X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Lý thuyết Phân loại hợp chất hữu cơ - Hoá học lớp 11


Lý thuyết Phân loại hợp chất hữu cơ

Tài liệu Lý thuyết Phân loại hợp chất hữu cơ Hoá học lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Phân loại hợp chất hữu cơ từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 11.

Lý thuyết Phân loại hợp chất hữu cơ

I. Phân loại hợp chất hữu cơ

1. Phân loại

    Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrcacbon và dẫn xuất hidrcacbon.

    a. Hidrcacbon: là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.

    - Hidrocacbon mạch hở:

       + Hidrocacbon no: Ankan CH4.

       + Hidrocacbon không no có một nối đôi: Anken C2H4.

       + Hidrcacbon không no có hai nối đôi: Ankadien.

    - Hidrocacbon mạch vòng:

       + Hidrocacbon no: xicloankan.

       + Hidrocacbon mạch vòng: Aren.

    b. Dẫn xuất của hidrocacbon: là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen, ...

    - Dẫn xuất halogen: R–X (R là gốc hidrocacbon).

    - Hợp chất chứa nhóm chức: -OH: ancol; -O-: ete; -COOH: axit, ...

2. Nhóm chức

    - Nhóm chức là nhóm nguyên tử (hoặc phân tử) gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.

    - Cấu tạo của nhóm thường được viết rõ ràng, phần còn lại có thể viết tắt là R.

    Ví dụ: R-OH, R-CO-R’, R-COOH, …

    - Một số nhóm chức: -OH: ancol, R-O–R’: ete, -COOH: axit, R-CO-R’: xeton, R-COO-R’: este, -NH2: amin, R-CHO: anđehit, …

II. Danh pháp hợp chất hữu cơ

1. Tên thông thường

    Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một đặc điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.

    Ví dụ: Axit fomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm); …

2. Tên hệ thống

    Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các hợp chất hữu cơ.

    Ví dụ:

    CH3-OH: rượu metylic (cacbinol)

    CH3-CH2-OH: rượu etylic (metyl cacbinol)

Hay lắm đó

3. Danh pháp quốc tế (IUPAC)

    a. Dựa vào bộ khung cacbon (tên gốc – chức): xuất phát từ hiđrocacbon no mạch thẳng. Các hợp chất cùng loại (cùng dãy đồng đẳng), cùng nhóm chức thì có đuôi giống nhau.

    Ví dụ:

       + Hiđrocacbon no (ankan) có đuôi an:

       CH3-CH2-CH3: propan

       + Hiđrocacbon nối đôi (anken) có đuôi en:

       CH2=CH-CH3: propen

       + Hiđrocacbon nối ba (ankin) có đuôi in:

       CH≡C-CH3: propin

       + Hiđrocacbon anđehit có đuôi al:

       CH3-CH2-CHO: propanal

       + Hiđrocacbon rượu có đuôi ol:

       CH3-CH2-CH2-OH: propanol

       + Hiđrocacbon axit hữu cơ có đuôi oic:

       CH3-CH2-COOH: propanoic

       + Hiđrocacbon xeton có đuôi on:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    – Để chỉ số nguyên tử cacbon trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau: 1 (meta); 2 (eta); 3 (propa); 4 (buta); 5 (penta); 6 (hexa); 7 (hepta); 8 (octa); 9 (nona); 10 (đeca).

    b. Tên của nhóm thế: Cần chú ý rằng, trong hóa học hữu cơ, tất cả các nguyên tử khác hidro như (Cl, Br, …) hoặc nhóm nguyên tử (như –NO2, -NH2) hoặc các gốc hiđrocacbon (CH3-, C2H5-, …) đều được gọi là nhóm thế.

    – Gọi tên nguyên tố hoặc tên nhóm thế.

    Ví dụ:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    – Gọi tên gốc hiđrocacbon: đều xuất phát từ tên hiđrocacbon tương ứng với phần đuôi khác nhau:

       + Gốc hiđrocacbon hóa trị I gọi theo tên của ankan tương ứng bằng cách thay đổi đuôi -an bằng đuôi -yl và gọi chung là gốc ankyl.

       Ví dụ:

       CH3-: Metyl

       C2H5-: etyl

       + Gốc hiđrocacbon chưa no hóa trị I có đuôi -enyl đối với anken, đuôi -inyl đối với ankin và đuôi -đienyl đối với dien.

       Ví dụ:

       CH2=CH-: etylenyl (vinyl)

       CH≡C-: axetilenyl hay etinyl

       CH2=CH-CH=CH-: butadienyl

       + Gốc hóa trị II tạo thành khi tách 2 nguyên tử H khỏi 1 nguyên tử cacbon hoặc tách nguyên tử oxi khỏi andehit hay xeton. Gốc hóa trị II có đuôi -yliden.

       Ví dụ: CH3-CH2-CH=: propylien

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: