Lý thuyết Hóa 11 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 11 Bài 17 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Hóa học 11 Bài 17.
Lý thuyết Hóa học 11 Bài 17 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Hóa học 11 Bài 17:
(Kết nối tri thức) Giải Hóa 11 Bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm)
Lưu trữ: Lý thuyết Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic (sách cũ)
A. Silic
I. Tính chất vật lý
- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.
II. Tính chất hóa học
- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).
- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
a. Tính khử
b. Tính oxi hóa
III. Trạng thái tự nhiên
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.
- Trong tự nhiên chỉ gặp silic dưới dạng các hợp chất, chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và aluminosilicat như: cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O), xecpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), ...
- Silic còn có trong cơ thể động vật, thực vật với lượng nhỏ và có vai trò đáng kể trong hoạt động của thế giới hữu sinh.
IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
- Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Pin mặt trời chế tạo từ silic có khả năng chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ.
- Trong luyện kim, hợp kim ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit.
2. Điều chế
- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao.
B. Hợp chất của Silic
I. Silic đioxit
- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.
- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy.
- Tan được trong axit HF.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.
II. Axit silixic
- H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓
III. Muối silicat
- Đa số các muối silicat đều không tan, chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan được trong nước.
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.