X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin - Hoá học lớp 11


Dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin

Với Dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

Dạng bài tập Đồng phân, danh pháp của Anken, Ankađien, Ankin

A. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên anken C5H10.

Hướng dẫn:

Các đồng phân cấu tạo anken của C5H10:

CH2=CH-CH2CH2-CH3 (pent-1-en)

CH3CH=CHCH2-CH3 (pent-2-en)

CH2=CH-CH(CH3)-CH3 (3-metylbut-2-en)

CH2=C(CH2)CH2-CH3 (2-metylbut-1-en)

CH3CH=CH(CH3)-CH3 (2-metylbut-2-en)

Bài 2: Cho các chất : 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); 3-metylbut-2-en (5). Viết CTCT của các chất. Những chất nào là đồng phân của nhau ?

Hướng dẫn:

(1) CH2=C(CH2)CH2-CH3

(2) CH2=CH-C(CH3)2-CH3

(3) CH2=CH-CH(CH3)CH2-CH3

(4) CH3CH=C(CH3)CH2-CH3

(5) CH2=CH-CH(CH3)-CH3

Các chất là đồng phân của nhau là: (1) và (5); (2), (3) và (4) .

Bài 3: Viết các đồng phân ankađien liên hợp của C5H8? Gọi tên các đồng phân.

Hướng dẫn:

Các đồng phân liên hợp của C5H8:

CH2=CH-CH=CH-CH3 (penta-1,3-đien)

CH2=C(CH3)-CH=CH2 (2-metylpenta-1,3-đien)

Bài 4: Viết CTCT của các chất sau: (1) Buta-1,3-đien, (2) isopren (3) 2,3-đimetylpenta-1,3-đien.

Hướng dẫn:

(1) CH2=CH-CH=CH2 ;

(2) CH2=C(CH3)-CH=CH2;

(3) CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3

Hay lắm đó

Bài 5: Viết các đồng phân ankin của C4H6 và gọi tên. Cho các đồng phân đó với nước brom dư; hiđro dư (xt lần lượt là Ni) và AgNO3 trong dung dịch NH3 viết PTHH xảy ra.

Hướng dẫn:

Các đồng phân ankin của C4H6 là:

    CH≡C-CH2-CH3 (but-1-in); CH3-C≡C-CH3 (but-2-in)

Phương trình phản ứng:

    CH≡C-CH2-CH3 + Br2 → CHBr2-CBr2-CH2-CH3

    CH≡C-CH2-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3

    CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH2-CH3 + NH4NO3

    CH3-C≡C-CH3+ Br2 → CH3-CBr2-CBr2-CH3

    CH3-C≡C-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3

Bài 6: Viết CTCT các ankin có tên sau: (1) iso-butylaxetilen, (2) metyl iso-propylaxetilen, (3) 3-metylpen-1-in, (4) 2,2,5,5-tetrametylhex-3-in, (5) xicl-clopropylaxetilen.

Hướng dẫn:

(1) (CH3)2-CH-CH2-C≡CH

(2) CH3-C≡C-CH(CH3)2

(3) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH3

(4) CH3-C(CH3)2-C≡C-C(CH3)2-CH3

(5) Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Tên theo danh pháp quốc tế của chất (CH3)2CHCH=CHCH3 là:

A.1-Metyl-2-isopropyleten        B.1,1-Đimetylbut-2-en

C. 1-Isopropylpropen        D.4-Metylpent-2-en.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 2: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?

A. 4.        B. 5.        C. 6.        D. 7.

Lời giải:

Đáp án: D

5 đồng phân cấu tạo và 2 đồng phân cis – trans

Bài 3: Anken có đồng phân hình học ?

A.Pent-1-en.        B. Pent-2-en.

C. 2-metylbut-2-en.        D. 3-metylbut-1-en.

Lời giải:

Đáp án: B

CTCT: CH3CH=CHCH2-CH3

Bài 4: Cho các chất sau:

(1) CH2=CHCH2CH2CH=CH2; (2) CH2=CHCH=CHCH2CH3;

(3) CH3C(CH3)=CHCH2;(4) CH2=CHCH2CH=CH2;

(5) CH3CH2CH=CHCH2CH3;(6) CH3C(CH3)=CH2;

(7) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; (8) CH3CH=CHCH3.

Số chất có đồng phân hình học là:

A. 4.        B. 1.        C. 2.        D. 3.

Lời giải:

Đáp án: A

2,5,7,8

Hay lắm đó

Bài 5: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là:

A. 4.        B. 5.        C. 6.        D. 7.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 6: Ankađien X có CTCT: CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2. X có tên thay thế là.

A. 4-metylhexa-2,5-đien        B. 3-metylhexa-1,4-đien

C. 3-metylhexa-2,4-đien        D. A, B, C đều sai.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Hợp chất CH3CH=CHC(CH3)2CH=CH2 có tên thay thế là:

A. 4,4-đimetylhexa-2,4-đien        B. 3,3-đimetylhexa-1,4-đien

C. 3,4-đimetylhexa-1,4-đien        D. 4,5-đimetylhexa-2,4-đien.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 8: Ankađien Z có tên thay thế: 2,3-đimetylpenta-1,3-đien. Vậy CTCT của Z là

A. CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH=CH2

B. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH-CH3

C. CH2=C=C(CH3)-CH(CH3)-CH2

D. CH2=C(CH3)-CH2-C(CH3)=CH2

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 9: C5H8 có số đồng phân ankin là:

A. 1        B. 2        C. 3        D. 4

Lời giải:

Đáp án: C

Hay lắm đó

Bài 10: Cho hợp chất hữu cơ có CTCT CH≡C-CH(CH3)2 có tên gọi là:

A. 2-metylbutin        B. isopropyl axetilen        C. 3-metylbut-1-in        D. B hoặc C

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 11: Tên thông thường của hợp chất có công thức : CH3 – C ≡ C – CH3

A. đimetylaxetilen        B. but -3 –in        C. but -3 –en        D. but-2 –in.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 12: Cho công thức cấu tạo của hợp chất sau: CH3-C≡C-CH2-C(Cl)(CH3)-CH3?

Tên gọi đúng theo danh pháp IUPAC của hợp chất trên là:

A. 2 - clo - 2 - metylhex - 4 - in.        B. 5 - clo - 5 - metylhex - 2 - in.

C. 2 - metyl - 2 - clohex - 4 - in.        D. 5 - metyl - 5 - clohex - 2 - in.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 13: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

A. 6, 7 - đimetyloct - 4 - in.        B. 2 - isopropylhept - 3 - in.

C. 2, 3 - đimetyloct - 4 - in.        D. 6 - isopropylhept - 4 -in.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 14: Đimetylaxetilen có tên gọi là

A. propin        B. but-1-in        C. but-2-in        D. but-2-en

Lời giải:

Đáp án: C

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: