4 và Na3PO4.
D. Na3PO4.
Lời giải:
Đáp án A
Tỉ lệ số mol nằm trong khoảng 2 và 4, do đó theo các phản ứng (2) và (3) trong dung dịch thu được có hai muối được tạo thành là NaH2PO4 và Na2HPO4.
Câu 16 . Trong các ý sau, ý sai là
a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho.
b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho.
c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng.
d) Trong hợp chất photpho số oxi hóa cao nhất là +5.
e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.
A. b, e. B. c,e. C. c. d. D. e.
Lời giải:
Đáp án B
c sai vì photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ.
e sai vì photpho vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 17 . Cho phản ứng: HNO3 + P → H3PO4 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng (với hệ số nguyên, tối giản) là
A. 15.
B. 13.
C. 14
D. 12.
Lời giải:
Đáp án B
5HNO3 + P → H3PO4 + 5NO2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng = 5 + 1 + 1 + 5 + 1 = 13.
Câu 18 . Để oxi hóa hoàn toàn 14,88 gam photpho thành điphotpho pentaoxit cần dùng vừa hết m gam KClO3 (to). Giá trị của m là
A. 24,5 gam.
B. 70,56 gam.
C. 49 gam.
D. 58,8 gam.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 19 . Phần lớn lượng P sản xuất ra dùng để sản xuất
A. axit photphoric.
B. diêm.
C. thuốc súng.
D. thuốc chữa bệnh.
Lời giải:
Đáp án A
Phần lớn lượng P sản xuất ra dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại chủ yếu dùng cho sản xuất diêm. Ngoài ra, P còn dùng để sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói … trong quân sự.
Câu 20 . Trong các phản ứng sau, phản ứng nào P có tính oxi hóa?
A. 4P + 5O2 → 2P2O5.
B. 2P + 3Cl2 → 2PCl3.
C. 2P + 3S → P2S3.
D. 2P + 3Mg → Mg3P2.
Lời giải:
Đáp án D
2P + 3Mg → Mg3P2
Số oxi hóa của P giảm từ 0 xuống -3 → P thể hiện tính oxi hóa.