100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải chi tiết (cơ bản) - Hoá học lớp 11
100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải chi tiết (cơ bản)
Với 100 câu trắc nghiệm Sự điện li có lời giải chi tiết (cơ bản) Hoá học lớp 11 tổng hợp 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Sự điện li từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.
Bài 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn khan
B. MgCl2 nóng chảy
C. KOH nóng chảy
D. HI trong dung môi nước
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Các chất ở trạng thái nguyên chất không dẫn điện.Còn axit, bazơ, muối ở trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch dẫn điện.
Bài 2: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li?
A.H2S, SO2
B. Cl2, H2SO3
C.CH4, C2H5OH
D. NaCl, HCl
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Axit, bazơ và muối là chất điện li
Bài 3: Nồng độ mol của phân tử có trong dung dịch AlCl3 có [Cl-]= 0,3M là:
A.0,3 M B. 0,9 M C. 0,1 M D. 0,6M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
AlCl3 → Al3+ 3Cl-
0,1M ← 0,3M
Bài 4: Nồng độ mol của anion có trong 100 ml dung dịch có chứa 4,26 gam Al(NO3)3 là:
A.0,2M B. 0,6M C. 0,8 M D.1,0M
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án B
nAl(NO3)3= 0,02 mol; CM Al(NO3)3= 0,02/0,1= 0,2M
Al(NO3)3 → Al3+ 3NO3-
0,2M → 0,6M
Bài 5: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và SO42- là:
A.FeSO4
B.Fe2(SO4)3
C.Fe(HSO4)2
D. Fe(HSO3)2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Fe2(SO4)3 → 2Fe3++ 3SO42-
Bài 6: Tính nồng độ mol của phân tử trong dung dịch HNO3 có tổng nồng độ các ion là 0,12M?
A. 0,06M B.0,12M C. 0,03M D. 0,18M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
HNO3 → H++ NO3-
xM xM xM
Tổng nồng độ các ion là: x + x= 0,12M suy ra x= 0,06M
Bài 7: Tính nồng độ mol của phân tử trong dung dịch Ba(OH)2 có tổng nồng độ các ion là 0,15M?
A. 0,05M B.0,15M C. 0,10M D.0,20M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Ba(OH)2→ Ba2++ 2OH-
xM x M 2x M
Tổng nồng độ các ion là x + 2x= 0,15 M suy ra x= 0,05M
Bài 8: Tính tổng nồng độ mol các ion có 0,2 lít dung dịch chứa 11,7 gam NaCl?
A.1,0 M B. 2,0M C. 0,1M D.0,2 M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
nNaCl= 0,2 mol suy ra CM NaCl= 0,2/0,2= 1,0M
NaCl → Na+ + Cl-
1,0M 1,0M 1,0M
Tổng nồng độ các ion là: 2,0 M
Bài 9: Tính nồng độ anion có trong dung dịch thu được khi trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5M?
A.1M B.2,5M C.1,5M D.2,0M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Tổng thể tích dung dịch là 0,4 lít
CM NaCl= 0,2.2/0,4= 1M; CM CaCl2= 0,2.0,5/0,4=0,25M
NaCl → Na+ + Cl-
1M 1M
CaCl→ Ca2+ + 2Cl-
0,25M 0,5M
Tổng nồng độ ion Cl- là 1,0 + 0,5= 1,5M
Bài 10: Tính nồng độ cation có trong dung dịch thu được thu được khi trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M?
A.0,5M B.1,0M C. 0,40 M D. 0,38M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
nFe2(SO4)3= 0,4.0,2= 0,08 mol; nFeCl3= 0,1.0,3=0,03 mol
CMFe2(SO4)3= 0,08/0,5=0,16M; CMFeCl3= 0,03/0,5= 0,06M
Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-
0,16M 0,32 M
FeCl3 → Fe3+ + 3CL-
0,06 M 0,06 M
CM Fe3+= 0,32+ 0,06= 0,38M
Bài 11: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 và 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch A. Nồng độ ion SO42- có trong dung dịch A là?
A.0,4M B. 0,6 M C.0,8 M D.1,6 M
Lời giải:
nMgSO4= 0,1 mol; nAl2(SO4)3= 0,1 mol; Vdd= 0,5 lít
CMMgSO4=0,2M; CMAl2(SO4)3= 0,2M
MgSO4 → Mg2++ SO42-
0,2M 0,2M
Al2(SO4)3→ 2Al3++ 3SO42-
0,2M 0,6M
[SO42-] = 0,8M
Bài 12: Thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H+bằng số mol H+có trong 0,3 lít dung dịch HNO3 0,2M là:
A. 0,06 lít B.0,3 lít C.0,12 lít D.0,15 lít
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
nH+= nHCl= nHNO3= 0,3.0,2=0,06 mol
→ Vdung dịch= 0,06/0,5= 0,12 lít
Bài 13: Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180 ml dung dịch H2SO4 3M để được một dung dịch có nồng độ mol của H+ là 4,5M?
A.108 B.216 C.324 D. 54
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Gọi thể tích dung dịch HCl cần dùng là V lít
Ta có nH+= 2V + 0,18.3.2= 2V + 1,08 (mol)
Vdung dịch= V + 0,18 (lít)
CMH+ = nH+/ Vdung dịch= (2V+ 1,08)/ (V+ 0,18)= 4,5 (M)
Giải PT ra V= 0,108 lít
Bài 14:Cho các chất sau: HCl, HNO3, NaOH, Ba(OH)2, 3COOH, K2SO4, Na3PO4, HF, Al2(SO4)3, H2SO3, H3PO4. Số chất điện li yếu là:
A.2 B.3 C.4 D.5
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C Các chất điện li yếu là HF, CH3COOH ,H2SO3, H3PO4Bài 15: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ CH3COO- + H+.Cân bằng sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl?
A.chuyển dịch theo chiều thuận
B. chuyển dịch theo chiều nghịch
C.cân bằng không bị chuyển dịch
D.lúc đầu chuyển dịch theo chiều thuận sau đó theo chiều nghịch
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B Khi nhỏ thêm H+ vào dung dịch thì cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự cho thêm H+ đó. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Bài 16: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ CH3COO- + H+.Cân bằng sẽ biến đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch?
A. chuyển dịch theo chiều thuận
B. chuyển dịch theo chiều nghịch
C. cân bằng không bị chuyển dịch
D. lúc đầu chuyển dịch theo chiều thuận sau đó theo chiều nghịch
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 17: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ CH3COO- + H+.Cân bằng sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào vài giọt dung dịch CH3COONa?
A. chuyển dịch theo chiều thuận
B. chuyển dịch theo chiều nghịch
C. cân bằng không bị chuyển dịch
D. lúc đầu chuyển dịch theo chiều thuận sau đó theo chiều nghịch
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Khi nhỏ thêm CH3COO- vào dung dịch thì cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự cho thêm CH3COO- đó. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Bài 18: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau là đúng?
A.[H+]= 0,10M B.[H+] > [CH3COO-]
C.[H+]〈[CH3COO-] D.[CH3COO-]〈0,10M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
→ [CH3COO-] 0,10M
Bài 19: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A.HF B.HCl C.HBr D. HI
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
HF ↔ H+ + F- Tổng nồng độ các ion 〈0,2 mol/l
HCl → H+ + Cl- Tổng nồng độ các ion = 0,2 mol/l
HBr → H+ + Br- Tổng nồng độ các ion = 0,2 mol/l
HI → H+ + I- Tổng nồng độ các ion = 0,2 mol/l
Dung dịch HF có nồng độ các ion nhỏ nhất nên khả năng dẫn điện kém nhất
Bài 20: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl B. CH3OH C. Al2(SO4)3 D.CaSO4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
CH3OH là ancol nên không dẫn được điện
Bài 21: Cho dãy các chất: (NH4)2SO4, Al2(SO4)3. 24H2O, CH3COONH4, NaOH, C3H5(OH)3, C6H12O6 , HCHO, C6H5COOH, HF. Số chất điện li là?
A.6 B.3 C. 4 D. 5
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Các chất điện li là: (NH4)2SO4, Al2(SO4)3. 24H2O, CH3COONH4, NaOH, C6H5COOH, HF
Bài 22: Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Số chất điện li yếu là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Các chất điện li yếu là: HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.
Bài 23: Dãy nào dưới đây gồm các chất điện li mạnh?
A. HCl, NaOH, NaCl B.HCl, NaOH, CH3COOH
C.KOH, NaCl, HF D. NaNO2, HNO2, HClO2
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án A
Bài 24: Trong dung dịch HClO (dung môi nước) có thể chứa?
A.HClO, H+, ClO- B. H+, ClO- C.HClO D. H+, HClO
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
HClO↔ H+ + ClO-
Bài 25: Trong dung dịch HCl (dung môi nước) có thể chứa?
A. HCl, H+, Cl-
B. H+, Cl-
C. HCl
D.H+, HCl
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án B
HCl → H+ + Cl-
Bài 26: Cần m gam Ba(OH)2 để pha chế 250 ml dung dịch có pH=11. Giá trị của m gần nhất với?
A.0,01 gam B.0,02 gam C.0,03 gam D.0,04 gam
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án B
[OH-]= 10-3 (M), nOH-= 0,25.10-3=2,5.10-4 (mol)
Ba(OH)2→ Ba2++ 2OH-
1,25.10-4 mol 2,5.10-4 mol
mBa(OH)2= 1,25.10-4.171=0,021375 gam
Bài 27: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A. Ca(OH)2 B.H2SO4 C.NH4NO3 D. Na3PO4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Ca(OH)2→ Ca2++ 2OH-
x M x M 2x M Tổng nồng độ các ion là 3x M
H2SO4→ 2H+ + SO42-
xM 2x M xM Tổng nồng độ các ion là 3x M
NH4NO3→ NH4++ NO3-
x M xM x M Tổng nồng độ các ion là 2x M
Na3PO4→ 3Na++ PO43-
x M 3x M xM Tổng nồng độ các ion là 4x M
Tổng nồng độ các ion càng lớn thì khả năng dẫn điện càng tốt
Bài 28: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được?
A.NaOH rắn khan
B. nước sông, hồ, ao
C.nước biển
D. dd KCl trong nước
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Các chất nguyên chất ko dẫn được điện.
Bài 29: Chất nào sau đây là chất điện li?
A.ancol etylic
B.glucozơ
C.saccarozơ
D.axit sunfuric
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Axit, bazơ và muối là các chất điện li
Bài 30: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là chất dễ tan
B.các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh
C.một số ion trong dung dịch kết hợp với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng
D. phản ứng không thuận nghịch
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Bài 31: Dãy nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaCl, Na2SO4, K2CO3, AgNO3
B.Hg(CN)2, NaHSO4, KHSO3, CH3COOH
C. HgCl2, CH3COONa, Na2S, Cu(OH)2
D.Hg(CN)2, C2H5OH, CuSO4, NaNO3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 32: Trong dung dịch CH3COOH (dung môi nước) chứa:
A. CH3COOH, CH3COO-
B.CH3COOH, CH3COO-, H+
C.H+, CH3COO-
D.CH3COOH, H+
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
Bài 33: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A.HNO3 → H+ + NO3-
B. K2SO4 → 2K+ + SO42-
C.HSO3-↔H+ + SO32-
D. Mg(OH)2↔Mg2++ 2OH-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Mg(OH)2↔MgOH++ OH-
MgOH+↔Mg2++ OH-
Bài 34: Trong các dung dịch sau có cùng nồng độ sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A. NaCl B.CaCl2 C.K3PO4 D.Fe2(SO4)3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Dung dịch Fe2(SO4)3 có tổng nồng độ các ion lớn nhất nên dẫn điện tốt nhất.
Bài 35: Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), HCOONa, NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh là:
A.8 và 6 B. 7 và 6 C. 8 và 5 D.7 và 5
Lời giải:
Chất điện li gồm:NaOH, HF, HBr, CH3COOH , HCOONa, NaCl, NH4NO3
Chất điện li mạnh gồm: NaOH, HBr, HCOONa, NaCl, NH4NO3
Bài 36: Số chất điện li mạnh trong các chất sau: Li3PO4, HF, NH3, NaHCO3, [Cu(NH3)4](OH)2, HClO4, Ba(AlO2)2 ?
A. 7 B. 6 C.5 D.4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Các chất điện li mạnh trong các chất sau: Li3PO4, NaHCO3, [Cu(NH3)4](OH)2, HClO4, Ba(AlO2)2
Bài 37: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. FeCl3 + NaOH
B.Fe(NO3)3 + Fe
C. Fe(NO3)3 + Mg(OH)2
D.FeCl2 + NH4NO3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
FeCl3 + 3 NaOH→Fe(OH)3 + 3NaCl
Bài 38: Kết tủa FeS được tạo thành trong dung dịch bằng cặp chất nào dưới đây?
A.FeCl2 + H2S
B. FeSO4 + Na2S
C.Fe + Na2S
D. FeCl2+ Na2SO4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
FeSO4 + Na2S → FeS + Na2SO4
Bài 39: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn HCO3- + H+→ H2O + CO2?
A.NH4HCO3 + HClO
B.NaHCO3 + HF
C.KHCO3 + NH4HSO4
D. Ca(HCO3)2 + HCl
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Ca(HCO3)2 + 2HCl→ CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
Bài 40: Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn Ba2++ SO42-→ BaSO4?
A.Ba(OH)2+ H2SO4 →BaSO4+ H2O
B. Ba(OH)2+ FeSO4→BaSO4+ Fe(OH)2
C.BaCl2+ FeSO4 →BaSO4+ FeCl2
D. BaCl2+ Ag2SO4 →BaSO4+ 2AgCl
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án C
Bài 41: Cho các cặp chất sau: (1)Na2CO3+ BaCl2 (2) (NH4)2CO3+ Ba(NO3)2 (3) Ba(HCO3)2+ K2CO3 (4) BaCl2+ MgCO3 Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là:
A.(1)
B.(1), (2)
C.(1), (2), (3)
D.(1), (2), (3), (4)
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
(1)Na2CO3+ BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
Ba2+ + CO32-→ BaCO3
(2) (NH4)2CO3+ Ba(NO3)2→ 2NH4NO3 + BaCO3
Ba2+ + CO32-→ BaCO3
(3) Ba(HCO3)2+ K2CO3 → 2KHCO3 + BaCO3
Ba2+ + CO32-→ BaCO3
(4) BaCl2+ MgCO3→ không phản ứng
Bài 42: H2SO4 và HNO3 là axit mạnh còn HNO2 là axit yếu có cùng nồng độ 0,01 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Nồng độ ion H+ trong mỗi dung dịch được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau:
A.[H+]H2SO4 〉 [H+]HNO2 〉 [H+]HNO3
B.[H+]H2SO4 〉 [H+]HNO3 〉 [H+]HNO2
C.[H+]HNO3 〉 [H+]HNO2 〉 [H+]H2SO4
D. [H+]HNO2 〉 [H+]HNO3 〉 [H+]H2SO4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp ánB
H2SO4 → 2H++ SO42-
x M 2x M
HNO3→ H++ NO3-
x M xM
HNO2 H++ NO2-
Bài 43: Hòa tan 47,4 gam phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) vào nước để thu được 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của SO42-?
A. 0,1 B. 0,2 C.0,3 D.0,4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
nKAl(SO4)2.12H2O= 47,4/474= 0,1 mol; CM KAl(SO4)2.12H2O= 0,1/0,5= 0,2M
KAl(SO4)2.12H2O →K+ + Al3++ 2SO42-+ 12H2O
0,2M 0,4M
Bài 44: Cho dãy các bazơ: NaOH, KOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số bazơ mạnh trong dãy trên là:
A. 4 B.5 C. 6 D.7
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Các bazơ mạnh là: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Bài 45: Các chất nào trong dãy chất nào dưới đây có tính lưỡng tính?
A.Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2
B.Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)2
C.Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2
D. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Ba(OH)2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 46: Cho dãy các chất: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)2, Cr(OH)3, Al, Mg(OH)2, Zn, Al2O3. Số các chất đều phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
A.3 B.4 C. 5 D. 6
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Các chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Al, Zn, Al2O3
Bài 47: Cho các muối: CH3COONa, KHSO4, NH4Cl, NaHS, Mg(NO3)2, BaCl2, Ca(HCO3)2, Fe2(SO4)3. Số muối trung hòa trong dãy trên là:
A.2 B.3 C. 4 D.5
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Các muối trung hòa trong dãy trên là: CH3COONa, NH4Cl, Mg(NO3)2, BaCl2, Fe2(SO4)3.
Bài 48: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A.3 B.1 C. 2 D.4
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án D
Các chất có tính lưỡng tính là Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
Bài 49: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 1M với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được dung dịch có pH bằng bao nhiêu?
A. 0 B. 1 C. 7 D. 14
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Do nH+= nOH-= 0,1 mol nên dung dịch thu được có pH=7
Bài 50: Thêm 1 mol CH3COOH vào 1 lit nước nguyên chất. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Nồng độ của ion H+ trong dung dịch là 1M
B.Độ pH của dung dịch giảm đi
C.Nồng độ ion OH- > nồng độ ion H+
D.Axit axetic phân li hoàn toàn thành các ion
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án B
Cho thêm CH3COOH vào nước thì nồng độ H+ tăng
Mà pH=-log[H+] nên pH giảm
Bài 51: Dãy các ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch:
A.Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-
B.Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+
C.Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-
D. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Các ion muốn tồn tại trong cùng dung dịch thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.
Ở đáp án A: 2Fe3++ S2-→ 2Fe2++ S↓ (phản ứng oxi hóa khử) nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án B: Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+ các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Ở đáp án C: 3Fe2++ 4H++ NO3-→ 3Fe3++ NO↑+ 2H2O nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án D: 2Al3+ + 3CO32-+ 3H2O→ 2Al(OH)3↓+ 3CO2↑ nên các ion này không cùng tồn tại
Bài 52: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Al3+, NH4+, Br-, OH-
B. Mg2+, K+, SO42-, PO43-
C. H+, Fe2+, NO3-, SO42-
D.Mg2+, Al3+, HCO3-, NO3-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Các ion muốn tồn tại trong cùng dung dịch thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.
Ở đáp án A: Al3++ 3OH- → Al(OH)3↓ nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án B: 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2↓ các ion này phản ứng với nhau tạo chất kết tủa nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án C: 3Fe2++ 4H++ NO3- → 3Fe3++ NO↑+ 2H2O nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án D: các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Bài 53: Những ion nào dưới đây cùng tồn tại trong 1 dung dịch?
A. Na+, Cu2+, Cl-, S2-
B. Na+, Mg2+, NO3-, CO32-
C. K+, Fe2+, OH-, NO3-
D.Fe2+, Zn2+, Cl-, NO3-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Các ion muốn tồn tại trong cùng dung dịch thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.
Ở đáp án A: Cu2++ S2- → CuS↓ các ion này phản ứng với nhau tạo chất kết tủa nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án B: Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ các ion này phản ứng với nhau tạo chất kết tủa nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án C: Fe2++ 2OH- → Fe(OH)2↓ các ion này phản ứng với nhau tạo chất kết tủa nên các ion này không cùng tồn tại
Ở đáp án D: các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Bài 54: Những ion nào sau đây không cùng tồn tại được trong một dung dịch?
A.Na+, Ba2+, OH-, Cl-
B. K+, Mg2+, Cl-, SO42-
C.Na+, K+, OH-, PO43-
D. Na+, H+, S2-, Cl-
Lời giải:
Hướng dẫn:Đáp án D
Ở đáp án A: các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Ở đáp án B: các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Ở đáp án C: các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại
Ở đáp án D: 2H++ S2- → H2S ↑ các ion này phản ứng với nhau tạo chất khí nên các ion này không tồn tại đồng thời
Bài 55: Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối?
A.NO2+ NaOH dư
B.CO2+ NaOH dư
C. Fe3O4+ HCl dư
D.Ca(HCO3)2+ NaOH dư
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
A. 2NO2+ 2NaOH dư→ NaNO3+ NaNO2+ H2O
B.CO2+2 NaOH dư→ Na2CO3+ H2O
C. Fe3O4+ 8HCl dư → FeCl2+ 2FeCl3+ 4H2O
D.Ca(HCO3)2+ 2NaOH dư→ CaCO3+ Na2CO3+2 H2O
Bài 56: Phản ứng nào dưới đây cho hiện tượng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa?
A. Na2CO3+ HCl
B. Na2CO3 + FeCl3
C. Na2CO3+ CaCl2
D. Na2CO3+ H2SO4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
3Na2CO3 + 2FeCl3+ 3 H2O → 2Fe(OH)3↓+ 6NaCl+ 3CO2↑
Bài 57: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, NH4+, SO42-, PO43-
B. Cu2+, Fe2+, HSO4-, NO3-
C. K+, Mg2+, NO3-, Cl-
D. Mg2+, Al3+, Cl-, HSO4-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Ở đáp án B có phản ứng :
3Fe2+ + 4HSO4- + NO3- → 3Fe3+ + 4SO42-+ NO↑ +2 H2O (phản ứng oxi hóa khử) tạo chất khí do đó các ion này không cùng tồn tại
Bài 58: Bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion sau: Ba2+, Mg2+, SO42-, Cl-?
A.4 B.3 C.2 D.1
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B Các dung dịch: BaCl2, MgSO4, MgCl2
Bài 59: Trong phản ứng giữa các chất sau:
(1)NaHSO4 + Ba(HCO3)2
(2) Ba(OH)2+ NH4HSO4
(3) Na2S + Al(NO3)3+ H2O
(4) H2SO4+ BaCO3
Số phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khí thoát ra là:
A.1 B.2 C.3 D. 4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
(1)2NaHSO4 + Ba(HCO3)2→ BaSO4+ 2CO2+Na2SO4+ 2H2O
(2) Ba(OH)2+ NH4HSO4 → BaSO4+ NH3+ 2H2O
(3) 3Na2S + 2Al(NO3)3+ 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2S + 6 NaNO3
(4) H2SO4+ BaCO3→ BaSO4+ CO2+ H2O
Các phản ứng vừa tạo thành kết tủa vừa có khí thoát ra là 1, 2, 3, 4
Bài 60: Cho các phản ứng sau:
(1)NaHCO3+ HCl
(2) NaHCO3+ HCOOH
(3) NaHCO3+ H2SO4
(4) Ba(HCO3)2+ HCl
(5) Ba(HCO3)2+ H2SO4
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3-+ H+→ H2O + CO2 là:
A.3 B.5 C. 4 D.2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
(1)NaHCO3+ HCl → NaCl + CO2+ H2O
(2) NaHCO3+ HCOOH → HCOONa + CO2+ H2O
(3) 2NaHCO3+ H2SO4 → Na2SO4+ 2CO2+ 2H2O
(4) Ba(HCO3)2+ 2HCl → BaCl2+ 2CO2+ 2H2O
(5) Ba(HCO3)2+ H2SO4 → BaSO4+ 2CO2+ 2H2O
Các phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3-+ H+ → H2O + CO2 là: 1, 3, 4
Bài 61: Cho sơ đồ phản ứng: H2PO4- + X → HPO22-+ Y. Hai chất X và Y lần lượt là:
A. H+ và OH- B. H+ và H2O C. OH- và H2O D. H2O và OH-
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
H2PO4- + OH- → HPO42-+ H2O
Bài 62: Cho các cặp chất sau đây:
(1) Na2CO3 + BaCl2
(2) (NH4)2CO3+ Ba(NO3)2
(3) Ba(HCO3)2+ K2CO3
(4) BaCl2+ MgCO3
(5) K2CO3 + (CH3COO)2Ba
(6) BaCl2+ NaHCO3
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là:
A.(1), (2), (3), (4)
B.(1), (2), (5), (6)
C.(1), (2), (3), (6)
D. (1), (2), (3), (5)
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
(1) Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3+ 2NaCl
(2) (NH4)2CO3+ Ba(NO3)2→ 2NH4NO3+ BaCO3
(3) Ba(HCO3)2 + K2CO3→ 2KHCO3+ BaCO3
(4) BaCl2+ MgCO3 : ko phản ứng
(5) K2CO3 + (CH3COO)2Ba→ 2CH3COOK + BaCO3
(6) BaCl2+ NaHCO3: ko phản ứng
Các PT (1), (2), (3), (5) đều có PT ion rút gọn Ba2++ CO32- → BaCO3
Bài 63: Dung dịch NaHSO4 tác dụng với tất cả các chất có trong nhóm nào sau đây?
A.NaNO3, AlCl3, BaCl2, NaOH, KOH
B. BaCl2, NaOH, FeCl3, Fe(NO3)3, KCl
C. NaHCO3, BaCl2, Na2S, Na2CO3, KOH
D. Na2S, Cu(OH)2, Na2CO3, FeCl2, NaNO3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
NaHCO3+ NaHSO4 → Na2SO4 + CO2+ H2O
3BaCl2+ 4NaHSO4 → 3BaSO4+ 2NaCl + Na2SO4 + 4HCl
Na2S + 2NaHSO4 → 2Na2SO4+ H2S
Na2CO3+ 2NaHSO4 → 2Na2SO4+ CO2+ H2O
2KOH+ 2NaHSO4 → K2SO4+ Na2SO4+ 2H2O
Bài 64: Cho các cặp chất sau: CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl; CuS và H2SO4 loãng. Số cặp chất nếu xảy ra phản ứng thì có phương trình ion rút gọn 2H++ S2-→ H2S là:
A. 3 B.2 C. 4 D. 1
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
2CH3COOH +K2S → 2CH3COOK + H2S
PT ion rút gọn: 2CH3COOH + S2- → 2CH3COO- + H2S
FeS +2HCl → FeCl3+ H2S
PT ion rút gọn: FeS + 2H+ → Fe2++ H3S
Na2S +2 HCl → 2NaCl + H2S
PT ion rút gọn 2H++ S2- → H2S
CuS +H2SO4 loãng: ko phản ứng
Bài 65: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) BaCl2+ H2SO4;
(2) Ba(OH)2+ Na2SO4;
(3) BaCl2+ (NH4)2SO4
(4) Ba(OH)2+ (NH4)2SO4;
(5) Ba(OH)2+ H2SO4;
(6) Ba(NO3)2+ H2SO4
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4 là:
A. 4 B.3 C. 5 D. 6
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
(1) BaCl2+ H2SO4 → BaSO4+ 2HCl
phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4
(2) Ba(OH)2+ Na2SO4 → BaSO4+ 2NaOH
phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4
(3) BaCl2+ (NH4)2SO4 → 2NH4Cl + BaSO4
phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4
(4) Ba(OH)2+ (NH4)2SO4 → BaSO4+ 2NH3+ 2H2O
(5) Ba(OH)2+ H2SO4 → BaSO4+ 2H2O
(6) Ba(NO3)2+ H2SO4 → không phản ứng
Bài 66: Trong các dung dịch : HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2
B. HNO3, NaCl, K2SO4
C.HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4
D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
2 HNO3+ Ba(HCO3)2 → Ba(NO3)2+ 2CO2+ 2H2O
Ca(OH)2+ Ba(HCO3)2 → CaCO3+ BaCO3+ 2H2O
2 NaHSO4+ Ba(HCO3)2 → BaSO4+ Na2SO4+ 2CO2+ 2H2O
K2SO4+ Ba(HCO3)2 → BaSO4+ 2KHCO3
Bài 67: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, MgSO4, NaOH. Số phản ứng tạo thành chất kết tủa là:
A. 3 B.4 C.5 D.2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
NaHCO3+ NaHSO4 → Na2SO4+ CO2+ H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3+ H2O
NaHSO4+ NaOH → Na2SO4+ H2O
BaCl2+ MgSO4 → BaSO4↓+ MgCl2
BaCl2+ NaHSO4 → BaSO4↓+ NaCl + HCl
MgSO4+ 2NaOH → Mg(OH)2↓+ Na2SO4
Số phản ứng tạo thành kết tủa là: 3 PT cuối
Bài 68: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,7 B. 39,4 C.17,1 D. 15,5
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2→ BaCO3↓ + 2NH3+ 2H2O
0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol
mBaCO3= 0,1.197= 19,7 gam
Bài 69: Dung dịch X có chứa a mol Na+; b mol Mg2+; c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức liên hệ giữa a, b,c,d là:
A.a + 2b= c +2d
B. a + 2b= c+ d
C.a + b= c+d
D.2a + b= 2c + d
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm nên a+ 2b= c+ 2d
Bài 70: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là:
A.0,05 B.0,075 C.0,1 D.0,15
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm nên 2.0,05+ 0,15.1= 0,1.1+ 2x → x= 0,075 mol
Bài 71: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion Y (bỏ qua sự điện li của nước). Ion Y và giá trị của a là:
A.NO3- và 0,03
B.Cl- và 0,01
C.CO32- và 0,03
D.OH- và 0,03
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Để dung dịch X tồn tại thì Y là NO3- hoặc Cl-
Ta thấy có đáp án A thỏa mãn định luật bảo toàn điện tích:
0,01.1 + 0,02.2 = 0,02.1 + 0,03.1
Bài 72: Một dung dịch có chứa 0,02 mol NH4+, x mol Fe3+, 0,01 mol Cl- và 0,02 mol SO42-. Khi cô cạn dung dịch này thu được lượng muối khan là:
A. 2,635 gam
B. 3,195 gam
C.4,315 gam
D. 4,875 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,02.1+ 3.x= 0,01.1+ 0,02.2
Suy ra x=0,01 mol
Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch là:
0,02.18+ 0,01.56+ 0,01.35,5+ 0,02.96= 3,195 gam
Bài 73: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol; HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là:
A. 37,4 gam
B.49,8 gam
C. 25,4 gam
D. 30,5 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,1.2+ 0,3.2= 0,4.1+y suy ra y= 0,4 mol
Khi đun nóng thì 2HCO3- → CO32-+ CO2+ H2O
0,4 0,2 mol
Khối lượng muối khan thu được là:
0,1.40+ 0,3.24+ 0,4.35,5+ 0,2.60= 37,4 gam
Bài 74: Dung dịch X có chứa 0,23 gam ion Na+; 0,12 gam ion Mg2+; 0,355 gam ion Cl- và m gam ion SO42-. Số gam muối khan sẽ thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A.1,185 gam
B. 1,19 gam
C.1,2 gam
D.1,158 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Định luật bảo toàn điện tích suy ra
nSO4(2-)=(0,01.1+ 5.103-.2- 0,01)/2=0,005 mol
Khối lượng muối khan thu được là: 0,23+ 0,12+ 0,355+ 0,005.96= 1,185 gam
Bài 75:Cho 200 ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, K+, SO42- và Cl- với các nồng độ sau: [NH4+] = 0,5M; [K+]= 0,1M; [SO42-]= 0,25M. Khối lượng của chất rắn thu được sau khi cô cạn 200 ml dung dịch X là:
A. 8,09 gam
B.7,38 gam
C.12,18 gam
D.36,9 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Áp dụng ĐLBT ĐT: Tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm ta có: 0,1.1+ 0,02.1=0,05.2+ nCl-
Suy ra nCl-= 0,02 mol
Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch là:
0,1.18+ 0,02.39+ 96.0,05+ 0,02.35,5= 8,09 gam
Bài 76: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,35
B. 0,3 và 0,2
C. 0,2 và 0,3
D. 0,4 và 0,2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Định luật bảo toàn điện tích: 0,1.2+ 0,2.3= x.1+ y.2
Định luật bảo toàn khối lượng: 0,1.56+ 0,2.27+ 35,5.x+ 96.y= 46,9
Suy ra x= 0,2; y=0,3
Bài 77: Một dung dịch chứa các ion: a mol M3+, 0,2 mol Mg2+, 0,3 mol Cu2+, 0,6 mol SO42-, 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 117,6 gam hỗn hợp các muối khan. M là:
A.Cr B. Fe C.Al D.Zn
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Định luật bảo toàn điện tích: 3a+ 0,2.2+ 0,3.2= 0,6.2+ 0,4 suy ra a=0,2 mol
Định luật bảo toàn khối lượng: M.0,2+ 0,2.24+ 0,3.64+ 0,6.96+ 0,4.62= 117,6
Suy ra M= 56. M là kim loại Fe
Bài 78: Một dung dịch A gồm 0,03 mol Mg2+; 0,06 mol Al3+; 0,06 mol NO3- và 0,09 mol SO42-. Muốn có dung dịch trên thì cần 2 muối nào?
