X

Các dạng bài tập Toán lớp 12

Cho tứ giác ABCD có AB = CD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, DB


Câu hỏi:

Cho tứ giác ABCD có AB = CD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, DB. Đường thẳng EF lần lượt cắt AB, CD tại H, K. Chứng minh rằng \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\)

Trả lời:

Cho tứ giác ABCD có AB = CD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, DB (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC

Xét tam giác ACD có M, E lần lượt là trung điểm của AD, AC

Suy ra ME là đường trung bình

Do đó ME // CD, \(ME = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\) (1)

Xét tam giác BCD có N, F lần lượt là trung điểm của BC, BD

Suy ra NF là đường trung bình

Do đó NF // CD, \(NF = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\)  (2)

Xét tam giác ACB có N, E lần lượt là trung điểm của BC, AC

Suy ra NE là đường trung bình

Do đó NE // AB, \(NE = \frac{1}{2}AB\)    (3)

Xét tam giác ABD có M, F lần lượt là trung điểm của AD, BD

Suy ra MF là đường trung bình

Do đó MF // AB, \(MF = \frac{1}{2}AB\)   (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}ME//NF//C{\rm{D}}\\MF//NE//AB\\ME = NF = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\\MF = NE = \frac{1}{2}AB\end{array} \right.\)

Mà AB = CD nên NF = NE

Suy ra tam giác NFE cân tại N

Do đó \(\widehat {NF{\rm{E}}} = \widehat {{\rm{NEF}}}\)

Vì NE // AB nên \(\widehat {KHB} = \widehat {NEK}\) (hai góc đồng vị)

Vì NF // CD nên \(\widehat {HKC} = \widehat {NFH}\) (hai góc đồng vị)

Suy ra \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\)

Vậy \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Trong không gian cho đường thẳng  không nằm trong mp (P), đường thẳng  được gọi là vuông góc với mp (P) nếu:

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (α), nếu mặt phẳng (β) chứa d mà cắt (α) theo giao tuyến d’ thì:

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho hình thoi ABCD có AC = BD. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp hình thoi ABCD?

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm một số thập phân biết rằng khi chia số đó cho 3,25 rồi cộng với 24,56 thì được kết quả một số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số.

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho phép vị tự tâm O tỉ số k ≠ 0 biến điểm M thành điểm M’. Chọn mệnh đề đúng:

Xem lời giải »


Câu 6:

Với giá trị nào của m để phương trình 9x – 3x + m = 0 có nghiệm?

Xem lời giải »


Câu 7:

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) = 4x2 – 4mx + m2 – 2m trên đoạn [–2; 0] bằng 3. Tính tổng T các phần tử của S.

Xem lời giải »


Câu 8:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số trong đó các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau?

Xem lời giải »