Lý thuyết Tính chất của Stiren, Naphtalen - Hoá học lớp 11
Lý thuyết Tính chất của Stiren, Naphtalen
Tài liệu Lý thuyết Tính chất của Stiren, Naphtalen Hoá học lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tính chất của Stiren, Naphtalen từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 11.
I. Stiren
1. Cấu tạo
- Công thức phân tử C8H8.
- Công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2.
2. Tính chất vật lý
- Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
3. Tính chất hóa học
Phân tử stiren được cấu tạo từ 2 phần: vòng benzen và nhánh vinyl (nhóm thế loại II) → tính chất hóa học của stiren được biểu hiện cả ở vòng benzen và nhánh.
a. Phản ứng cộng
b. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp
- Phản ứng trùng hợp
- Phản ứng đồng trùng hợp
c. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2
- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao:
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O
4. Nhận biết
- Làm mất màu dung dịch Brom.
- Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
5. Ứng dụng
- Để sản xuất polime.
- Polistiren là chất dẻo trong suốt, để chế tạo các dụng cụ văn phòng, đồ gia đình.
- Poli butađien-stiren dùng để sản xuất cao su buna – S.
II. Naphtalen
1. Cấu tạo
2. Tính chất vật lý
- Là chất rắn màu trắng, tnc: 80oC , ts: 218oC. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường.
- Có mùi đặc trưng (mùi băng phiến).
- Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng thế
b. Phản ứng cộng hidro (hidro hóa)
c. Phản ứng oxi hóa
4. Ứng dụng
- Naphtalen là nguyên liệu cho sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, ...
- Naphtalen còn dùng làm chất chống gián (băng phiến).