100 câu trắc nghiệm Amin – Amino Axit - Protein có lời giải chi tiết (nâng cao) - Hoá học lớp 12
100 câu trắc nghiệm Amin – Amino Axit - Protein có lời giải chi tiết (nâng cao)
Với 100 câu trắc nghiệm Amin – Amino Axit - Protein có lời giải chi tiết (nâng cao) Hoá học lớp 12 tổng hợp 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Amin – Amino Axit - Protein từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl
A. 0,2 B. 0,1
C. 0,3 D. 0,4
Lời giải:
Cọi CTPT của amin là CnH2n+2+kNk (Amin chứa k nguyên tử N)
⇒ Khi đốt 1 mol amin, tạo ra nCO2 = n, nH2O = n + 1 + k/2; nN2 = k/2
Do đó: 0,1.(n + n + 1 + k/2 + k/2) = 0,5 ⇔ 2n + k = 4 ⇒ n = 1; k = 2
⇒ Amin là NH2CH2NH2
Với 4,6 g amin, nCH2(NH2)2 = 0,1 mol ⇒ nHCl = 0,2 mol
→ Đáp án A
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,99 g B. 2,895g
C. 3,26g D. 5,085g
Lời giải:
Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk
⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)
Mà VCO2: VH2O = 1: 2
⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n k = 2
Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.
Amin là H2NCH2CH2NH2
1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol
Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g
→ Đáp án A
Câu 3: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, khối lượng muối thu được là
A. 7,1g B. 14,2g
C. 19,1g D. 28,4g
Lời giải:
Cho anilin dư phản ứng với H2SO4
2C6H5NH2 + H2SO4 → (C6H5NH3)2SO4
⇒ nmuối = 0,05 mol ⇒ mmuối = 0,05.284 = 14,2 g
→ Đáp án B
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
A. 35,9 gam B. 21,9 gam
C. 29 gam D. 28,9 gam
Lời giải:
Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2
Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13
Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475
Tìm được x = 1,5 mol; y = 1,95 mol
Bảo toàn Khối lượng:
⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g
→ Đáp án D
Câu 5: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,45 gam. B. 0,38 gam.
C. 0,58 gam. D. 0,31 gam.
Lời giải:
Gọi 2 amin là A và B (với MA < MB)
Vì amin đơn chức , tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (1,49 – 0,76)/36,5 = 0,02 mol
Do đó, nA = nB = 0,01 mol ⇒ 0,01.MA + 0,01.MB = 0,76 ⇒ MA + MB = 76
⇒ MA < 76/2 = 38 ⇒ MA= 31 (CH3NH2) ⇒ MB = 45 (CH3CH2NH2)
⇒ nCH3NH2 = 0,01. 31 = 0,31 g
→ Đáp án D
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm ctpt của X
A. C3H9N B. C2H7N
C. C3H7N D. CH5N
Lời giải:
Gọi CTPT của amin là CxHyN
mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol
Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)
Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)
Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol
Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a
⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2
Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)
⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)
→ Đáp án A
Câu 7: Trong bình kín chứa 35 ml hỗn hợp gồm H2, một amin đơn chức và 40 ml O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, rồi đưa hỗn hợp thu được về điều kiện ban đầu. Thể tích các chất tạo thành bằng 20 ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2. CTPT của amin là
A. CH5N B. C2H7N
C. C3H6N D. C3H5N
Lời giải:
Do điều kiện như nhau nên ta sử dụng thể tích như số mol (để tiện tính toán)
Ta có:
35ml + 40 ml O2
Amin đơn chức ⇒ Vamin = 2VN2 = 10 ml
⇒ VH2 = 35 – 10 = 25 ml
⇒ Số C của amin là: VCO2 / Vamin = 10/10 = 1
Trong các phương án đã cho chỉ có CH5N thỏa mãn
→ Đáp án A
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6.
C. C2H6 và C3H8. D. C3H6 và C4H8.
Lời giải:
Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CxHy . Gọi VC2H7N = a; VCxHy = b
Ta có: a + b = 100 ⇒ a = 100 – b
Khi cho Y qua H2SO4 đặc ⇒ H2O bị giữ lại
Mà VH2O = 0,5.(7a + by); VCO2 = 2a + xb; VN2 = 0,5a
Do vậy
+) Từ 5a + 2xb = 500, mà a = 100 – b
⇒ 5.(100 – b) + 2xb = 500 ⇒ x = 2,5
⇒ Hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau (vì số C trung bình = 2,5)
⇒ Số H phải là số lẻ (là trung bình cộng của 2 số chẵn liên tiếp)
+) Từ 7a + by = 600 ⇒ 7.(100 – b) + by = 600 ⇒ (7 – y)b = 100 ⇒ y < 7
Do đó, y = 3 hoặc y = 5
⇒ Hai hidrocacbon là: C2H4 và C3H6 (y = 5)
hoặc C2H2 và C3H4 (y = 3)
→ Đáp án B
Câu 9: Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2NH2 B. CH3CH2NH2
C. H2NCH2CH2CH2CH2NH2 D. H2NCH2CH2CH2NH2
Lời giải:
Gọi amin là R(NH2)x ⇒ Muối là R(NH3Cl)x
Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (19,11 – 9,62)/36,5 = 0,26 mol
⇒ namin = 0,26/x (mol)
⇒ Mamin = 9,62/namin = 37x ⇒ x = 2; M = 74 (H2NC3H6NH2)
→ Đáp án D
Câu 10: Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin là:
A. CH3NH2. B. C4H9NH2.
C. C2H5NH2. D. C3H7NH2.
Lời giải:
Gọi ankylamin là RNH2
3RNH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3RNH3Cl
⇒ nFe(OH)3 = 0,2 mol ⇒ nRNH2 = 0,6 mol ⇒ MRNH2 = 18,6/0,6 = 31 (CH3NH2)
→ Đáp án A
Câu 11: Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Lời giải:
X + HCl → RNH3Cl
⇒ X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)
Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o ; m ; p)
→ Đáp án B
Câu 12: X là amin no đơn chức mạch hở và Y là amin no 2 lần amin mạch hở có cùng số cacbon. Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối. Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là :
A. 40,9 gam B. 38 gam
C. 48,95 gam D. 32,525 gam
Lời giải:
Trung hòa 1 mol X cần 1 mol HCl, 1 mol Y cần 2 mol HCl
Do vậy
Khối lượng của a mol X và b mol Y là: m1 = 43,15 – 0,5.36,5 = 24,9
⇒ 0,1.MX + 0,2.MY = 24,9 MX + 2MY = 249
Vì X , Y có cùng số C , gọi CTPT của X là CnH2n+1NH2 ⇒ Y là CnH2n(NH2)2
⇒ (14n + 1 + 16) + 2.(14n + 16.2) = 249 ⇒ n = 4 ⇒ Muối là C4H9NH3Cl và C4H8(NH3Cl)2
⇒ p gam gồm: 0,2 mol C4H9NH3Cl và 0,1 mol C4H8(NH3Cl)2
⇒ p = 38 g
→ Đáp án B
Câu 13: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
A. 100ml B. 50ml
C. 200ml D. 320ml
Lời giải:
Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (31,68 – 20)/36,5 = 0,32 mol
⇒ VHCl = 0,33/1 = 0,32 lít = 320 ml
→ Đáp án D
Câu 14: Cho chuỗi phản ứng sau:
C6H6 + HNO3 (H2SO4) → X + Fe, HCl → Y + NaOH → Z. Tên gọi của Z là:
A. Anilin B. Nitrobenzen
C. Phenylclorua D. Phenol
Lời giải:
Theo thứ tự phản ứng, ta có:
X là C6H5-NO2
Y là: C6H5NH2
PTHH: 3C6H5NO2 + 3Fe + 6HCl → C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O
⇒ Z là anilin do Y không phản ứng với NaOH
→ Đáp án A
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,1 gam. B. 6,2 gam.
C. 5,4 gam D. 2,6 gam.
Lời giải:
nN2 = 0,1 mol ⇒ nN = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố nito ⇒ nCH3NH2 = 0,2 mol
⇒ m = 0,2. 31 = 6,2 gam
→ Đáp án B
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:
A. C2H5N. B. C3H9N
C. C3H10N2. D. C3H8N2.
Lời giải:
nCO2 = 0,3 mol ⇒ nC = 0,3 mol
nH2O = 0,5 mol ⇒ nH = 1 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ mN = 7,4 – 0,3.12 – 1 = 2,8 gam
⇒ nN = 0,2 mol
⇒ xét tỉ lệ ⇒ công thức của amin là C3H10N2
→ Đáp án C
Câu 17: Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam B. 40,02 gam
C. 51,75 gam D. Không đủ điều kiện để tính.
Lời giải:
Do amin có tính bazo nên quá trình phản ứng sẽ là amin phản ứng hết với HCl trước, sau đó sẽ tạo kết tủa theo phương trình:
FeCl3 + 3R-NH2 + 3H2O → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3
⇒ Tổng số mol amin cần dùng là 0,4.0,5 + 0,8.0,4.3 = 1,16 mol
Xét hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 có M là 34,5 và có số mol là 1,16
⇒ m = 1,16 . 34,5 = 40,02 gam
→ Đáp án B
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là:
A. etylmetylamin B. đietylamin
C. đimetylamin D. metylisopropylamin
Lời giải:
Tỉ lệ 2:3 ⇒ tỉ lệ C: H là 2: 6 = 1: 3
⇒ kết hợp với 4 đáp án ⇒ amin đó chỉ có thể là C3H9N
→ Đáp án A
Câu 19: Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là
A. 25,9g B. 20,25g
C. 19,425g D. 27,15g
Lời giải:
Theo bài ra, nanilin = 0,15 mol. HCl = 0,2 mol ⇒ HCl dư 0,05 mol
⇒ bảo toàn khối lượng: m = 13,95 + 0,15 . 36,5 = 19,425
→ Đáp án C
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là
A. 0,05 mol B. 0,1 mol
C. 0,15 mol D. 0,2 mol
Lời giải:
Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol
Áp dụng công thức:
namin = (nH2O – nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)
= (0,4 – 0,25): 1,5 = 0,1 mol.
→ Đáp án B
Câu 21: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M B. 1,25M
C. 1,36M D. 1,5M
Lời giải:
Giả sử C2H5-NH2 phản ứng hết → số mol HCL Phản ứng = Số mol amin = 11.25 / 45 = 025 mol = Muối tạo thành
- Muối tạo thành là C2H5NH3Cl → Khối lương là m = 0,25x(45+ 36,5)= 20,375 g . Đề nói có 22,2 g chất tan → HCl dư ⇒ mHCl dư = mchất tan – mmuối = 1.825g → số mol HCl dư là 1.825/36.5 = 0.05mol ⇒ vậy số mol HCl tổng là = 0.25 + 0.05 = 0.3 mol
→ CM(HCl) = n/V = 0.3/0.2 =1.5 M
→ Đáp án D
Câu 22: Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Lời giải:
Theo bài ra, tỉ lệ nCO2: nH2O = 8: 11 ⇒ tỉ lệ C: H = 4: 11 ⇒ C4H11N
Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:
+) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)
+) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)
+) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)
+) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)
⇒ 4 đồng phân
→ Đáp án D
Câu 23: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là
A. C3H7NH2 B. C4H9NH2
C. C2H5NH2 D. C5H11NH2
Lời giải:
Theo bài ra, X đơn chức. Để ý 4 đáp án chỉ có 1 nhóm NH2 nên dựa vào phần trăm N ⇒ MX = 87
⇒ X là C5H11NH2
→ Đáp án D
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: VCO2: VH2O = 8: 17. Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2 B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Lời giải:
Tỉ lệ thể tích cũng như tỉ lệ số mol.
VCO2: VH2O = nCO2 / nH2O = 8/17
Số mol hỗn hợp amin: (nH2O – nCO2)/1,5 = (17 - 8)/1,5 = 6
Số nguyên tử C trung bình là: 8/6 = 1,3333 Vì hỗn hợp đầu gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp CH3NH2 và C2H5NH2
→ Đáp án C
Câu 25: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2: VH2O bằng
A. 8/13 B. 5/8
C. 11/17 D. 26/41
Lời giải:
Bào toàn khối lượng ⇒ nHCl = 0,25 mol. vì amin đơn chức nên tổng số mol 2 amin là 0,25 mol Có m = 13,35 và n = 0,25 ⇒ M trung bình: 53,4
Vì 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp nên đó là C2H5NH2 và C3H7NH2 và số mol tương ứng là 0,1 và 0,15
⇒ tỉ lệ thể tích cũng chỉnh là tỉ lệ mol là:
(0,1.2 + 0,15.3): [(0,1.7 + 0,15.9): 2] = 26/41
→ Đáp án D
Câu 26: Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g (A) thu được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn (B) cho hỗn hợp khí, trong đó VCO2: VH2O = 2: 3. CTCT của (A),(B) là
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
Lời giải:
Xét cả A và B đều là đơn chức.
- Đốt A, ta có nN = 0,03 mol ⇒ MA = 3,21: 0,03 = 107 ⇒ A là CH3C6H4NH2
- Đốt B ta có tỉ lệ C: H = 1:3 ⇒ C3H9N ⇒ B là CH3CH2CH2NH2
→ Đáp án A
Câu 27: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C3H5NH2. D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Lời giải:
bảo toàn khối lượng ta tìm được số mol HCl là: 0,25 mol
⇒ M trung bình: 9,85: 0,25 = 39,4
⇒ Chắc chắn phải có CH3NH2
⇒ Loại B và D
xét ý C có amin không no, không thỏa mãn đề bài
→ Đáp án A
Câu 28: Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1. Phát biểu không chính xác về X là:
A. X là chất khí
B. Tên gọi X là etyl amin
C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh
D. X tác dụng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa Fe(OH)3
Lời giải:
Số mol H+ là 0,1. 0,2 = 0,02 mol
⇒ MX = 0,9/0,02 = 45 ⇒ X có CTPT: C2H7N
⇒ ý A, C, D đều đúng
Ý B sai do X có thể là C2H5NH2 hoặc CH3NHCH3
→ Đáp án B
Câu 29: A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. giá trị của a là
A. 33 B. 30
C. 39 D. 36
Lời giải:
Theo bài ra, ta có M(A) = 14/0,15054 = 93
⇒ A là C6H5NH2
0,1 mol C6H5NH2 → 0,1 mol C6H2Br3NH2
a = 33 gam
→ Đáp án A
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ. Công thức phân tử của X là:
A. C3H5O2N2. B. C3H5O2N.
C. C3H7O2N. D. C6H10O2N2.
Lời giải:
X có dạng CxHyOtN
nC = nCO2 = 0,3 mol.
nH = 2nH2O = 2. 0,25 = 0,5 mol.
nN = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 mol.
mO = mX - mC - mH - mO = 8,7 - 0,3. 12 - 0,5. 1 - 0,1. 14 = 3,2 gam.
nO = 3,2/16 = 0,2 mol.
Ta có x: y: z: 1 = 0,3: 0,5: 0,2: 0,1 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
→ Đáp án B
Câu 31: Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Tên gọi 2 amin là metylamin và etylamin
B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2 M.
C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol
D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N
Lời giải:
Ta có: mHCl = mmuối - mamin = 1.46
⇒ nHCl = 0.04 ⇒ nồng độ mol là 0,2 ⇒ đúng
Số mol mỗi amin là 0.02 dúng
Công thức chung la CnH2n+3N
Mtb = 1.52/0.04 = 38 nên n = 1.5
do số mol 2 chất bằng nhau nên C đúg
⇒ Đáp án A sai vì C2H7N có 2 công thúc cấu tạo
→ Đáp án A
Câu 32: Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng?
A. 117 B. 89
C. 97 D. 75
Lời giải:
Áp dụng tăng giảm khối lượng có:
→ Đáp án D
Câu 33: Amino axit X có công thức Cho tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6 B. 10
C. 12 D. 8
Lời giải:
Quy trình: X + hỗn hợp axit + hỗn hợp bazơ vừa đủ.
⇒ nH2O = ∑nOH- = 0,4.(0,1 + 0,2) = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng
m = 0,02.118 + 0,02.98 + 0,06.36,5 + 0,04.40 + 0,08.56 – 0,12.18 = 10,43 gam.
→ Đáp án B
Câu 34: X là amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một nhóm và một nhóm COOH. Y là một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp M gồm X, Y và một peptit có công thức Đun nóng 0,25 mol M với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối. Đốt cháy hết muối trong Z cần vừa đủ 24,64 lít (đktc) thu được sản phẩm trong đó có tổng khối lượng và là 49,2 gam. Phần phần trăm về khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28% B. 26%
C. 27% D. 25%
Lời giải:
Đặt nCO2 = x; nH2O = y ⇒ mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 49,2 (g)
nCOO- = nNaOH = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố Na: nNa2CO3 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố Oxi: 0,4.2 + 1,1.2 = 2x + y + 0,2.3
Giải hệ có x = 0,75 mol; y = 0,9 mol
Muối của X và Ala có dạng CnH2nNO2Na → nH = 2nC
Muối của Y có dạng CmH2m–1O2Na → nY = (nC – nH/2): 0,5 = 0,1 mol → nX, Ala = 0,3 mol
Ta có: m ≥ 1 ⇒ CX, Ala ≤ (0,95 - 0,1):0,3 = 2,83 ⇒ X là Gly
Trong M, đặt nX, Y = a; npeptit = b
→ nM = a + b = 0,25 mol
nNaOH = a + 4b = 0,4 mol
→ a = 0,2 mol; b = 0,05 mol
→ nX/M = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: CY = (0,95 – 0,05.3 – 0,25.2): 0,1 = 3
→ Y là C3H6O2 ⇒ %mY = 0,1.75:(0,1.75 + 0,1.74 + 0,05.260).100% = 26,25%
→ Đáp án C
Câu 35: Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 35,39. B. 37,215.
C. 19,665. D. 39,04.
Lời giải:
BTKL: 14,19 + 0,05.90 + 0,3.40 = 26,19 + mH2O → nH2O = 0,25 mol
Số mol HCl phản ứng tối đa với Y là 0,15 + 0,3 = 0,45 mol.
BTKL: m = 14,19 + 0,3.40 + 0,45.36,5 – 0,3.18 = 37,215 gam.
→ Đáp án B
Câu 36: Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là
A. 36,32 gam. B. 30,68 gam.
C. 35,68 gam. D. 41,44 gam.
Lời giải:
- Hướng tư duy 1: Xác định các chất có trong muối
+ Ta có
mmuối = 97x + 191y= 30,68 (g)
- Hướng tư duy 2: Bảo toàn khối lượng
+ Ta có: nH2O = nNaOH = 0,03 mol -BTLK→ mmuối = mgly + mglu + 40nNaOH – mH2O = 30,68 (g)
→ Đáp án B
Câu 37: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 mL dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là
A. 3,05. B. 5,50.
C. 4,50. D. 4,15.
Lời giải:
X là C2H5NH3NO3: nX = 0,03 mol; nKOH = 0,05 mol ⇒ KOH dư.
→ Rắn gồm 0,03 mol KNO3 và (0,05 – 0,03 = 0,02) mol KOH dư.
→ m = 0,03.101 + 0,02.56 = 4,15(g)
→ Đáp án D
Câu 38: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 30,0. B. 27,5.
C. 32,5. D. 35,0.
Lời giải:
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.
→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2 ⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).
nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol
Giải hệ có: x = 0,07 mol; y = 0,02 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol
→ m = 31,52(g) (Ps: |30 – 31,52| > |32,5 – 31,52| ⇒ gần C hơn).
→ Đáp án C
Câu 39: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,50. B. 0,55.
C. 0,65. D. 0,70.
Lời giải:
Quy quá trình về:
→ nNaOH phản ứng = 2nGlu + nHCl = 0,65 mol
→ Đáp án C
Câu 40: Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học. Giá trị của m là:
A. 17,70 gam B. 23,14 gam
C. 22,74 gam D. 20,10 gam
Lời giải:
nHCl = nAla = 0,12 mol; nNaOH (dư) = 0,3 - 0,12.2 = 0,06(mol)
mrắn = mAla-Na + mNaCl + nNaOH dư = 0,12.111 + 0,12.58,5 + 0,06.40 = 22,74(g)
→ Đáp án C
Câu 41: Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,015 B. 0,025
C. 0,020 D. 0,012
Lời giải:
Ta có hệ
→ Đáp án D
Câu 42: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12 B. 20,86
C. 23,38 D. 16,18
Lời giải:
Tóm tắt toàn bộ quá trình phản ứng như sau:
Ta có: ∑nOH- = nX + nH+ = 0,04 + 0,04.2 + 0,12 = 0,24 = 3x ⇒ x = 0,08 mol
Ta có H2O được sinh ra từ: OH- + H+ → H2O và cho X tác dụng với bazơ.
⇒ nH2O = nH+ = 0,04.2 + 0,12 + 0,04 = 0,24 mol
Bảo toàn khối lượng:
mmuối = 0,04.118 + 0,04.98 + 0,12.36,5 + 0,08.40 + 0,16.56 – 0,24.18 = 20,86 gam
→ Đáp án B
Câu 43: Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 13,35 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,825 gam muối. X là
A. valin B. axit glutamic
C. alanin D. glyxin
Lời giải:
Áp dụng sự tăng, giảm khối lượng, ta có
Suy ra MX = 89 (alanin)
→ Đáp án C
Hướng dẫn:
→ Đáp án .
Câu 44: Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 13,36 B. 14,20
C. 13,00 D. 12,46
Lời giải:
Ta có: nN:nO = 1:2 nên nNH2:nCOOH = 1:1. Suy ra khi tác dụng với 0,15 mol NaOH thì dư ra 0,03mol NaOH.
Áp dụng sự tăng giảm khối lượng, ta có:
mrắn = mmuối + mNaOH dư = (mX + 22.nNaOH pư) + 0,03.40 = 10,36 + 22.0,12 + 0,03.40 = 14,2 gam.
→ Đáp án B
Hướng dẫn:
→ Đáp án
Câu 45: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–[CH3]3–COOH. B. H2N–[CH2]2–COOH.
C. H2N–[CH2]4–COOH. D. H2N–CH2–COOH.
Lời giải:
Đặt CT của X là H2NRCOOH
26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.
Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.
→ MX = 26,7: 0,3 = 89 ⇒ R = 28 (C2H4)
→ Đáp án B
Câu 46: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,9. B. 18,85.
C. 17,25. D. 16,6.
Lời giải:
X tác dụng với HCl và NaOH đều sinh khí → X có cấu tạo CH3NH3HCO3
CH3NH3HCO3 + 2KOH → CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O
Thấy 2nX < nKOH → KOH còn dư: 0,05 mol
mchất rắn = mK2CO3 + mKOH dư = 0,1.138 + 0,05.56 = 16,6 gam.
→ Đáp án D
Câu 47: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-(CH2)2-COOH. B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-(CH2)3-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Lời giải:
→ X là glyxin.
→ Đáp án D
Câu 48: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,195. B. 6,246.
C. 7,115. D. 9,876.
Lời giải:
nO2 = 3,976/22,4 = 0,1775 mol, nCO2 = 2,912/22,4 = 0,13 mol
0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl → nNH2 = 0,05 mol
→ hệ số N trong X là 0,05: 0,03 = 5: 3
Có nCO2 = 0,13 mol
→ số C trung bình là 0,13:0,03 = 13:3
X là amino no ở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức)
→ X có dạng C13/3H2.13/3+2+5/3-2aN5/3O2a hay C13/3H37/3-2aN5/3O2a.
→ nH2O = 0,03. (37/6- a)
Bảo toàn nguyên tố O → 0,03.2a + 2.0,1775 = 0,13.2 + 0,03.(37/6 - a) → a = 1
Có nNaOH = nH2O = nCOO + nHCl = 0,03 + 0,05 = 0,08 mol
→ nX = 0,13. 12 + 0,03. (37/3 - 2.1) + 0,05.14 + 0,03. 16. 2 = 3,53 gam
Bảo toàn khối lượng → mmuối = 3,53 + 0,05. 36,5 + 0,08. 40 - 0,08. 18 = 7,115 gam .
→ Đáp án C
Câu 49: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,2 B. 10,8
C. 9,4 D. 9,6
Lời giải:
Công thức thu gọn của X là CH2=CHCOONH3CH3
CH2=CHCOONH3CH3 (0,1) + NaOH → CH2=CHCOONa (0,1) + CH3NH2 + H2O
mrắn = 0,1.94 = 9,4 gam.
→ Đáp án C
Câu 50: Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 52,5 B. 55,5
C. 59,5 D. 48,5
Lời giải:
→ Đáp án A
Câu 51: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO: mN = 128: 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 9,9 B. 4,95
C. 10,782 D. 21,564
Lời giải:
nN = nHCl = 0,07 →
→ Đáp án B
Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A. 0,04 B. 0,05
C. 0,06 D. 0,07
Lời giải:
Ta có nCO2 = 1,2 mol; nH2O = 1,35 mol.
⇒ amino axit là no, đơn chức (vì axit có nCO2 = nH2O)
Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N, viết phương trình đốt cháy ta có:
⇒ 2(nH2O – nCO2) = (2m + 1)a – 2ma = a
⇒ Số mol amino axit là: n = 2(1,35 – 1,2) = 0,3 mol ⇒ chiếm 3/5
⇒ Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit ⇒ nHCl = 0,06 mol
→ Đáp án C
Câu 53: Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
A. Phenylalanin B. Alanin
C. Valin D. Glyxin
Lời giải:
Ta có phản ứng:
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
→ Đáp án D
Câu 54: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.
Lời giải:
Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có k = 1
X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3
Ta có: nX = 8,9/89 = 0,1 (mol) ;
nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)
0,1 mol X + 0,1 mol NaOH → 0,1 mol muối
Chất rắn gồm muối và NaOH dư → mmuối = 11,7 – 40. 0,05 = 9,7 (gam)
Mmuối = 9,7/0,1 = 97 (g/mol). CTCT của muối là: H2NCH2COONa
Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: H2NCH2COO-CH3.
→ Đáp án D
Câu 55: Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A. 0,70 B. 0,50
C. 0,65 D. 0,55
Lời giải:
Ta có = 0,175.2 = 0,35
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl (0,35) + NaOH (0,35) → NaCl + H2O
H2N-C3H5-(COOH) (0,15) + 2NaOH (0,3) → H2N-C3H5-(COONa) + 2H2O
nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
→ Đáp án C
Câu 56: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?
A. 10,8 B. 9,4
C. 8,2 D. 9,6
Lời giải:
nX = 10,3/103 = 0,1 mol
X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2
Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R có liên kết đôi C=C, suy ra R ≥ 27 (1)
Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29 ⇒ R2 + 16 > 29
⇒ R2 > 13 (2)
Ta có: MX = R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ R1 = 27: CH2=CH- và R2 = 15: CH3-
CH2=CH-COOH3NCH3 (0,1mol) + NaOH (0,1 mol) → CH2=CH-COONa + CH3NH2↑ + H2O
Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam
→ Đáp án B
Câu 57: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là
A. 85. B. 68.
C. 45. D. 46.
Lời giải:
Chất hữu cơ X (C2H8O3N2) có: k = (2.2 + 2 – 8 + 2): 2 = 0 (không có liên kết )
X không thể là amino axit, vì vậy CTCT của X có thể là: CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 (X) + NaOH → CH3CH2NH2 (Y) + NaNO3 + H2O
Vậy MY = 45 g/mol.
→ Đáp án C
Câu 58: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3. B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4. D. HCOONH2(CH3)2.
Lời giải:
Ta có: nX = 1,82/91 = 0,02 (mol)
RCOONH3R’ (0,02) + NaOH → RCOONa (0,02) + R’NH2 + H2O
Do đó R + 67 = 1,64/0,02 = 82 ⇒ R = 15 (CH3)
Vậy công thức phân tử của X là: CH3COONH3CH3.
→ Đáp án B
Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với A?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Lời giải:
CTPT: CxHyOzNt, nN2 = 0,05 mol
nO/aa = (8,7 – 0,3 .12 – 0,25 . 2 – 0,05 . 28): 16 = 0,2 mol
naa = nO/2 = 0,1 mol
x = 0,3 / 0,1 = 3
y = 2nH2O / naa = 5
z = 2nN2 / naa = 1
⇒ CTPT: C3H5O2N
CH3–CH2(NH2)–COOH
H2N–CH2–CH2–COOH
→ Đáp án B
Câu 60: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 7 và 1,0. B. 8 và 1,5.
C. 8 và 1,0. D. 7 và 1,5.
Lời giải:
Aminoaxit là CmH2m–1O4N, amin là CnH2n+3N
Phản ứng cháy:
Số mol CO2 là: n + m = 6 ⇒ nH2O = n + m + 1 = 7. Số mol N2 = 1
→ Đáp án A
Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,06 B. 0,07
C. 0,05 D. 0,09.
Lời giải:
Ta có nCO2 = 1,2 mol; nH2O = 1,35 mol.
⇒ amino axit là no, đơn chức (vì axit có nCO2 = nH2O)
Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N, viết phương trình đốt cháy ta có:
⇒ 2(nH2O – nCO2) = (2m + 1)a – 2ma = a
⇒ Số mol amino axit là: n = 2. (1,35 – 1,2) = 0,3 mol ⇒ chiếm 3/5
⇒ Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit ⇒ nHCl = 0,06 mol
→ Đáp án A
Câu 62: Chất X có CTPT C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl dư → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Lời giải:
X + NaOH → Y + CH4O mà CH4O là CH3OH
⇒ X là este của CH3OH với amino axit
⇒ X có CTCT: H2NRCOOCH3 (H2NCH2CH2COOCH3)
hoặc H2NCH(CH3)COOCH3)
Ứng với 2 chất X trên, Z là ClH3NCH2CH2COOH hoặc H2NCH(NH3Cl)COOH
Trong các đáp án đã cho, cặp chất CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH thỏa mãn .
→ Đáp án B
Câu 63: Hỗn hợp M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,16 B. 90,48
C. 83,28 D. 93,26
Lời giải:
Gọi công thức M là GlyAla(Lys)x ⇒ CTPT C5+6xH10+12xO3+xN2+2x
Ta có
⇒ x = 1,5
GlyAla(Lys)1,5 + 5HCl + 2,5H2O → GlyHCl + AlaHCl + Lys(HCl)2
⇒ nHCl = 0,5 mol, nH2O = 0,4 mol.
⇒ mmuoi = mM + mHCl + mH2O = 90,48 g
→ Đáp án B
Câu 64: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 1 mol valin (Val), 1 mol glyxin(Gly), 2 mol alamin (Ala) và 1 mol leuxin (Leu) hay axit 2-amino-4-metylpentanoic. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Ala-Val-Ala. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 9 B. 8
C. 7 D. 6
Lời giải:
Xem peptit sản phẩm Ala-Val-Ala như amino axit Y ⇒ coi như X là tripeptit của 1 Val, 1 Leu và 1 Y ⇒ số CTCT của
→ Đáp án D
Câu 65: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị m gần nhất với?
A. 6,0 B. 6,5
C. 7,0 D. 7,5
Lời giải:
nQ = 2nN2 = 0,075
Đốt Q thì
Đốt M thì
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: ∑nCO2 (trong M) = nCO2 (trong Q) + nNa2CO3 = 0,24
⇒ nO2 (trong Q) = 1,5.∑nC - (3nQ.nQ)/4 = 0,30375
Mà nO2 (trong Q) = nCO2 (trong M)
Bảo toàn khối lượng:
mM = 44CO2 + 18nH2O - 32nO2 = 5,985 gam.
→ Đáp án A
Câu 66: X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 155,44. B. 167,38.
C. 212,12. D. 150,88.
Lời giải:
Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x ⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol
nH2O = ∑npeptit = 7x.
Bảo toàn khối lượng:
302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x
→ x = 0,08 mol.
m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)
→ Đáp án A
Câu 67: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 98,9 gam. B. 107,1 gam.
C. 94,5 gam. D. 87,3 gam.
Lời giải:
0,1 mol X3 cần 0,05 mol H2O để chuyển thành 0,15 mol đipeptit X2
Khi đó, đốt 0,15 mol X2 thu được 40,5 + 0,05.18 – 0,15.28 = 37,2 gam (CO2 + H2O) cùng số mol
→ nCO2 = nH2O = 37,2: 62 = 0,6 mol
→ số Cdipeptit X2 = 4 → α-amino axit là Gly C2H5NO2.
→ Thủy phân 0,15 mol Y6 ⇔ 0,9 mol Y1 là C2H5NO2 cần 0,9 mol NaOH
→ 0,9 mol muối C2H4NO2Na và lấy dư 0,18 mol NaOH
→ mrắn = 0,9.(75 + 22) + 0,18.40 = 94,5 gam.
→ Đáp án C
Câu 68: Hexapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các gốc của các α-amino axit là glyxin, alanin và valin), trong đó cacbon chiếm 47,44% về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là
A. 31,2 B. 25,8
C. 38,8 D. 34,8
Lời giải:
Đặt CTCT của X là: GlyaAlabValc (a + b + c = 6).
Theo giả thiết bài ra, ta có:
Giải phương trình trên, ta có bảng giá trị sau:
a | 1 | 2 | 3 | 4 |
b | 5 | 3,5 | 2 | 0,5 |
Nhận thấy: a = 3, b = 2 và
Khi đó 44,34 = 3.nX(75 + 36,5) + 2nX(89 + 36,5) + nX(117 + 36,5) → nX = 0,06 → m = 25,8 gam.
→ Đáp án B
Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
A. 9. B. 8.
C. 10. D. 6.
Lời giải:
Công thức tổng quát của X là CnkH2nk+2-kNkOk+1
-PTSNT→nCO2 - nH2O = 3,5x = (0,5k – 1).x → 3,5 = 0,5k – 1 → k = 9
→ Số liên kết peptit = k – 1 = 8
→ Đáp án B
Câu 70: X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất là
A. 27%. B. 36%.
C. 16%. D. 18%.
Lời giải:
Gọi số mol của C3H8O3 và H2O sau khi bị thuỷ phân là x, y.
Bảo toàn khối lượng, ta có:
92x + 18y = 31,88 + 0,44.40 - 41,04 = 8,44
Có nO (T) = 0,74 mol, nO(muối) = 2nCOONa = 2.0,44 = 0,88 mol
Bảo toàn nguyên tố O, ta có:
3x + y = 0,74 + 0,44 - 0,88 = 0,3
Giải hệ → x = 0,08 và y = 0,06
→ nCH3COONa = 0,08. 3 = 0,24 mol và nX + nY = nH2O = 0,06 mol
Số mắt xích trung bình của X, Y là
(0,44 - 0,24): 0,06 = 3,33
→ X là tripeptit và Y là tetrapeptit
→ 3nX + 4nY = 0,44 - 0,24 = 0,2
→ nX = 0,04 và nY = 0,02
Gọi số mol của Gly và Ala lần lượt a, b
→ a + b + 0,24 = 0,44 và (75 + 22)a + (89 + 22)b = 41,04 - 0,24. 82
→ a = 0,06 và b = 0,14
TH1: X Gly-GLy-Gly: 0,04 mol → Gly: 0,04.3 > 0,06 loại
Th2: X Gly-Gly-Ala: 0,04 mol → Gly :0,04.2 > 0,06 loại
Th3: X là Gly-Ala-Ala: 0,04 mol, Y là Gly-Ala-Ala-Ala: 0,02 mol
→ Ala: 0,04.2 + 0,02.3 = 0,14
TH4: X là Ala-Ala-Ala: 0,04 mol, Y là Ala-Gly-GLy-Gly: 0,02 ( thoả mãn)
→ Đáp án D
Câu 71: Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 15. Mặt khác, nếu cho 19,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 27,85. B. 28,45.
C. 31,52. D. 25,10.
Lời giải:
→ MX = (16.5)/0,2649 = 302 → X = CnH2n-2N4O5 → n = 12 → X = Ala4
MT < 15.2 (=30) → T = NH3 → Z = CH3CH(NH2)COONH4: 0,12
→ Đáp án C
Câu 72: Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là một đipeptit. Đun nóng 26,52 gam X với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một amin T và m gam hỗn hợp gồm hai muối. Giá trị của m là
A. 38,98 gam. B. 35,02 gam.
C. 30,22 gam. D. 36,46 gam.
Lời giải:
Z là đipeptit, nên Z được tạo thành từ Gly và Ala có công thức:
Z: NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Vì thu được 2 muối (nên chỉ có thể là muối của ala hoặc của gly) và amin nên Y có công thức:
Y: NH2-CH2-COONH3CH3
Gọi x, y là số mol của Y, Z
Ta có hệ:
106x + 146y = 26,52
x + 2y = 0,3
Giải hệ: x = 0,14; y = 0,08
BTKL: m(muối) = 26,52 + 0,3.56 – m(CH3NH2) – m(H2O)
= 43,32 – 0,14.31 – (0,14 + 0,08).18 = 35,02 gam
→ Đáp án B
Câu 73: Thủy phân hợp chất sau sẽ thu được bao nhiêu aminoaxit?
H2NCH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH(C2H5)-CONH-CH2-CONH-CH(C4H9)COOH
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Lời giải:
Thủy phân hợp chất trên thu được 5 aminoaxit đó là:
H2NCH(CH3)-COOH; H2N-CH2-COOH; H2NCH(CH(CH3)2)COOH; H2NCH(C2H5)-COOH; H2N-CH(C4H9)COOH.
→ Đáp án D
Câu 74: X là một chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi Y qua CuO thu được chất hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3(CH2)4NO2
B. NH2-CH2-COOCH2CH2CH3
C. NH2-CH2-COO(CHCH3)2
D. H2N-CH2-CH2-COOC2H5.
Lời giải:
X + NaOH → C2H4O2NNa + (Y)
→ Loại đáp án A và D.
Y + CuO → Z (có khả năng tráng gương)
→ Loại C. (vì (CH3)2CHOH → (CH3)2CO (xeton) không có khả năng tráng gương).
→ Đáp án B
Câu 75: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Lời giải:
X + NaOH → Y + CH3OH
X: CH3CH(NH2)-COOCH3 hoặc H2N-CH2-CH2COOCH3
Y + HCl → Z + NaCl
Y: CH3CH(NH2)-COONa hoặc H2N-CH2-CH2COONa
→ Z là CH3CH(NH3Cl)-COOH hoặc ClH3N-CH2-CH2COOH.
Vậy đáp án C là một trường hợp phù hợp.
→ Đáp án C
Câu 76: Cho P là một tripeptit được tạo ra từ các amino axit X, Y và Z (Z có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các amino axit X, Y và Z này cho kết quả sau:
Chất | %mC | %mH | %mO | %mN | M |
X | 32,00 | 6,67 | 42,66 | 18,67 | 75 |
Y | 40,45 | 7,87 | 35,95 | 15,73 | 89 |
Z | 40,82 | 6,12 | 43,53 | 9,52 | 147 |
Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là:
A. Gly – Glu – Ala B. Gly – Lys – Val
C. Lys – Val – Gly D. Glu – Ala – Gly
Lời giải:
X có dạng CxHyOzNt
x: y: z: t = 32/12: 6,67/1: 42,66/16: 18,67/14 = 2,67: 6,67: 2,67: 1,33 = 2: 5: 2: 1
→ X có CTĐGN là (C2H5O2N)n.
Mà MX = 75 → n = 1 → X là C2H5O2N (Glyxin).
• Tương tự ta tìm được Y là C3H7O2N (Alanin), Z là C5H9O4N (Axit glutamic)
• Thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là Gly-Glu và Glu-Ala → P là Gly-Glu-Ala
→ Đáp án A
Câu 77: Cho các phát biểu sau:
(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit: Gly, Ala.
(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Lời giải:
(a) sai, đipeptit không cho phản ứng màu biure
(b) sai, có 1 liên kết
(c) đúng
(d) sai, không đổi màu
→ Đáp án A
Câu 78: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, ancol etylic, Gly-Ala. Số dung dịch tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 3. B. 6.
C. 4. D. 5.
Lời giải:
Các chất tác dụng được là: saccarozo, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, abumin.
→ Đáp án C
Câu 79: Cho một peptit sau: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?
A. 5. B. 6.
C. 12. D. 14.
Lời giải:
Thủy phân không hòa toàn peptit trên thì được 5-tripeptit, 4-tetrapeptit, 3-pentapeptit và 2-hexapeptit cho phản ứng màu biure.
→ Đáp án D
Câu 80: Cho các phát biểu sau về protein:
(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
(2) Protein có trong cơ thể người và động vật.
(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.
(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.
Phát biểu nào đúng ?
A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Lời giải:
(1) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu → (1) đúng.
(2) Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật → (2) đúng.
Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm sẽ thu được hỗn hợp các α-amino axit → (3) sai
(4) đúng. VD anbumin.
Vậy các mệnh đề đúng là (1), (2), (4)
→ Đáp án A
Câu 81: Cho các chất sau: /p>
(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH
(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH
(5) NH2-CO-NH2
(6) CH3-NH-CO-CH3
(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2
Trong các chất trên, số peptit là:
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Lời giải:
Các chất peptit là:(1),(3) và (7)
Các chất còn lại không thỏa mãn điều kiện là chứ liên kết CO và NH của 2-amino axit.
→ Đáp án C
Câu 82: Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là
A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2COOH.
B. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.
D. H2N-CH2-CONH-CH2-CH(CH3)-CH2-COOH.
Lời giải:
Thủy phân X có CTPT C7H14N2O3 thu được hai muối
H2N-CH2-COONa + CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COONa
→ X là H2N-CH2-CONH-CH(C3H7)-COOH hoặc CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2-COOH
Chú ý: Protein được tạo bởi từ các α-amino axit.
→ Đáp án A
Câu 83: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Khẳng định đúng là
A. Trong X có 4 liên kết peptit.
B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
C. X là một pentapeptit.
D. Trong X có 2 liên kết peptit.
Lời giải:
Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit.
→ Trong X có 2 liên kết peptit.
Khi thủy phân X thu được 3 loại α-amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5-CH(NH2)-COOH.
Vì các amino axit cấu tạo nên X không hoàn toàn là α-amino axit nên X không là một pentapeptit.
→ Đáp án D
Câu 84: Có các amino axit: glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế được bao nhiêu tripeptit mà trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa đồng thời cả 3 amino axit trên ?
A. 4. B. 8.
C. 6. D. 3.
Lời giải:
Số peptit chứa cả 3 amino axit trên là: 3! = 6
→ Đáp án C
Câu 85: Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2). Khác với axít axetic, axit amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được tối đa 5 tripeptit khác nhau có chứa một gốc Gly.
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. Có bao nhiêu nhận xét đúng ?
A. 6. B. 3.
C. 4. D. 5.
Lời giải:
(1) Sai. Có thể tạo được 4 đipeptit: Ala-Ala; Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Gly
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Đúng
(5) Sai, chỉ tạo được 4 tripeptit có chứa 1 gốc Glyxin. 1 cái trùng Gly-Phe-Tyr
(6) Sai, cho HNO3 vào anbumin tạo dung dịch màu vàng
→ Đáp án B
Câu 86: Có các phát biểu sau:
(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Lời giải:
(1) Sai vì tất cả các muối amoni đều tan trong nước
(2) Sai trừ đipeptit k có tính chất này
(3) Sai vì peptit phải là lk -CO-NH- của 2 anpha-amino axit
(4) Đúng. Metyl-, dimetyl-, trimetyl-, etylamin, amoniac đều là chất khí mùi khai ở đk thường
Có 1 phát biểu đúng.
→ Đáp án A
Câu 87: Cho các phát biểu sau:
(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.
(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-5oC) thu được muối điazoni.
(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.
(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.
(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp. Số phát biểu đúng là
A. 3 B.5
C. 6 D. 4
Lời giải:
Xem các phát biểu:
(a). đúng.
(b). sai, phải là axit nitro HNO2 mới đúng, HNO3 không thể tạo ra muối điazoni được.
(c). đúng, vì polipeptit có từ 11 – 50 gốc α – amino axit (mà chỉ cần chứa 2 liên kết peptit trở lên là có thể tạo phức chất với Cu(OH)2 cho màu tím đặc trưng).
(d). sai phải là hexametylendiamin (H2N[CH2]6NH2) chứ không phải là 6-aminohexanoic (H2N[CH2]5COOH).
(e) đúng.
(g). amino axit có nhóm cacboxyl –COOH nên phản ứng được với ancol → este.
Có 4 phát biểu đúng.
→ Đáp án D
Câu 88: Đipeptit X mạch hở và Tripeptit Y mạch hở đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhom NH2- và 1 nhóm –COOH). Đốt hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được dẫn qua nước vôi trong dư thu m gam kết tủa. Giá trị m?
A. 45 B. 120
C. 30 D. 60
Lời giải:
Aminoaxit đơn no CnH2n+1NO2 suy ra X: C2nH4nN2O3 và Y: C3nH6n-1N3O4
Đốt Y:
Ta có: mCO2 + mH2O = 44.0,3n + 18.0,05(6n – 1) = 54,9
⇒ n = 3. Vậy X: C6H12N2O3
Đốt X:
Dẫn CO2 vào Ca(OH)2 dư:
⇒ mCaCO3 = 1,2.100 = 120
→ Đáp án B
Câu 89: Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?
A. 586 B. 771
C. 568 D. 686
Lời giải:
Đặt X: 2CnH2n+1NO2 → C2nH4nN2O3 + H2O
Ta có: %mN = (14/MX). 100% = 15,73 suy ra MX = 89 đvC
Phản ứng: 8X → Y + 7H2
Vậy MY = 8.89 – 7.18 = 586 đvC
→ Đáp án A
Câu 90: Thủy phân hoàn tòan m gam tetrapeptit: Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu hỗn hợp gồm 28,48 gam Alanin, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị m là
A. 90,6 B. 111,74
C. 81,54 D. 66,44
Lời giải:
nAla-Ala-Ala = 0,12 mol
nAla-Ala = 0,2 mol
nAla = 0,32 mol
Ta có msp = 28,48 + 32 + 27,72 = 88,2 gam loại A,B
Phản ứng:
Thử với đáp án C: mnước = 88,2 – 81,54 = 6,66 suy ra nnước = 0,37 mol
Ta có hệ:
Suy ra nhận
→ Đáp án C
Câu 91: Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
A. 4,24 B. 3,18
C. 5,36 D. 8,04
Lời giải:
MZ = 36,6 ⇒ gồm CH3NH2 và C2H5NH2
nZ = 0,2 mol ⇒ nCH3NH2 = 0,12 mol; nC2H5NH2 = 0,08 mol.
⇒ A: (C2H5NH3)2CO3; B:(COONH3CH3)2
(C2H5NH3)2CO3(A) + 2NaOH → Na2CO3(D)+ 2C2H5NH2 + 2H2O
(COONH3CH3)2(B) + 2NaOH → (COONa)2(E) + 2CH3NH2 + 2H2O
→ nE = 0,12mol ⇒ mE = 8,04 gam
→ Đáp án D
Câu 92: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4 B. 1
C. 3 D. 2
Lời giải:
Gọi số mol X, Y lần lượt x, y mol
BTNT (N) có nN= 0,2 mol
x + y = 0,2
2y + 0,93.2 = 2nx + (n + 1,5)x + 2ny + (n + 0,5)y
→ 1,5(x – y) + 0,6n = 1,86
Ta luôn có: 0 < x – y < 0,2
⇒ 2,6 < n < 3,1 ⇒ n = 3
X là: C3H9N gồm các đồng phân:
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
CH3-NH-CH2-CH3
CH3-N(CH3)2
Số đồng phân: 4.
→ Đáp án A
Câu 93: Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 14,5 và 9,0 B. 12,5 và 2,25
C. 13,5 và 4,5 D. 17,0 và 4,5
Lời giải:
Suy ra CT chung của M là C7,5H13,5OaN4,5
→ Đáp án C
Câu 94: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 21,2 gam. B. 20,2 gam.
C. 21,7 gam. D. 20,7 gam.
Lời giải:
E tác dụng với HCl sinh ra chất khí vô cơ Z → Z là CO2
Khi cho E tác dụng với NaOH sinh ra khí T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm → T là amin.
E tác dụng với NaOH thu được dung dịch chứa 2 chất rắn vô cơ gồm Na2CO3 và NaOH dư
→ cấu tạo của X là CH3NH3HCO3: x mol
Cấu tạo của Y là: (CH3NH3)2CO3: y mol
CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O
CH3NH3HCO3 + NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O
Ta có hệ
→ m = 21,7 gam
→ Đáp án C
Câu 95: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2 : nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
A. 35,9 gam B. 21,9 gam
C. 29 gam D. 28,9 gam
Lời giải:
Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2
Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13
Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475
Tìm được x = 1,5 mol ; y = 1,95 mol
Bảo toàn Khối lượng:
⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g
→ Đáp án D
Câu 96: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6.
C. C2H6 và C3H8. D. C3H6 và C4H8.
Lời giải:
Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CxHy . Gọi VC2H7N = a; VCxHy = b
Ta có: a + b = 100 ⇒ a = 100 – b
Khi cho Y qua H2SO4 đặc ⇒ H2O bị giữ lại
Mà VH2O = 0,5.(7a + by) ; VCO2 = 2a + xb ; VN2 = 0,5a
Do vậy
+) Từ 5a + 2xb = 500, mà a = 100 – b
⇒ 5.(100 – b) + 2xb = 500 ⇒ x = 2,5
⇒Hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau (vì số C trung bình = 2,5)
⇒ Số H phải là số lẻ (là trung bình cộng của 2 số chẵn liên tiếp)
+) Từ 7a + by = 600 ⇒ 7.(100 – b) + by = 600 ⇒ (7 – y)b = 100 ⇒ y < 7
Do đó, y = 3 hoặc y = 5
⇒ Hai hidrocacbon là: C2H4 và C3H6 (y = 5)
hoặc C2H2 và C3H4 (y = 3)
→ Đáp án B
Câu 97: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
CH3-CH(NH3HSO4)-COOC2H5.
A. CH3-CH(NH2)-COONH4 B. CH3-CH(CH3)-COONH4
C. H2N-CH2-CH2-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH
Lời giải:
A: CH3-CH(NH2)-COONH4
B: CH3-CH(NH2)-COONa
C: CH3-CH(NH3HSO4)-COOH
→ Đáp án A
Câu 98: Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?
A. Quì tím, brom B. Dung dịch NaOH và brom
C. Brom và quì tím D. Dung dịch HCl và quì tím.
Lời giải:
Phenol ít tan trong nước, khi cho dung dịch NaOH vào các mẫu thử, mẫu thử mà phản ứng với NaOH tạo dung dịch đồng nhất đó là phenol. Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.
Cho dung dịch brom vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử làm mất màu nước brom là stiren, mẫu thử tạo kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì là benzen.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br.
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2NH2(Br)3 + 3HBr.
→ Đáp án B
Câu 99: Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, fomalin, propan-1,3-điol, anbumin ta chỉ cần dùng
A. Na. B. dd AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2/NaOH. D. dung dịch Na2CO3.
Lời giải:
Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: CH3COOH, C3H5(OH)3, C6H12O6, HCHO, CH2OH-CH2-CH2OH, anbumin ta chỉ cần dùng Cu(OH)2/OH-
B1: Cho tất cả các hóa chất phản ứng với thuốc thử ở nhiệt độ thường:
- Nếu xuất hiện màu xanh nhạt → CH3COOH:
Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O
- Nếu dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm → C3H5(OH)3, C6H12O6.
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Nếu dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng → anbumin.
- Nếu dung dịch không có hiện tượng gì → HCHO, CH2OH-CH2-CH2OH.
B2: Cho hai dung dịch ở B1 không có hiện tượng gì phản ứng với Cu(OH)2/OH- có sự tham gia của nhiệt độ. Nếu xuất hiện ↓ đỏ gạch → HCHO
B3: Đun sôi hai dung dịch xuất hiện phức màu xanh đậm ở B1. Nếu dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch → C6H12O6.
C5H11O5-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -to→ C5H11O5-COONa + Cu2O↓ + 3H2O
Nếu không có hiện tượng gì → C3H5(OH)3 .
→ Đáp án C
Câu 100: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.
Lời giải:
- Đáp án D sai vì protein có hai dạng: hình cấu và hình sợi. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin, hemoglobin
→ Đáp án D