Tổng hợp Lý thuyết Chương 4: Dao động và sóng điện từ hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 12
Tổng hợp Lý thuyết Chương 4: Dao động và sóng điện từ hay, chi tiết nhất
Tài liệu Tổng hợp Lý thuyết Chương 4: Dao động và sóng điện từ hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương 4: Dao động và sóng điện từ từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 12.
- Lý thuyết Mạch dao động
- Lý thuyết Điện từ trường
- Lý thuyết Sóng điện từ
- Lý thuyết Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- Lý thuyết Dao động điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
- Lý thuyết Điện từ trường là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
- Lý thuyết Sóng điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
- Lý thuyết Truyền thông bằng sóng điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
I) Mạch dao động:
- Khái niệm: là mạch có một cuộn cảm có độ tự cảm L(H) mắc với một tụ điện có điện dung C(F) thành một mạch điện kín. Nếu điện trở r của mạch rất nhỏ thì gọi là mạch dao động lí tưởng.
- Nguyên lý hoạt động: muốn cho mạch hoạt động ta tích điện q cho tụ C, sau đó khi nối tụ với cuộn cảm L, tụ sẽ phóng điện làm dòng điện i trong cuộn cảm tăng lên, khi đó trong cuộn cảm xảy ra hiện tượng tự cảm, xuất hiện một dòng cảm ứng icư ngược chiều với i làm dòng điện giảm dần đi, khi tụ phóng hết điện, dòng icư lại tích điện cho tụ theo chiều ngược lại, rồi tụ lại phóng điện theo chiều ngược chiều ban đầu. hiện tượng cú thế lặp đi lặp lạ nên được gọi là mạch dao động.
II) Dao động điện từ tự do trong mạch dao động.
- Phương trình dao động:
Xét mạch dao động LC: ta có
uAB = e - ir = q/C
Với e là xuất điện động cảm ứng:
Khi r rất nhỏ: r ≈ 0, ta có phương trình:
q" = -q/LC (phương trình vi phân bậc 2)
Nghiệm của phương trình trên có dạng
q = q0cos(ωt + φ)
Với
q0, φ: được xác định từ điều kiện ban đầu của bài toán.
- Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là:
- Cường độ dòng điện trong mạch:
- Nhận xét: điện tích q của một bản tụ điện (hay cường độ điện trường E→) và cường độ dòng điện i (hay cảm ứng từ B→) trong mạch dao động biên thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ T = 2π√LC chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng của hệ nên được gọi là dao động điện từ tự do.
- Mối quan hệ giữa q,i,u
i sớm pha hơn q một góc π/2:
i sớm pha hơn u một góc π/2:
u đồng pha với q:
III) Năng lượng điện từ:
Năng lượng điện trường ( dự trữ trong tụ điện)
Năng lượng từ trường ( dự trữ trong cuộn cảm)
Năng lượng điện từ:
Lý thuyết Điện từ trường
Bài giảng: Bài 21+22: Điện từ trường - Sóng điện từ - Cô Phan Thanh Nga (Giáo viên VietJack)
I) Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
- Nếu tại một nơi có một từ trường biên thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy (là điện trường có đường sức điện là đường cong kín).
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một tư trường. đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.
II) Điện từ trường:
- Từ nhận xét trên ta thấy điện trường biến thiên và từ trường biến thiên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng cùng tồn tại, cùng biến đổi trong một trường thống nhất là điện từ trường.
So sánh giữa điện trường, từ trường, điện từ trường
Điện trường | Từ trường | Điện từ trường | |
Khái niệm | Tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó | Tồn tại xung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng lực từ | Tồn tại khi điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian. |
Đường sức |
có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian Là các đường không kín |
có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian Là các đường cong kín |
Cả đường sức từ và đường sức đều có thể thay đổi theo không gian, thay đổi theo thời gian. Là các đường cong kín |
III) Thuyết điện từ Măc-xoen:
- Là một hệ thống bốn phương tình diễn tả mối quan hệ giữa:
+) Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường.
+) Sự biến thiên cử từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+) Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.