A. Mg(NO3)2 và Al2(SO4)3
B.MgSO4 và Al(NO3)3
C.Cả A, B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Mg(NO3)2 → Mg2++ 2NO3-
0,03 mol 0,06 mol
Al2(SO4)3 → 2Al3++ 3SO42-
0,06 0,09 mol
Bài 79: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là:
A. CO32- và 30,1
B.SO42- và 56,5
C.CO32- và 42,1
D.SO42- và 37,3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Để dung dịch tồn tại thì ion Y2- là SO42-
Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,1.1+ 0,2.2+0,1.1=0,2+ 2a
Suy ra a= 0,2
Muối khan thu được là: 0,1.39+ 0,2.24+ 0,1.23+0,2.35,5+ 0,2.96= 37,3 gam
Bài 80: Khi hòa tan một hỗn hợp muối khan vào nước được dung dịch chứa 0,295 mol Na+; 0,0225 mol Ba2+; 0,25 mol Cl-; 0,09 mol NO3-. Các muối đã dùng lần lượt là:
A.NaNO3, BaCl2
B.NaCl, Ba(NO3)2
C. NaCl, NaNO3, Ba(NO3)2
D. NaCl, BaCl2, Ba(NO3)2
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
NaCl→ Na++ Cl-
0,25 0,25
NaNO3→ Na++ NO3-
0,045 0,045
Ba(NO3)2→ Ba2++ 2NO3-
0,0225 0,045
Bài 81: Dung dịch A chứa 0,5 mol Na+, 0,4 mol Mg2+, còn lại là SO42-. Để kết tủa hết ion SO42- trong dung dịch A cần bao nhiêu lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M?
A.2,25 lít
B. 6,5 lít
C. 4,5 lít
D.3,25 lít
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
ĐLBT ĐT suy ra nSO4(2-)= 0,65 mol= nBa2+= nBa(OH)2
Suy ra VddBa(OH)2 = 0,65/0,2= 3,25 lít
Bài 82: Để pha chế 1,0 lít dung dịch hỗn hợp: Na2SO4 0,03M, K2SO4 0,02M; KCl 0,06M người ta đã lấy các muối là:
A.5,68 gam Na2SO4 và 5,96 gam KCl
B. 3,48 gam K2SO4 và 2,755 gam NaCl
C. 3,48 gam K2SO4 và 3,51 gam NaCl
D. 8,70 gam K2SO4 và 3,51 gam NaCl
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
nNa2SO4=0,03 mol; nK2SO4=0,02 mol, nsub>KCl= 0,06 mol
nNa+=0,06 mol; mSO4(2-)=0,05 mol; nK+=0,1 mol; nCl-= 0,06 mol
Do đó có thể lấy muối: NaCl: 0,06 mol; K2SO4: 0,05 mol
Bài 83: Hòa tan a gam Na2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,1 M. Để trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng cần 50 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Giá trị của a bằng:
A.9,3 B.1,24 C.2,48 D. 0,62
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
Na2O+ H2O → 2NaOH
0,02 0,02+0,02
NaOH+ HCl → NaCl + H2O
0,02 0,02
2NaOH dư+ H2SO4 → Na2SO4+ 2H2O
0,02 0,01
Do đó a=mNa2O= 0,02.62= 1,24 gam
Bài 84: Cho 0,31 mol NaOH vào dung dịch có chứa 0,1 mol HCl và 0,08 mol Fe(NO3)3. Khối lượng kết tủa tạo ra là:
A.8,56 gam
B.7,49 gam
C.10,7 gam
D. 22,47 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,1 0,1
3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3+ 3NaNO3
(0,31-0,1) 0,07 0,07
mFe(OH)3= 0,07.107= 7,49 gam
Bài 85: Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 2:3. Để trung hòa 100 ml dung dịch A cần 800 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ CM của HCl và H2SO4 lần lượt là:
A.1M và 1,5M
B. 1,5 M và 1M
C. 1,5M và 2M
D.1M và 2M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Gọi số mol HCl và H2SO4 lần lượt là 2x và 3x mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
2x 2x mol
H2SO4+ 2NaOH → Na2SO4+ 2H2O
3x 6x mol
nNaOH= 2x+6x=0,5.0,8 suy ra x= 0,05 mol
Do đó CMHCl = 2.0,05/0,1=1M; CMH2SO4= 3.0,05/0,1=1,5M
Bài 86: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:
A.0,1 B.0,2 C.0,3 D. 0,4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
nHCl=nNaOH nên 20.0,1=10.x suy ra x= 0,2M
Bài 87: Cho các dung dịch sau: H2SO4, Ba(OH)2, NaHCO3, NaCl,KHSO4. Số phản ứng xảy ra khi cho chúng tác dụng với nhau từng đôi một là:
A.3 B. 5 C.6 D. 4
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
H2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4+ 2H2O
H2SO4+ 2NaHCO3 → Na2SO4+ 2CO2+ 2H2O
Ba(OH)2+ 2NaHCO3 → BaCO3+ Na2CO3+ 2H2O
Ba(OH)2+ 2KHSO4 → BaSO4+ K2SO4+ 2H2O
2NaHCO3+2 KHSO4 → Na2SO4+ K2SO4+ 2CO2+2 H2O
Bài 88: Cần bao nhiêu gam HCl để pha chế 400 ml dung dịch có pH=2?
A. 0,146 gam B.0,292 gam C.0,438 gam D.0,219 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
nHCl= nH+= 0,4.10-2 (mol), mHCl= 0,146 gam
Bài 89: Có V lít dung dịch HCl có pH=3. Cần thêm thể tích nước bằng bao nhiêu V để thu được dung dịch có pH=5?
A. 10V B. 100V C.99V D.9V
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Gọi thể tích nước cho thêm là V1
nHCl ban đầu= V.10-3 (mol); nHCl sau= (V+V1).10-5 (mol)
Do số mol HCl không đổi nên V.10-3= (V+V1).10-5 suy ra V1=99V
Bài 90: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?
