X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Lý thuyết Tính chất của Xicloankan - Hoá học lớp 11


Lý thuyết Tính chất của Xicloankan

Tài liệu Lý thuyết Tính chất của Xicloankan Hoá học lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tính chất của Xicloankan từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 11.

Lý thuyết Tính chất của Xicloankan

I. Cấu trúc, đồng phân, danh pháp

1. Cấu trúc phân tử của 1 số xicloankan

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Xicloankan là những hidrocacbon mạch vòng.

    - Monoxicloankan là những xicloankan có 1 vòng (đơn vòng), có công thức chung là CnH2n (n ≥ 3).

    - Ở phân tử xicloankan, các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên cùng một mặt phẳng (trừ xiclopropan).

2. Đồng phân, tên gọi

    a. Cách viết đồng phân mạch vòng

    Viết vòng tối đa số nguyên tử C, sau đó giảm dần số nguyên tử C mạch vòng và thêm nhánh.

    Lưu ý: Có cả các đồng phân mạch nhánh.

    b. Cách gọi tên

    Số chỉ vị trí mạch nhánh (nếu có nhiều nhánh) + tên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an

    Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí các mạch nhánh là nhỏ nhất.

    Ví dụ: Viết các đồng phân ứng với công thức C6H12:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

II. Tính chất vật lí

    - Không màu.

    - Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan

    - Xiclopropan và xiclobutan cho phản ứng cộng mở vòng.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    Chú ý:

    - Các xicloankan vòng nhỏ (3C - 4C) khi tham gia phản ứng thế thường cộng mở vòng.

2. Phản ứng thế

    - Các xicloankan từ 5C trở lên cho phản ứng thế như ankan.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

3. Phản ứng oxi hóa

    - Xicloankan có tính chất hóa học tương tự ankan (phản ứng thế, phản ứng cháy, ...)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    Ví dụ:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

Hay lắm đó

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

    - Sử dụng làm nhiên liệu.

    - Làm dung môi hữu cơ, làm nguyên liệu để điều chế chất khác.

2. Điều chế

    * Tách H2 từ ankan tương ứng:

CH3(CH2)4CH3 → H2 + C6H12

    * Tách Br2 từ dẫn xuất 1,n - đibromankan (n > 2):

CnH2nBr2 + Zn → CnH2n + ZnBr2

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: