Cách giải bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit hay, chi tiết - Hoá học lớp 12
Cách giải bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit hay, chi tiết
Với Cách giải bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập phản ứng trùng ngưng của Amino Axit từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
- Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit
- Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime .
Ví dụ:
Lưu ý: Từ n aminoaxit khác nhau có thể tạo thành n! polipeptit chứa n gốc aminoaxit khác nhau; nn polipeptit chứa n gốc aminoaxit.
Ví minh họa
Câu 1:Cho các nhận xét sau:
1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
2) Khác với axit axetic, axit amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
3) Giống với axit axetic, amino axit có thể tác dụng với bazo tạo muối và nước.
4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
5) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải:
Các nhận xét đúng là: 2, 3, 4
1) sai: Có thể tạo được 4 đipeptit: Ala- Ala; Ala – Gly; Gly – Ala; Gly – Gly
2) Sai: anbumin tạo dung dịch màu vàng khi tác dụng với HNO3
→ Đáp án C
Câu 2:Khi trùng ngưng a gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit dư người ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là:
A. 11,12 gam.
B. 9,120 gam.
C. 7,296 gam.
D. 11,40 gam.
Lời giải:
Phương trình phản ứng trùng ngưng axit aminoaxetic:
nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O
Theo phương trình:
naxit amino axetic = n H2O= 0.16 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m = maxit amino axetic – m H2O = 0.16.75-2.88 = 9,12 g.
→ Đáp án B
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH là:
A. (-NH-CH2-CO-)n
B. (-NH-CH(CH3)-CO-)n
C. (-CH2-CH(NH2)-CO-)n
D. (-NH-CH2-CH2-CO-)n
Lời giải:
→ Đáp án B
Câu 4:Thực hiện phản ứng trùng ngưng 2 aminoaxit: Glixin và Alanin số đipeptít thu được tối đa là:
A.1
B.2
C.3
D.4
Lời giải:
Có thể tạo được 4 đipeptit: Ala- Ala; Ala – Gly; Gly – Ala; Gly – Gly
→ Đáp án D
Câu 5:Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. C2H5OH.
B. CH2 = CHCOOH.
C. H2NCH2COOH.
D. CH3COOH.
Lời giải:
→ Đáp án C
Câu 6:Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
A. H2NCH2COOH.
B. HCOONH3CH3.
C. CH3COONH4.
D. C2H5NO2.
Lời giải:
CT (C2H5O2N)n
X chứa 1 nguyên tử N ⇒ CT của X là C2H5O2N
X có phản ứng trùng ngưng ⇒ CTCT của X là: H2NCH2COOH
→ Đáp án A
Câu 7:Khi trùng ngưng a gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit dư người ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là:
A. 11,12 gam.
B. 9,120 gam.
C. 7,296 gam.
D. 11,40 gam.
Lời giải:
Phương trình phản ứng trùng ngưng axit aminoaxetic:
nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O
Theo phương trình:
naxit amino axetic = nH2O= 0,16 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m = maxit amino axetic – mH2O = 0,16.75 – 2,88 = 9,12 g.
→ Đáp án C
Câu 8:Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH là:
A. (-NH-CH2-CO-)n
B. (-NH-CH(CH3)-CO-)n
C. (-CH2-CH(NH2)-CO-)n
D. (-NH-CH2-CH2-CO-)n
Lời giải:
→ Đáp án A