A.CuS + HCl
B.NaNO3 rắn + H2SO4 đặc nóng
C. NaHCO3 + NaHSO4
D. Pb(NO3)2+ H2S
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Ở đáp án A: chú ý một số muối sunfua như CuS, Ag2S, PbS không tan trong các axit như HCl, H2SO4 loãng
B.NaNO3 rắn + H2SO4 đặc nóng → NaHSO4+ HNO3 (phản ứng xảy ra được vì tạo ra HNO3 là chất dễ bay hơi)
C. NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4+ CO2+ H2O
D. Pb(NO3)2+ H2S → PbS↓ + 2HNO3
Bài 91: Dung dịch X chứa Na2SO4 0,3M; MgSO4 0,2M và Fe2(SO4)3 0,1M. Cho dung dịch Ba(NO3)2 từ từ đến dư vào 500 ml dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A.46,6 gam
B. 69,9 gam
C. 93,2 gam
D. 186,4 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
nNa2SO4= 0,15 mol; nMgSO4= 0,1 mol; nFe2(SO4)3=0,05 mol; nSO4(2-)=0,4 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4
nBaSO4= nSO4(2-)= 0,4 mol; mBaSO4= 93,2 gam
Bài 92: Dung dịch X chứa K2CO3 0,15M; NaCl 0,1M và (NH4)3PO4 0,05M. Cho dung dịch AgNO3 vừa đủ vào 400 ml dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 30,68 gam
B.39,29 gam
C.76,6 gam
D.50,68 gam
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
2Ag++ CO32-→ Ag2CO3
0,06 0,06 mol
Ag++ Cl-→AgCl
0,04 0,04 mol
3Ag++ PO43-→ Ag3PO4
0,02 0,02 mol
mkết tủa= 0,06.276+ 0,04.143,5+0,02.419= 30,68 gam
Bài 93: Dung dịch X chứa MgCl2 0,15M; CuSO4 0,2M và Fe(NO3)3 0,1M. Cho từ từ đến hết V lít dung dịch NaOH 2M vào 300 ml dung dịch X thì thấy phản ứng vừa đủ thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:
A.11,7 gam và 0,15 lít
B.11,7 gam và 1,0 lít
C.13,4 gam và 0,15 lít
D.13,4 gam và 1,0 lít
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Mg2++ 2OH- → Mg(OH)2
0,045 0,09 0,045 mol
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2
0,06 0,12 0,06 mol
Fe3++ 3OH- → Fe(OH)3
0,03 0,09 0,03 mol
nOH-= 0,09+0,12+0,09=0,3 mol= nNaOH suy ra Vdd= 0,3/2=0,15 lít
mkết tủa= 0,045.58+ 0,06.98+ 0,03.107=11,7 gam
Bài 94: Ở 25oC, trong dung dịch HCl 0,010 M, tích số ion của nước là:
A.[H+]. [OH-] > 10-14
B. [H+]. [OH-] <10-14
C. [H+]. [OH-] =10-14
D. không xác định được
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Bài 95: Một dung dịch có nồng độ [H+]= 2,0.10-5 M. Môi trường của dung dịch này là:
A. axit B.trung tính C.kiềm D. lưỡng tính
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
[H+]= 2,0.10-5 M > 10-7 nên môi trường là axit
Bài 96:Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol bằng nhau là dung dịch HCl, pH=a; dung dịch H2SO4 có pH=b; dung dịch NH4Cl có pH= c; dung dịch NaOH có pH= d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. d < c < a < b
B.c < a < d < b
C. a < b< c< d
D. b < a< c < d
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
Có [H+]H2SO4>[H+]HCl>[H+]NH4Cl>[H+]NaOH nên b < a< c < d
Bài 97: Có V lít dung dịch NaOH 0,5M. Trường hợp nào sau đây làm pH của dung dịch NaOH tăng?
A.Thêm V lít nước cất
B.Thêm V lít dung dịch HCl 0,4M
C. Thêm V lít dung dịch KOH 0,4M
D.Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 0,3M
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án D
CMOH- =( V.0,5+ 2.0,3.V)/ 2V= 0,55 M nên pH tăng
Bài 98: Cho 50 ml dung dịch HNO3 2M vào 100 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là:
A.0,5 B. 0,8 C.1,0 D.0,3
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất nên HNO3 và NaOH đều hết
Nên 50.2=100.x suy ra x=1M
Bài 99: Trộn hai thể tích bằng nhau có cùng nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH thì pH của dung dịch sau phản ứng:
A.<7
B.=7
C.>7
D. không xác định được
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án A
Dung dịch H2So4 và NaOH có cùng V, cùng CM nên số mol chất tan bằng nhau
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4+ 2H2O
X mol X mol
Do đó NaOH hết, H2SO4 dư. Dung dịch sau phản ứng có pH <7
Bài 100: Tính pH của dung dịch có chứa H2SO4 0,01M và HCl 0,05M
A.1,22 B.1,15 C.1,00 D. 2,00
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án B
[H+]= 0,01.2+0,05= 0,07M nên pH= -log[H+]=1,15
Bài 101: Có V lít dung dịch HCl có pH=3. Cần bớt thể tích nước bằng bao nhiêu V để thu được dung dịch có pH=2?
A.10V B. 9V C.0,9V D. V
Lời giải:
Hướng dẫn: Đáp án C
Gọi thể tích nước bớt đi là V1 (lít)
nHCl ban đầu= V.10-3 mol; nHCl sau= (V-V1).10-2 mol
Do số mol HCl không đổi nên V.10-3= (V-V1).10-2 suy ra V1= 0,9V