Bài tập Glucozo cơ bản chọn lọc, có lời giải chi tiết - Hoá học lớp 12
Bài tập Glucozo cơ bản chọn lọc, có lời giải chi tiết
Với Bài tập Glucozo cơ bản chọn lọc, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 12 tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Glucozo cơ bản từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
Bài 1: Khử glucozơ bằng hiđro với hiệu suất 80% thì thu được 1,82 gam sobitol. Khối lượng glucozơ là
A. 2,25 gam. B. 1,44 gam.
C. 22,5 gam. D. 14,4 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2[CHOH]4CH2OH
nglucozơ = nsobitol = 1,82:182 = 0,01 mol. mglucozơ = 0,01.180:80% = 2,25 gam.
Bài 2: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam.
C. 360 gam. D. 270 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 3: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam.
C. 92 gam. D. 138 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
nC2H5OH = 2nC6H12O6 = 2. (360:180) = 4 mol.
mC2H5OH = 4.46 = 184 gam.
Bài 4: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
A. 4595 gam. B. 4468 gam.
C. 4959 gam. D. 4995 gam.
Lời giải:
Đáp án: C
C12H22O11 + H2O -to→ C6H12O6 + C6H12O6
nsaccarozơ = nglucozơ = 2610:180 = 14,5 mol.
msaccarozơ = 14,5.342 = 4959 gam.
Bài 5: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45.
C. 11,25 D. 22,5
Lời giải:
Đáp án: D
CO2 → CaCO3
nCO2 = nCaCO3 = 20: 100 = 0,2 mol.
C6H12O6 → 2CO2
nC6H12O6 = 1/2 nCO2 = 1/2. 0,2 = 0,1 mol
⇒ mglucozơ = 0,1.180: 80% = 22,5g
Bài 6: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là:
A. 18,4 gam. B. 28,75 gam.
C. 36,8 gam. D. 23 gam.
Lời giải:
Đáp án: C
C6H12O6 → 2CO2
CO2 → CaCO3
nCaCO3 = 0,368 mol.
mCaCO3 = 0,368 × 100 = 36,8 gam.
Bài 7: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nước vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam B. 112,5 gam.
C. 120 gam. D. 180 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
nCO2 = nCaCO3 = 1,2 mol;
⇒ nGlucozơ = 1/2. nCO2 = 0,6 mol
⇒ mglucozơ thực tế = 0,6.180:60% = 180g
Bài 8: Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27g Ag
- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:
A. 12,375ml B. 13,375ml
C. 14,375 ml D. 24,735ml
Lời giải:
Đáp án: C
Xét phần 1: nAg = 27: 108 = 0,25 mol ⇒ nglucozo = 0,125 mol
Xét phần 2: nglucozo = 0,125 mol ⇒ nancol = 0,125 . 2 = 0,25 mol
⇒ Vrượu = 0,25 . 46: 0,8 = 14,375 ml
Bài 9: Đun 10 ml dung dịch glucozơ với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3.Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là:
A. 1M B. 2M
C. 5M D. 10M
Lời giải:
Đáp án: D
Xét phản ứng của Cu với AgNO3. Ta có nCu = 6,4: 64 = 0,1 mol
⇒ nAg = 2nCu = 0,2 mol ⇒ nglucozo = 1/2. nGlucozơ = 0,1 mol
⇒ CM glucozo = 0,1: 0,01 = 10 M
Bài 10: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là:
A. 21,6 gam B. 32,4 gam
C. 16,2 gam D. 10,8 gam
Lời giải:
Đáp án: B
nglucozơ = 27: 180 = 0,15 mol
nAg = 2 nGlucozơ = 0,3 mol
⇒ mAg = 0,3.108 = 32,4g
Bài 11: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00.
C. 25,46. D. 29,70.
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 12: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là:
A. 24 gam. B. 40 gam.
C. 50 gam. D. 48 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
CO2 → CaCO3
nCO2 = 40:100 = 0,4 mol.
C6H12O6 → 2CO2
nC6H12O6 = 1/2. nCO2 = 1/2 .0,4 = 0,2 mol
⇒ mGlucozơ thực tế = 0,2.180: 75% = 48g
Bài 13: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 80% ?
A. 1777 kg. B. 711 kg.
C. 666 kg. D. 71 kg.
Lời giải:
Đáp án: C
mtinh bột = 1.80% = 0,8 tấn
(C6H10O5)n → nC6H12O6
162n → 180n (tấn)
mxenlulozơ = = 0,711 tấn = 711 kg
Bài 14: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
A. 360 gam. B. 270 gam.
C. 250 gam. D. 300 gam.
Lời giải:
Đáp án: B
(C6H10O6)n → nC6H12O6
162n → 180n (g)
mC6H12O6 = = 270g
Bài 15: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích rượu 40° thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 3194,4 ml. B. 2785,0 ml.
C. 2875,0 ml. D. 2300,0 ml.
Lời giải:
Đáp án: C
mglucozơ = 2,5.80% = 2kg
C6H12O6 → 2C2H5OH
180kg → 92kg
⇒ mC2H50H thực tế = = 0,92 kg
⇒ VC2H5OH = 0,92.103: 0,8 = 1150ml
Bài 16: Cho 9,0 kg glucozơ chứa 15% tạp chất, lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt 10%. Khối lượng rượu etylic thu được là
A. 4,600 kg. B. 4,140 kg.
C. 3,910 kg. D. 3,519 kg.
Lời giải:
Đáp án: D
mglucozơ = 9.85% = 7,65kg
C6H12O6 → 2C2H5OH
180 → 92 (kg)
mC2H5OH thực tế = = 3,519 kg
Bài 17: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 38,5 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 87,5%, khối lượng glucozơ đã dùng là
A. 17,325 gam. B. 19,8 gam.
C. 34,65 gam. D. 39,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCO2 = nCaCO3 = 38,5:100 = 0,385 mol.
C6H12O6 → 2CO2
nC6H12O6 lý thuyết = 1/2. nCO2 = 1/2 . 0,385 = 0,1925 mol.
mC6H12O6 lý thuyết = 0,1925 × 180 = 34,65 gam.
Mà H% = 87,5% ⇒ mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lý thuyết: H% = 34,65: 87,5% = 39,6 gam.
Bài 18: Một mẫu glucozơ có chứa 3% tạp chất được lên men rượu với hiệu suất 45% thì thu được 2 lít ancol 46o. Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml, khối lượng mẫu glucozơ đã dùng là
A. 3298,97 gam. B. 3275,3 gam.
C. 3269,50 gam. D. 3200 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
Vrượu nguyên chất = 2.103.0,46 = 920 ml
⇒ mrượu nguyên chất = 920 .0,8 = 736g
C6H12O6 → 2C2H5OH
180 ← 92 (g)
⇒ mglucozơ = = 1440g
H = 45% và 3% tạp chất ⇒ mmẫu glucozơ thực tế = 1440: 45%: 97% = 3298,97g
Bài 19: Người ta cho 2975 gam glucozơ nguyên chất lên men thành rượu etylic (d = 0,8 g/ml). Hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Thể tích rượu 40o thu được là:
A. 3,79 lít. B. 3,8 lít.
C. 4,8 lít. D. 6,0 lít.
Lời giải:
Đáp án: B
C6H12O6 → 2C2H5OH
Theo phương trình
mC2H5OH lý thuyết = = 1520,6 gam.
Mà H = 80% nên mC2H5OH thực tế = mC2H5OH lý thuyết × H = 1520,6 × 0,8 = 1216,48 gam.
Ta có dC2H5OH = 0,8 g/ml.
⇒ VC2H5OH = mC2H5OH thực tế: dC2H5OH = 1216,48: 0,8 = 1520,6 ml.
Ta có rượu 400 nên Vrượu = VC2H5OH: 40% = 1520,6: 40% = 3801,5 ml = 3,8 lít.
Bài 20: Đem 2,0 kg glucozơ, có lẫn 10% tạp chất, lên men rượu với hiệu suất 70%. Biết khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 46o thu được là
A. 0,81 lít. B. 0,88 lít.
C. 2,0 lít. D. 1,75 lít.
Lời giải:
Đáp án: D
C5H12O6 → 2CO2
2,0 kg glucozơ lần 10% tạp chất nên mC6H12O6 nguyên chất = 2 × 90% = 1,8 kg.
Theo phương trình mC2H5OH lý thuyết = = 0,92 kg.
Mà H = 70% nên mC2H5OH thực tế = mC2H5OH lý thuyết × H = 0,92 × 70% = 0,644 kg.
Ta có dC2H5OH = 0,8 g/ml = 0,8 kg/l.
VC2H5OH = mC2H5OH: dC2H5OH = 0,644: 0,8 = 0,805 lít.
Ta có rượu 46o nên Vrượu = VC2H5OH: 46% = 0,805: 46% = 1,75 lít.
Bài 21: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Dẫn khí CO2 tạo thành qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng ban đầu là
A. 56,25 gam. B. 112,5 gam.
C. 45,00 gam. D. 36,00 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
- Hấp thụ CO2 dung dịch Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCO2 = nCaCO3 = 50/100 = 0,5 mol.
C6H12O6 → 2CO2
theo pt: nC6H12O6 lý thuyết = 1/2. nCO2 = 1/2. 0,5 = 0,25 mol.
mC6H12O6 lý thuyết = 0,25 × 180 = 45 gam.
Mà H = 80%
mC6H12O6 = mC6H12O6 lý thuyết: H = 45: 80% = 56,25 gam.
Bài 22: Khối lượng glucozơ cần để điều chế 1,0 lít dung dịch ancol etylic 40o (cho khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml ; và hiệu suất phản ứng là 80%) là:
A. 500,9 gam. B. 626,1 gam
C. 937,6 gam. D. 782,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: D
1C6H12O6 → 2C2H5OH
Ta có 1 lít rượu 40o nên VC2H5OH = Vrượu × 40% = 1000 × 40% = 400 ml.
Ta có dC2H5OH = 0,8 g/ml.
mC2H5OH = VC2H5OH × dC2H5OH = 400 × 0,8 = 320 gam.
Theo phương trình mC6H12O6 lý thuyết = = 626,087 gam.
Mà H = 80% nên mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lý thuyết: H = 626,087: 0,8 = 782,6 gam.
Bài 23: Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là:
A. 108. B. 60,75.
C. 75,9375. D. 135.
Lời giải:
Đáp án:
[C6H10O5]n → 2C2H5OH
Có 575 ml rượu 10o nên VC2H5OH = Vrượu × 10% = 575 × 10% = 57,5 ml.
dC2H5OH = 0,8 g/ml nên:
mC2H5OH × dC2H5OH = 57,5 × 0,8 = 46 gam.
[C6H10O5]n → 2nC2H5OH
Theo phương trình m[C6H10O5]n lý thuyết = = 81 gam.
Mà H = 75% ⇒ m[C6H10O5]n thực tế = m[C6H10O5]n lý thuyết: H = 81: 75% = 108 gam.
Bài 24: Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?
A. 1382,7 m3. B. 1328,7 m3.
C. 1402,7 m3. D. 1420,7 m3.
Lời giải:
Đáp án: A
6nCO2 + 5nH2O -as→ (C6H10O5)n + 6nO2
n(C6H10O5)n = mol.
nCO2 = 6n × n(C6H10O5)n = 18,519 mol.
VCO2 = 18,519 × 22,4 = 414,826 lít.
mà VCO2 = 0,03% Vkk
⇒ Vkk = VCO2: 0,03% = 414,826: 0,03% = 1382752 lít = 1382,7 m3
Bài 25: Để sản xuất ra 1 tấn xenlulozơ trinitrat cần a kg xenlulozơ và b kg axit nitric. Biết sự hao hụt trong sản xuất là 12%. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 619,8 kg và 723 kg. B. 719,8 kg và 823 kg.
C. 719,8 kg và 723 kg. D. 619,8 kg và 823 kg.
Lời giải:
Đáp án: A
[C6H7O2(OH)3]n(162n) + 3nHNO3 -to, H2SO4 [C6H7O2(ONO2)3]n (297n) + 3nH2O
Theo phương trình m[C6H7O2(OH)3]n lý thuyết = .1000 = 545,5 kg.
mHNO3 lý thuyết = = 636,4 kg.
Mà hao hụt 12% ⇒ H = 100% - 12% = 88%
m[C6H7O2(OH)3]n thực tế = m[C6H7O2(OH)3]n lý thuyết: H = 545,5: 88% = 619,8 kg.
mHNO3 thực tế = mHNO3 lý thuyết: H = 636,4: 88% = 723 kg.
Bài 26: Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Giả sử hiệu suất của quá trình tinh chế là 100%. Khối lượng đường thu được là:
A. 1563,5kg. B. 1163,1 kg.
C. 113,1 kg. D. 1361,1 kg.
Lời giải:
Đáp án: A
30 tấn = 300 tạ
Vnước mía = 300.63 = 18900 lít
⇒ mnước mía = 18900.103.1,103= 20,8467.106 (g)
⇒ mđường = 20,8467.106.0,075 = 1563502,5 (g) = 1563,5kg
Bài 27: Lên men a gam glucozơ, thu được 100 lít rượu vang 10o. Hiệu suất lên men đạt 95%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của a là
A. 16475,97 B. 14869,57
C. 7434,78 D. 8237,98
Lời giải:
Đáp án: A
1C6H12O6 → 2C2H5OH
100 lít rượu vang 10o = VC2H5OH = Vrượu × 10% = 100 × 10% = 10 lít.
Ta có dC2H5OH = 0,8 g/ml = 0,8 kg/l.
mC2H5OH = VC2H5OH × dC2H5OH = 10 × 0,8 = 8 kg.
Theo phương trình mC6H12O6 lý thuyết = = 15,652 kg
Mà H = 95%
⇒ mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lý thuyết: H = 15,652: 95% = 16,47597 kg = 16475,97 gam.
Bài 28: Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.
A. 2,16 gam B. 10,80 gam
C. 5,40 gam D. 21,60 gam
Lời giải:
Đáp án: D
nglucozo = 18: 180 = 0,1 mol
⇒ mAg = 0,2 . 108 = 21,6 gam
Bài 29: Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M. B. 0,10M.
C. 0,01M. D. 0,02M.
Lời giải:
Đáp án: A
nAg = 2,16: 108 = 0,02 mol ⇒ nglucozo = 0,02: 2 = 0,01 mol
⇒ CM = 0,01: 0,05 = 0,2M
Bài 30: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4g glucozo biết H = 95%. Khối lượng bạc bám trên gương là
A. 6,156 g. B. 3,078 g.
C. 6,48 g. D. 5,661 g.
Lời giải:
Đáp án: A
nglucozơ = 5,4: 180 = 0,03 mol
⇒ nAg = 0,06 mol.
H = 95% ⇒ mAg = 0,06 . 95% . 108 = 6,156 gam