Lý thuyết Mẫu nguyên tử Bo hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 12
Lý thuyết Mẫu nguyên tử Bo hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Mẫu nguyên tử Bo hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Mẫu nguyên tử Bo từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 12.
I) Mẫu nguyên tử Bo.
Năm 1913 nhà vật lý Bo đã bổ sung vào mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho hai giả thuyết ( các tiên đề của Bo)
- Tiên đề về trạng thái dừng.
Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ
+) Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản ( n = 1). Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử ở các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích thứ n (n > 1)
+) Tên của các quỹ dạo dừng
n | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6... |
Tên | K | L | M | N | O | P... |
Trong trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định rn gọi là quỹ đạo dừng.
Đối với nguyên tử Hidro rn = n2r0 với r0 = 5,3.10-11 gọi là bán kính Bo.
- Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng cảu nguyên tử.
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em sang trạng thái dừng có năng lượng En nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu Em - En.
Em - En = hfnm
Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng En mà hấp thụ một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu Em - En thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En
→ Nếu nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì cũng phát ra ánh sáng có bước sóng đó.
II) Giải thích quang phổ vạch và quang phổ phát xạ:
- Quang phổ vạch phát xạ: Khi electron chuyển từ trạng thái có năng lượng cao xướng trạng thái có năng lượng thấp hơn thì phát ra một photon có năng lượng xác định ứng với một vạch quang phổ. Các giá trị này không liên tục nên quang phổ là các vạch riêng rẽ.
- Quang phổ vạch hấp thụ: Khi electron đang ở trạng thái năng lượng thấp, mà được đặt trong một chùm sáng trắng ( có vô số các bước sóng nên sẽ có tất cả các photon có năng lượng từ lớn đến nhỏ) thì eletron sẽ hấp thụ một số photon có năng lượng phù hợp, làm cho quang phổ liên tục của ánh sáng trắng bị mất đi một số vạch.
III) Quang phổ vạch của nguyên tử Hiđrô
Từ thực nghiệm người ta thấy các vạch phát xạ của nguyên tử Hiđrô sắp xếp thành các dãy nguyên tử khác nhau.
- Dãy Lai-man: được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng cao về trạng thái cơ bản (λn1), các bức xạ thuộc vùng tử ngoại.
- Dãy Ban-me: được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng cao về trạng thái kích thích thứ 2 (λn2), các bức xạ nằm trong miền tử ngoại và 4 vạch đầu nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy là vạch đỏ Hα(λ32), vạch lam Hβ(λ42), vạch lam Hγ(λ52), vạch chàm Hδ(λ62).
- Dãy Pa-sen: được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng cao về trạng thái kích thích thứ 3 (λn3), các bức xạ nằm trong vùng hồng ngoại.