X

Chuyên đề Hoá học lớp 11

Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất


Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất

Với Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất Hoá học lớp 11 sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 11.

Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất

Câu 1: Khẳng định nào sau đây sai?

A. Hầu hết các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm, muối amoni).

B. Silicagen là axit silixic mất nước một phần.

C. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.

D. Tất cả muối silicat của kim loại kiềm đều bị thủy phân mạnh.

Câu 2: "Thủy tinh lỏng" là

A. silic đioxit nóng chảy.

B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

C. dung dịch bão hòa của axit silixic.

D. thạch anh nóng chảy.

Câu 3: Trong phản ứng hóa học, Silic

A.chỉ thể hiện tính khử

B. chỉ thể hiện tính oxi hóa

C. chỉ tham gia phản ứng trao đổi, không tham gia phản ứng oxi hóa khử.

D. có cả tính khử và tính oxi hóa.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về Silic?

A. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.

B. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

C. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.

D. Một số hợp chất của silic: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Câu 5: Khi cho nước tác dụng với oxit axit nào sau đây sẽ không thu được axit?

A. CO2.

B. SO2.

C. SiO2.

D. N2O5.

Câu 6: Công nghiệp silicat gồm

A. sản xuất đồ gốm, thủy tinh.

B. sản xuất xi măng.

C. sản xuất silic.

D. sản xuất đồ gồm, thủy tinh, xi măng.

Câu 7: Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch HBr.

C. dung dịch HI.

D. dung dịch HF.

Câu 8. Loại thủy tinh nào sau đây được sản xuất bằng cách nấu chảy silic đioxit tinh khiết?

A. Thủy tinh thạch anh.

B. Pha lê.

C. Thủy tinh kali.

D. Thủy tinh hữu cơ

Câu 9. Nhận xét nào sau đây về gạch, ngói là không đúng ?

A. Gạch, ngói thuộc loại gốm xây dựng

B. Phối liệu để sản xuất gạch, ngói gồm: đất sét, cát nhào với nước.

C. Gạch, ngói thuộc loại gốm kỹ thuật.

D. Nhiệt độ trong lò nung gạch, ngói vào khoảng 900 - 1000oC.

Câu 10. Nhận xét nào sau đây về sứ là không đúng?

A. Sứ là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu.

B. Phối liệu để sản xuất sứ gồm: cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại.

C. Đồ sứ được nung hai lần.

D. Sứ dân dụng được dùng để chế tạo các vật cách điện, tụ điện, bugi đánh lửa ...

Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất

Câu 11. Xi măng là

A. vật liệu kết dính, được dùng trong xây dựng

B. vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh.

C. vật liệu xốp, có màu trắng.

D. hỗn hợp các oxit của canxi và silic.

Câu 12. Thêm oxit nào sau đây sẽ được thủy tinh có màu lục?

A. CoO

B. Cr2O3

C. FeO

D. PbO.

Câu 13. Thủy tinh chứa nhiều oxit nào sau đây được dùng làm đồ pha lê?

A. CoO

B. Cr2O3

C. FeO

D. PbO.

Câu 14: Nhận định nào sau đây về tính chất của silic là sai ?

A. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

B. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit

C. Silic là chất rắn, màu xám.

D. Silic dẫn điện tốt nên được dùng làm pin mặt trời.

Câu 15 : Thành phần chính của xi măng là:

A. Đất sét, đá vôi, cát

B. CaCO3, Al2O3

C. CaO, Al2O3

D. CaSiO3, Ca(AlO2)2

Câu 16: Cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng với nhau?

A. SiO2 và H2SO4

B. SiO2 và H2O

C. SiO2 và CaO

D. SiO2 và CO2

Câu 17: Hãy chọn câu đúng?

A. Là axit nên H2SiO3 tan nhiều trong nước.

B. H2SiO3 có oxit axit tương ứng là SiO2 nên có thể diều chế bằng cách cho SiO2 tác dụng với nước.

C. H2SiO3 là axit mạnh hơn H2CO3

D. H2SiO3 là axit ở trạng thái rắn, tan ít trong nước.

Câu 18. Một loại thủy tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2. Công thức biểu diễn thành phần của loại thủy tinh này là

A. Na2O.CaO.6SiO2

B. Na2O.CaO.3SiO2

C. Na2O.2CaO.6SiO2

D. Na2O.2CaO.3SiO2

Câu 19. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp slicat?

A. Sản xuất xi măng.

B. Sản xuất đồ gốm.

C. Sản xuất thủy tinh hữu cơ.

D. Sản xuất thủy tinh.

Câu 20. Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau?

A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới chảy.

C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau

D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.

Đáp án tham khảo

1.C

2.B

3. D

4. C

5. C

6. D

7. D

8. A

9. C

10. D

11.A

12.B

13. D

14.D

15.D

16. C

17. D

18.A

19.C

20.B

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: