Lý thuyết Mạch có R, L , C mắc nối tiếp hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 12
Lý thuyết Mạch có R, L , C mắc nối tiếp hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Mạch có R, L , C mắc nối tiếp hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Mạch có R, L , C mắc nối tiếp từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 12.
I) Định luật Ôm cho đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp
* Xét mạch điện gồm một điện trở R, một cuộn cảm thuần L và một tụ điện C mắc nối tiếp.
Giả sử cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch là: i = I√2 cos(ωt)
Khi đó hiện điện thế giữa 2 đầu điện trở, cuộn cảm và tụ điện lần lượt là:
uR = IR√2 cos(ωt)
uL = IZL√2 cos(ωt + π/2)
uC = IZC√2 cos(ωt - π/2)
→ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là: u = uR + uL + uC (1)
Sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để thay phép tổng đại số các đại lượng xoay chiều bằng phép tổng vectơ quay tương ứng.
Khi đó phương trình (1) trở thành U→ = (UR→ + UC→ + UL→ (được biểu diễn như hình vẽ)
được gọi là trở kháng của mạch.
II) Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện.
Từ hình vẽ ta có: tanφ = (UL - UC)/UR = (ZL - ZC)/R
Với φ là độ lệch pha của u với i: φ = φu - φi
Nếu ZL > ZC : u sớm pha hơn i một góc φ
Nếu ZL < ZC : u trễ pha hơn i một góc φ
III) Hiện tượng cộng hưởng.
Khi ZL = ZC ↔ ωL = 1/ωC ↔ ω2LC = 1
thì tanφ = 0 nên
Đó là hiện tượng cộng hưởng điện.