X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất


Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất

Với Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập xác định pH của dung dịch sau pha trộn từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 11.

Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất

Dạng 01: Bài toán pha trộn không xảy ra phản ứng trung hòa

1. Phương pháp giải

Bước 1 : Tính tổng số mol H+ (hoặc OH-) trong mỗi dung dịch ban đầu :

∑nH+ = nHCl = 2nH2SO4 + nHNO3 +…

∑nOH- = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 + 2nCa(OH)2 + ...

Bước 2 : Tính nồng độ theo công thức :

CM = Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất Trong đó V = V1 + V2 +....

Bước 3 : Tính pH = –log[H+] hoặc tính pH thông qua pOH = –log[OH-] ⟶ pH = 14 – pOH

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trộn lẫn 3 dd H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl; 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A. Tính pH của dung dịch A?

A. 0,632.

B. 0,362.

C. 0,263.

D. 0,623.

Lời giải:

Gọi V (lit) là thể tích của mỗi dung dịch

0,3V + 2.0,1V + 0,2V = 0,7V mol

M pH = -log[H+] = 0,632

Chọn A

Ví dụ 2: Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,02M với 200ml dung dịch KOH 0,05M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là :

A. 1,40.

B. 12,60.

C. 2,67.

D. 11,33.

Lời giải:

nOH- = nNaOH + nKOH = 0,1.0,02 + 0,2.0,05 = 0,012 mol

V dd X =100 + 200 = 300 ml = 0,3 (lit)

[OH-] = Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất= 0,04M → pOH = -log(0,04) = 1,40 pH = 14 – 1,40 = 12,6

Chọn B

Dạng 02: Bài toán pha trộn có xảy ra phản ứng trung hòa

1. Các bước giải

Bước 1: Tính số mol (tổng số mol) H+ và OH-

Bước 2: Áp dụng công thức nOH- pư = nH+

tính mol axit hay bazơ dư

tính nồng độ axit, bazơ dư

Bước 3: Tính pH của dung dịch sau phản ứng.

Chú ý: Vdd sau trộn = Vaxit + Vbazơ

Môi trường trong dung dịch axit bazơ

pH < 7 → Môi trường axit

pH > 7 → Môi trường bazơ

pH = 7 →Môi trường trung tính

2. Ví dụ minh họa

dụ 1: Trộn lẫn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,02M thu được dung dịch có pH là:

A. 1

B. 12

C. 13

D. 2

Lời giải

nOH- = 2nBa(OH)2 = 2.0,05.0,05 = 0,005 mol

nH+ = nHCl = 0,15.0,02 = 0.03 mol

→ OH-

nOH- pư = nH+ pư = 0,003 mol

→ nOH- dư = 0,002 mol → [OH-] dư = Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất= 0,01M

→ pOH = -log[OH-] = 2 → pH = 14 - 2 = 12

Chọn B

Ví dụ 2: Dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M; dung dịch Y gồm HCl 0,125M và H2SO4 0,375M. Trộn 10 ml dung dịch X với 40 ml dung dịch Y, được dung dịch Z. Giá trị pH của Z là
A. 1.

B. 12.

C. 2.

D. 13.

Lời giải

∑nOH- = 2.0,01.1 + 0,01.1 = 0,03 mol

∑nH+ = 0,04.0,125 + 2.0,04.0,0375 = 0,035 mol

→ H+ dư nH+ dư = 0,005 mol → [H+] dư = Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất= 0,1M

→ pH = -log[H+] = 1M

Chọn A

Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất

B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Trộn 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là :

A. 13,22.

B. 0,78.

C. 12,24.

D. 1,76.

Câu 2: Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M thu được dung dịch có pH bằng

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 1,5.

Câu 3: Trộn 500 ml dung dịch H2SO4 0,01M với 200 ml dung dịch HNO3 0,04M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là :

A. 1,589.

B. 12,11.

C. 1,73.

D. 11,66.

Câu 4 Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,15 M vào 50 ml dung dịch HCl 0,2M để thu được môi trường trung tính?

A. 50 ml

B. 66,67 ml

C. 100 ml

D. 125 ml

Câu 5: Trộn lẫn 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 180ml dung dịch HCl 0,02M thu được dung dịch có pH là:

A. 11,9

B. 2,1

C. 12

D. 2

Câu 6: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2Vml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lit H2 (đktc) và dung dịch Y có pH là

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 7.

Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch X (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch Y (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là:

A. 1.

B. 2.

C. 6.

D. 7.

Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0.

B. 1,2.

C. 1,0.

D. 12,8.

Câu 10: Trộn 150 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng:
A. quì tím chuyển sang màu đỏ.

B. quì tím chuyển sang màu xanh.

C. quì tím không đổi màu.

D. không xác định được màu quì tím.

Câu 11: Cho 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,03 M vào 600 ml dung dịch HCl 0,04 M thu được dung dịch A. pH của dung dịch A bằng:

A. 2,3

B. 3,8

C. 7,0

D. 1,92

Câu 12: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,2M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M; thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là:

A. 13

B. 1,3

C. 1

D. 12,7

Câu 13: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,8M với 150 ml dung dịch H2SO40,4M. Giá trị pH của dung dịch thu được là:

A. 0,51.

B. 0,72.

C. 0,097.

D. 0,49.

Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là

A. 3.

B. 4.

C. 8.

D. 10.

Câu 15: Cho dung dịch chứa x (g) Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x (g) HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường

A. axit.

B. trung tính.

C. bazơ.

D. không xác định được.

2. Đáp án tham khảo

1A

2B

3A

4B

5B

6B

7A

8B

9A

10A

11C

12D

13C

14A

15A






Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: