X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Lý thuyết Hóa 11 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 11 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Hóa học 11 Bài 19.

Lý thuyết Hóa học 11 Bài 19 (sách mới cả ba sách)

Lời giải sgk Hóa học 11 Bài 19:




Lưu trữ: Lý thuyết Hóa 11 Bài 19: Luyện tập : Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng (sách cũ)

I. Cacbon

1. Đơn chất

    - Chất rắn, không tan trong nước, có 4 dạng thù hình: Kim cương, than chì, Fuleren, than vô định hình.

    - Tính khử:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tính oxi hóa:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

2. Oxit

    a. Cacbon monooxit (CO)

    - CO là oxit trung tính. Không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, rất độc.

    - Hoá tính quan trọng là tính khử ở nhiệt độ cao:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    b. Cacbon đioxit (CO2)

    - Khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, dễ hóa lỏng, không duy trì sự cháy và sự sống. Ở trạng thái rắn, CO2 gọi là nước đá khô.

    - CO2 là một oxit axit.

CO2 + H2O → H2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

    - Tính oxi hóa:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

3. Axit cacbonic

    - Là axit rất yếu và kém bền.

H2CO3 → CO2↑ + H2O

    - Trong nước, điện li yếu:

H2CO3 → HCO3- + H+

HCO3- → CO32- + H+

4. Muối cacbonat

    - Tính tan: Muối axit đa số dễ tan (trừ NaHCO3 hơi ít tan). Muối trung hoà không tan trong nước (trừ cacbonat của kim loại kiềm và amoni).

    - Tác dụng với axit:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    - Tác dụng với dung dịch kiềm:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

    - Thủy phân trong nước tạo môi trường kiềm:

CO32- + H2O → HCO3- + OH-

HCO3- + H2O → H2CO3 + OH-

    - Dễ bị nhiệt phân hủy:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

CaCO3 → CaO + CO2

Hay lắm đó

II. Silic

1. Đơn chất

    - Silic là chất rắn có 2 dạng thù hình: Si vô định hình, Si tinh thể.

    - Si là phi kim yếu, tương đối trơ.

    - Tính khử:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tính oxi hóa:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

2. Silic đioxit (SiO2)

    - Dạng tinh thể, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy là 1713oC, tồn tại trong tự nhiên ở dạng cát và thạch anh.

    - Tan chậm trong kiềm hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tác dụng với HF (dùng để khắc thủy tinh).

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

3. Axit silixic (H2SiO3)

    - Là chất keo, không tan trong nước. Khi sấy khô, axit silixic mất 1 phần nước tạo Silicagen (được dùng để hút ẩm):

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn H2CO3:

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

4. Muối silicat

    - Muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước và bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:

Na2SiO3 + 2H2O → 2NaOH + H2SiO3

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: