Các dạng bài tập Tia X có lời giải - Vật Lí lớp 12
Các dạng bài tập Tia X có lời giải
Với Các dạng bài tập Tia X có lời giải Vật Lí lớp 12 tổng hợp các dạng bài tập, 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Tia X từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 12.
Phương pháp giải bài tập Tia X
1. Phương pháp
♦ Định nghĩa Tia X là sóng điện từ có bước sóng từ 10-8 đến 10-11 m
♦ Nguồn phát Do máy X quang phát ra.
♦ Tác dụng
• Khả năng năng đâm xuyên cao
• Làm đen kính ảnh
• Làm phát quang một số chất
• Gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở hầu hết các kim loại
• Làm iôn hóa không khí
• Tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào
♦ Ứng dụng
• Chuẩn đoán hình ảnh trong y học
• Phát hiện khuyết tật trong các sản phẩm đúc
• Kiểm tra hành lý trong lĩnh vực hàng không
• Nghiên cứu thành phần cấu trúc vật rắn
Các công thức
• Cường độ dòng điện trong ống Rơnghen: I = ne.e
• Tổng động năng của e khi va chạm đối ca tốt trong 1s:
• Công thức xác định hiệu suất ống Cu - lit - giơ:
Với ∑e là tổng năng lượng tia X
⇒ ∑e = ∑Wd.H
⇒ ∑Q = ∑W(1 - H)
- q là độ lớn điện tích của electron = 1,6. 10-19C
- UAK là hiệu điện thế giữa anot và catot của máy (V)
- m là khối lượng các electron; m = 9,1.10-31 kg
- Vmax là vận tốc cực đại của các khi đập vào đối catot (m/s)
- h là hằng số plank
- fmax là tần số lớn nhất của bức xạ phát ra (Hz)
- λmin là bước sóng của bức xạ (m)
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Một ống rơnghen có điện áp giữa anốt và katốt là 2000V. Bước sóng ngắn nhất của tia rơnghen mà ống có thể phát ra là
A. 4,68.10-10m B. 5,25.10-10m C. 3.46.10-10m D. 6,21.10-10m
Hướng dẫn:
Ví dụ 2: Để bước sóng ngắn nhất tia X phát ra là 0,05nm hiệu điện thế hoạt động của ống Cu-lit-giơ ít nhất phải là
A. 24,84kV B. 25kV C. 10kV D. 30kV
Hướng dẫn:
Ví dụ 3: Tần số lớn nhất trong chùm bức xạ phát ra từ ống Rơnghen là 4.1018 Hz. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống là
A. 16,46 kV B. 16,56 kV C. 16,66 kV D. 16,76 V
Hướng dẫn:
Bài tập trắc nghiệm Tia X
Bài 1: Trong một ống tia X, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 20kV, dòng điện trong ống là 12mA. Giả sử chỉ có 0,5% động năng của chùm electron khi đập vào anôt được chuyển thành năng lượng của tia X. Chùm tia X có công suất là
A. 0,1W. B. 1,2W. C. 2,0W. D. 240W.
Lời giải:
Đáp án B
Tổng động năng của các êlectron đập vào anôt trong 1 giây bằng công suất tiêu thụ UI của ống tia X. Vậy chùm tia X có công suất là:
Bài 2: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống phát tia Rơn-ghen thêm 2kV, thì tốc độ của các êlectron đến anôt tăng thêm 1.107m/s. Bỏ qua tốc độ ban đầu của các electron khi bắn ra khỏi catôt. Khi chưa tăng hiệu điện thế, tốc độ của các êlectron đến anôt là
A. 3.107m/s. B. 8,0.107m/s.
C. 1,55.108m/s. D. 1,0.108m/s.
Lời giải:
Đáp án A
Từ các phương trình:
Bài 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Một trong những điểm chung của các tia hồng ngoại, tử ngoại và Rơn-ghen là
A. đều có bản chất là sóng điện từ.
B. đều có tác dụng ion hóa không khí.
C. đều có tốc độ bằng nhau trong chân không.
D. đều có thể gây ra hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ.
Lời giải:
Đáp án B
Bài 4: Đáp án cách sắp xếp đúng các tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại theo chiều giảm của tần số
A. Tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại.
B. Tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy.
C. Tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 5: Các bức xạ có tần số từ 1014Hz đến 1017Hz đều có tính chất chung là
A. có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh.
B. không nhìn thấy.
C. có tác dụng sinh học rõ rệt.
D. có khả năng gây hiệu ứng quang điện đối với các kim loại.
Lời giải:
Đáp án A
Các bức xạ có bước sóng nằm trong khoảng 3.10-9 đến 3.10-6 thuộc tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại nên có tính chất chung là có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh.
Bài 6: Đáp án phát biểu đúng.
A. Tia tử ngoại không có tác dụng nhiệt.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có tác dụng hóa học.
C. Tia hồng ngoại không có tác dụng quang điện.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lời giải:
Đáp án D
Nhờ tác dụng nhiệt mà ta phát hiện ra tia hồng ngoại.
Hai tia này có tác dụng lên phim, giấy ảnh; đó là tác dụng hóa học.
Tia hồng ngoại có tác dụng quang điện trong hiện tượng quang điện trong.
Bài 7: Đáp án phát biểu sai.
Người ta ứng dụng tia X để khám bệnh nhờ
A. Tính chất đâm xuyên.
B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng phát quang.
D. Tác dụng sinh lí.
Lời giải:
Đáp án D
Dùng tác dụng đâm xuyên và tác dụng phát quang để chiếu điện. Dùng tác dụng đâm xuyên và tác dụng hóa học để chụp điện.