X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết - Hoá học lớp 11


Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết

Với Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 11 tổng hợp 20 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Cacbon (C) từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết

Câu 1 . Vị trí của C (z = 6) trong bảng tuần hoàn là

 A. ô thứ 6, chu kỳ 2, nhóm IVA.

 B. ô thứ 6, chu kỳ 2, nhóm IIA.

 C. ô thứ 6, chu kỳ 3, nhóm IVA.

 D. ô thứ 6, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Lời giải:

Đáp án A

Cấu hình electron của C: 1s22s22p2

→ C ở ô thứ 6 (z = 6), chu kỳ 2 (có 2 lớp e), nhóm IVA (4 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố p).

Câu 2 . Số oxi hóa của C trong hợp chất là

 A. -2, 0, +2.

 B. -2, +2, +4.

 C. -4, +2, +4.

 D. -4, +4.

Lời giải:

Đáp án C

Số oxi hóa của C trong hợp chất là -4, +2, +4.

Câu 3 . Chọn câu trả lời đúng: Trong phản ứng hoá học, cacbon

 A. chỉ thể hiện tính khử.

 B. vừa thể hiện tính khử , vừa thể hiện tính oxi hóa.

 C. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

 D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

Lời giải:

Đáp án B

Số oxi hóa của C trong hợp chất là -4, +2, +4. Như vậy trong phản ứng oxi hóa khử C vừa thể hiện tính khử , vừa thể hiện tính oxi hóa.

Hay lắm đó

Câu 4 . Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

 A. 1.

 B. 2.

 C. 3.

 D. 4.

Lời giải:

Đáp án D

(1) C + O2 → CO2

(2) C + CO2 → 2CO

(3) C + 2H2 (t°)→ CH4

(4)Fe2O3 + 3C (t°)→ 2Fe + 3CO

Câu 5 . Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong số các phản ứng sau?

 A. 2C + Ca → CaC2.

 B. C + 2H2 → CH4.

 C. 3C + 4 Al → Al4C3.

 D. C + O2 → CO2.

Lời giải:

Đáp án D

C + O2 → CO2.

Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 → C thể hiện tính khử.

Câu 6 . Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là

 A. Than chì.

 B. Than muội.

 C. Than gỗ.

 D. Than cốc.

Lời giải:

Đáp án B

Than muội được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy.

Câu 7 . Chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của cacbon?

 A. than chì.

 B. thạch anh.

 C. kim cương.

 D. cacbon vô định hình.

Lời giải:

Đáp án B

Thạch anh không phải là dạng thù hình của cacbon.

Câu 8 . Kim cương và than chì là các dạng

 A. đồng hình của cacbon.

 B. đồng vị của cacbon.

 C. thù hình của cacbon.

 D. đồng phân của cacbon.

Lời giải:

Đáp án C

Kim cương và than chì là các dạng thù hình của cacbon.

Câu 9 . Nhận xét nào sau đây là sai?

 A. Kim cương là chất tinh thể trong suốt, không màu.

 B. Than chì là chất tinh thể màu xám đen.

 C. Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương … được gọi chung là cacbon vô định hình.

 D. Kim cương dẫn điện tốt.

Lời giải:

Đáp án D

Kim cương không dẫn điện.

Câu 10 . Dạng tồn tại nào sau của cacbon hoạt động hơn cả về mặt hóa học?

 A. kim cương.

 B. than chì.

 C. cacbon vô định hình.

 D. tất cả các dạng hoạt động hóa học như nhau.

Lời giải:

Đáp án C

Cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.

Hay lắm đó

Câu 11 . Thành phần chính của quặng nào sau đây không chứa cacbon?

 A. Canxit.

 B. Magiezit.

 C. Đolomit.

 D. Pirit sắt.

Lời giải:

Đáp án D

Thành phần chính của quặng pirit là FeS2.

Câu 12 . Thành phần chính của quặng canxit là?

 A. MgCO3.

 B. CaCO3.

 C. Na2CO3.

 D. CaC2.

Lời giải:

Đáp án B

Thành phần chính của quặng canxit là CaCO3.

Câu 13 . Quặng CaCO3. MgCO3 còn được gọi là

 A. Magiezit.

 B. Canxit.

 C. Đolomit.

 D. Pirit.

Lời giải:

Đáp án C

Đolomit: CaCO3. MgCO3.

Câu 14 . Than cốc được sản xuất bằng cách nào sau?

 A. Nung than chì ở 1000°C, trong lò cốc, không có không khí.

 B. Nung than gỗ ở 3000°C, trong lò cốc, không có không khí.

 C. Nung than mỡ ở 1000°C, trong lò cốc, không có không khí.

 D. Nhiệt phân metan có xúc tác.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 15 . Tồng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phản ứng:

C + HNO3 đặc → CO2 + NO2 + H2O là

 A. 5.

 B. 6.

 C. 10.

 D. 12.

Lời giải:

Đáp án D

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Tồng hệ số = 1 + 4 + 1 + 4 + 2 = 12.

Câu 16 . C không thể khử được các oxit nào sau đây?

 A. ZnO.

 B. CuO.

 C. MgO.

 D. FeO.

Lời giải:

Đáp án C

C chỉ khử được những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Câu 17 . Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 kg trong oxi thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than đá trên là

 A. 94,64.

 B. 64,94.

 C. 49,64.

 D. 46,94.

Lời giải:

Đổi 0,6 kg = 600 gam.

Đồi 1,06 m3 = 1060 lít → Vkhí = 1060 : 22,4 = 47,32 mol.

20 Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết

Câu 18 . Để khử hoàn toàn 0,81 gam ZnO cần khối lượng cacbon là

 A. 0,12g.

 B. 1,2g.

 C. 0,012g.

 D. 2,4g.

Lời giải:

Đáp án A

20 Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết

Hay lắm đó

Câu 19 . Thể tích khí sinh ra khi cho 1,2 gam C phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng là

 A. 6,72 lít.

 B. 2,24 lít.

 C. 3,36 lít.

 D. 4,48 lít.

Lời giải:

Đáp án A

20 Bài tập về Cacbon (C) cực hay, có lời giải chi tiết

Câu 20 . Chất nào sau đây là canxi cacbua?

 A. CaC.

 B. Ca2C.

 C. CaC2.

 D. Ca4C.

Lời giải:

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: