X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải


Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Với Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 11.

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

I. Lý thuyết và phương pháp giải

Xét bài toán sục CO2 sục vào dung dịch kiềm.

- Phương trình hóa học:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O (1)

CO2 + OH- → HCO3- (2)

- Xét tỉ lệ: Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

+ Nếu T ≥ 2 : chỉ tạo muối CO32-

Bảo toàn nguyên tố C → nCO2 = nCO32-

+ Nếu T ≤ 1 : chỉ tạo muối HCO3-

Bảo toàn nguyên tố H → nOH- = nHCO3-

+ Nếu 1 < T < 2 : tạo cả muối HCO3- và CO32-

Bảo toàn nguyên tố → nCO32- = nOH- - nCO2 ; nHCO3- = nCO2 - nCO32-

- Để giải tốt bài toán này cần phối hợp thuần thục bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng:

+ mmuối = mKL + mCO32- + mHCO3- = m muối cacbonat + m muối hidrocacbonat (muối nào không có thì cho bằng 0).

- Nếu cation của dung dịch kiềm là Ba2+, Ca2+ thì so sánh với số mol CO32- với số mol cation Ba2+, Ca2+ để suy ra số mol kết tủa.

+ Trường hợp: nCO32- > nM2+ ⇒ n↓ = nM2+

+ Trường hợp: nCO32- < nM2+ ⇒ n↓ = nCO32-

- Nếu sau phản ứng, tiến hành cô cạn dung dịch thu được kết tủa thì dung dịch chứa hỗn hợp muối HCO3- và CO32-.

Ví dụ: Ca(HCO3)2Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giảiCaCO3 ↓ + CO2 + H2O

II. Ví dụ minh họa

Câu 1: Sục 2,24 lít khí CO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X?

A. 15 g

B. 20 g

C. 10 g

D.10,6 g

Hướng dẫn

nCO2 = 0,1 mol, nNaOH = 0,2 mol

⇒ T = Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải= 2

⇒ Dung dịch X chỉ chứa 1 muối là Na2CO

⇒ nNa2CO3 = nCO2

⇒ mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6gam

Đáp án D

Câu 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2

A. 2,24 lít.

B. 6,72 lít.

C. 8,96 lít.

D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Hướng dẫn

nCa(OH)2 = 0,2 mol; n↓CaCO3 = 0,1 mol

Trường hợp 1: Chỉ tạo muối CaCO3

⇒ nCO2 = n↓CaCO3 = 0,1 mol

⇒ VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lit

Trường hợp 2: Tạo hỗn hợp 2 muối

Bảo toàn nguyên tố Ca : nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 - n↓CaCO3 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C ⇒ nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + n↓CaCO3 = 0,3 mol

⇒ VCO2 = 0,3.22,4 = 6,72lit

Đáp án D

Câu 3: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 9,85 gam

B. 9,65 gam

C. 10,05 gam

D. 10,85 gam

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,2 mol , nOH- = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 mol

Ta thấy: 1< T = 1,25 < 2 ⇒ tạo cả muối HCO3- và CO32-.

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

0,125 0,25 → 0,125

CO2 + CO32- + H2O → 2HCO3- (2)

0,075 → 0,075 → 1,5

nCO32- = 0,05 mol < nBa2+

n = 0,05 mol

⇒ m↓ = 0,05 . 197 = 9,85g

Đáp án A

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm?

A. Chỉ có CaCO3

B. Chỉ có Ca(HCO3)2

C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1 gam

B. 1,5 gam

C. 2 gam

D. 2,5 gam

Câu 3: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 6 gam kết tủa. Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy có 4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

A. 2,24 lít

B. 2,688 lít

C. 6,72 lít

D. 10,08 lít

Câu 4: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 2,24 hoặc 4,48

B. 2,24 hoặc 11,2

C. 6,72 hoặc 4,48

D. 5,6 hoặc 11,2

Câu 5: Dẫn V lít khí CO2 (ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng xM , sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là

A. 1,568 lít và 0,1 M

B. 22,4 lít và 0,05 M

C. 0,1792 lít và 0,1 M

D. 1,12 lít và 0,2 M

Câu 6: Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam.

B. 5 gam.

C. 10 gam.

D. 20 gam.

Câu 7: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M , thu được 7,5 gam kết tủa. Gía trị V là

A. 1,68 lít

B. 2,88 lít

C. 2,24 lít và 2,8 lít

D. 1,68 lít và 2,8 lít

Câu 8: Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 5,91g.

B. 19,7g.

C. 78,8g.

D. 98,5g.

Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 13,7.

B. 5,3.

C. 8,4.

D. 15,9.

Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 1,0.

B. 7,5.

C. 5,0.

D. 15,0

Đáp án tham khảo

1A

2A

3B

4B

5A

6B

7D

8A

9A

10C

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: