Lý thuyết Tính chất của Xeton - Hoá học lớp 11
Lý thuyết Tính chất của Xeton
Tài liệu Lý thuyết Tính chất của Xeton Hoá học lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tính chất của Xeton từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 11.
1. Đặc điểm cấu tạo
Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.
Công thức tổng quát:
Trong đó R, R’ là gốc hiđrocacbon có thể giống hoặc khác nhau.
Ví dụ:
2. Danh pháp
Theo IUPAC, tên thay thế của xeton gồm tên của hiđrocacbon tương ứng ghép với đuôi on, mạch chính chứa nhóm >C=O, đánh số 1 từ đầu gần nhóm đó. Tên gốc - chức của xeton gồm tên hai gốc hiđrocacbon đính với nhóm >C=O và từ xeton. Ví dụ :
3. Tính chất vật lý
– Axeton là chất lỏng, các xeton khác là chất rắn, thường có mùi thơm.
– Axeton tan vô hạn trong nước, các xeton khác có độ tan giảm dần khi mạch cacbon tăng.
– Axeton dùng làm dung môi và nguyên liệu đầu để tổng hợp một số chất hữu cơ.
4. Tính chất hóa học
a. Cộng với hidro tạo rượu bậc 2
b. Cộng với bisunfit tạo kết tủa
c. Khó bị oxi hóa
Xeton không bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 (không tráng gương) hoặc Cu(OH)2 nhưng có thể bị oxi hóa mạnh thì bị cắt mạch cacbon.
d. Tác dụng với amin
e. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
Nguyên tử hiđro ở bên cạnh nhóm cacbonyl dễ tham gia phản ứng.
Ví dụ :
5. Điều chế, ứng dụng
a. Điều chế
- Từ ancol: oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.
R-CH(OH)-R1 + CuO −tº→ R-CO-R1 + Cu + H2O
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO −tº→ CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
- Oxi hoá cumen rồi chế hoá với axit sunfuric thu được axeton cùng với phenol
b. Ứng dụng
Axeton có khả năng hoà tan tốt nhiều chất hữu cơ và cũng dễ dàng được giải phóng ra khỏi các dung dịch đó (do thấp) nên được dùng làm dung môi trong sản xuất nhiều loại hoá chất, kể cả một số polime.
Axeton còn dùng làm chất đầu để tổng hợp ra nhiều chất hữu cơ quan trọng khác như clorofom, iođofom, bisphenol-A,...