X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao) - Hoá học lớp 12


100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao)

Với 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao) Hoá học lớp 12 tổng hợp 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Đại cương về kim loại từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao)

Câu 1: Đốt cháy 6,48 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được a mol khí H2 và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là:

A. 0,24.             B. 0,15.

C. 0,12.             D. 0,18.

Lời giải:

Có nAl = 0,24 mol

4Al + 3O2 → 2Al2O3

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ 2x + y = 0,24

Có m(dd HCl) = 3(2x + y).36,5: 7,3% = 1500.(2x + y) = 360 g

m(dd Y) = 133,5.(2x + y): 8,683% = 1537,487.(2x + y) ≈ 369 g

BTKL: 102x + 27y + 360 = 369 + 3y

Giải hệ: x = 0,06; y = 0,12

Suy ra mol H2 là 0,18 mol

→ Đáp án D

Câu 2: Cho 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 chỉ thu được m gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 8,5              B. 10,2

C. 9,7              D. 5,8

Lời giải:

Gọi số mol của Cl2 và O2 lần lượt là x, y

Bảo toàn e

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Có hpt: x + y = 0,12 và 2x + 4y = 0,33 ⇒ x = 0,075 và y = 0,045 ⇒ m = 9,735 gam

→ Đáp án C

Câu 3: Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?

A. 33 gam              B. 33,75 gam

C. 34 gam              D. 33,50 gam

Lời giải:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 12,45 + 0,6. 35,5 = 33,75 (gam).

→ Đáp án B

Câu 4: Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 33,75 gam.              B. 1,5 gam.

C. 87 gam.              D. 51,5 gam

Lời giải:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)

Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).

→ Đáp án D

Câu 5: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

A. 38,93 gam.              B. 103,85 gam.

C. 25,95 gam.              D. 77,86 gam.

Lời giải:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)

Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol); nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).

→ Đáp án A

Câu 6: Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn              B. Mg

C. Fe              D. Al

Lời giải:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).

Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M: nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.

Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.

Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.

→ Đáp án C

Câu 7: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :

A. 101,68 gam.              B. 88,20 gam.

C. 101,48 gam.              D. 97,80 gam.

Lời giải:

nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol → nH2SO4 = nH2 = 0,1 mol

→ mH2SO4 = 0,1. 98 = 9,8 gam → mdd H2SO4 = (9,8.100)/10 = 98 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

mdd sau = mdd bd + mKL - mH2 = 98 + 3,68 - 0,1.2 = 101,48 gam

→ Đáp án C

Câu 8: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg              B. Fe

C. Cr              D. Mn

Lời giải:

Gọi kim loại cần tìm là M.

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2 (1)

Theo bài ta có:

mmuối = mKL + mSO42- ⇔ mSO42- = 6,84 – 2,52 = 4,32 gam

→ nSO42- = 4,32/96 = 0,045 mol → nH2SO4 = 0,045 mol

Theo phương trình (1) ta có:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

n 1 2 3
MM 28 56 84
Loại Fe (TM) Loại

→ Đáp án B

Câu 9: Cho hỗn hợp Cu và Fe hòa tan vào dung dịch H2SO4 đặc nóng tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần Cu không tan. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm

A. Fe(OH)2.              B. Fe(OH)2, Cu(OH)2

C. Fe(OH)3, Cu(OH)2.              D. Fe(OH)3.

Lời giải:

- Quá trình:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Lưu ý: Các hiđroxit hay muối của các kim loại Cu, Ag, Zn, Ni tạo phức tan trong dung dịch NH3 dư.

→ Đáp án A

Câu 10: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là

A. Mg.              B. Cu.

C. Ca.              D. Zn.

Lời giải:

- Khi cho m gam kim loại M tác dụng với 0,68 mol NaOH thì:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

-BTKL→ mM + 63nHNO3 = mX + 30nNO + 18nH2O ⇒ m = 16,9 g

- Ta có ne trao đổi = 3nNO + 8nNH4+ = 0,52 mol

- Mà 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

(với a là số e trao đổi của M)

→ Đáp án D

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,25              B. 0,20

C. 0,10              D. 0,15

Lời giải:

nNO2 = 2nCu = (3,2/64).2 = 0,1 mol

→ Đáp án C

Câu 12: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thu được 8,96 khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất là

A. 17,72.             B. 36,91.

C. 17,81.             D. 36,82.

Lời giải:

Hỗn hợp phản ứng với H2SO4 loãng dư chỉ có Fe phản ứng (vì Cu đứng sau H)

Hỗn hợp phản ứng với H2SO4 đặc nguội dư thì chỉ có Cu phản ứng (Fe bị thụ động)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án D

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,95 mol.             B. 1,81 mol.

C. 1,91 mol.             D. 1,80 mol.

Lời giải:

Do thu được khí không màu và MZ = 37 ⇒ có 2 trường hợp.

TH1: Z gồm N2 và N2O. Đặt nN2 = x; nN2O = y

⇒ nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 28x + 44y = 7,4(g).

⇒ giải hệ có: x = 0,0875 mol; y = 0,1125 mol. Đặt nNH4NO3 = a.

∑nNO3-/KL = ne = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3 = (8a + 1,775) mol.

→ mmuối khan = 25,3 + 62.(8a + 1,775) + 80a = 122,3(g) ⇒ a = – 0,02 ⇒ loại.

TH2: Z gồm NO và N2O. Đặt nNO = x; nN2O = y

⇒ nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 30x + 44y = 7,4(g).

⇒ giải hệ có: x = y = 0,1 mol. Đặt nNH4NO3 = a.

∑nNO3-/KL = ne = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = (8a + 1,1) mol.

→ mmuối khan = 25,3 + 62.(8a + 1,1) + 80a = 122,3(g) ⇒ a = 0,05 mol.

⇒ nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 mol

→ Đáp án C

Câu 14: Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Số mol axit đã phản ứng là

A. 0,3 mol.              B. 0,6 mol.

C. 1,2 mol.              D. 2,4 mol.

Lời giải:

4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O ⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol

→ Đáp án C

Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và FeSO4.

B. MgSO4.

C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4

Lời giải:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

→ Đáp án A

Câu 16: Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 21,0              B. 23,0

C. 22,0              D. 24,0

Lời giải:

MY = 18,8 → Y chứa NO (3y) và H2 (2y) → X chứa H+ và NO3- dư.

nNO = 0,26 mol

Bảo toàn khối lượng:

m + 1,8.36,5 + 0,3.63 = m + 60,24 + 0,26.30 + mH2O

→ nH2O = 0,92 mol

Bảo toàn nguyên tố H → nH+ = 0,26 mol

Đặt nNH4+ = x

Bảo toàn nguyên tố N → x + 3y + 0,26 = 0,3

nH+, dư = 10x + 4.3y + 2.2y = 0,26

→ x = y = 0,1 mol

Ban đầu: nH+, pư = 0,92.2 = 4nNO + 2.nO (A) → nO (A) = 0,4 mol4

Trong khi cho Mg vào X thu được m – 6,04 > m – 6,4 nên Mg dư.

→ mMg dư = 6,4 - 6,04 = 0,36 gam

Mg + X Dung dịch chứa Mg2+ (p mol), NH4+ (0,01 mol), Cl- (1,8 mol)

Bảo toàn điện tích → p = 0,895 mol

→ mMg bd = 24.0,895 + 0,36 = 21,84 gam

→ Đáp án C

Câu 17: Cho các chất sau FeCO3, Fe3O4, FeS, FeS2. Nếu hòa tan hoàn toàn cùng số mol mỗi chất trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì số mol H2SO4 đã phản ứng lớn nhất ở phản ứng với

A. FeS2              B. Fe3O4

C. FeCO3             D. FeS

Lời giải:

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2CO2 + SO2 + 4H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

→ Đáp án A

Câu 18: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

A. Fe(NO3)2, H2O

B. Fe(NO3)3, AgNO3

C. Fe(NO3)2, AgNO3

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3

Lời giải:

Sau thí nghiệm ta thu được dd X là muối Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.

Fe + 2AgNO3 (dư) → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3(dư) → Fe(NO3)3 + Ag

→ Đáp án B

Câu 19: Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?

A. 6,9g.              B. 7,2g.

C. 2,7g.              D. 9,6g.

Lời giải:

Ta có :

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

→ Đáp án D

Câu 20: Cho 8,4 g Fe vào dung dịch có chứa 0,4mol AgNO3. Kết thúc phản ứng, khối lượng bạc là bao nhiêu?

A. 42,3g.              B. 21,6g.

C. 43,2g.              D. 26,1g.

Lời giải:

Ta có: nFe = 0,15 mol, nAgNO3 = 0,4mol.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Suy ra: mAg = (0,1 + 0,3).108 = 43,2g.

→ Đáp án C

Câu 21: Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,5 M . Tính khối lượng muối và khối lượng kim loại thu được?

A. 21,1g; 27g.              B. 27g; 21,1g.

C. 21g; 27g.              D. 27g; 21g.

Lời giải:

nFe = 5,6/56 = 0,1 mol; nAgNO3 = 0,5.0,5 = 0,25 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ AgNO3 dư: 0,05 mol, Fe(NO3)2 tạo thành: 0,1 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Fe(NO3)2 dư: 0,05 mol , Fe(NO3)3 tạo thành 0,05 mol

→ Tổng số mol Ag ở hai phản ứng: 0,25 mol → mAg = 0,25.108 = 27 gam

Khối lượng muối: 0,05.180 + 0,05.242 = 21,1 gam

→ Đáp án A

Câu 22: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.

A. a ≥ 2b              B. b > 3a

C. b ≥ 2a              D. b = 2a/3

Lời giải:

Zn (a) + 2Fe(NO3)3 (2a) → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)

Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe (2)

Từ 2 phương trình trên ta thấy, để sau phản ứng không có kim loại thì Zn phải phản ứng hết ở phản ứng (1), khi đó 2a ≤ b hay b ≥ 2a.

→ Đáp án C

Câu 23: Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là

A. Mg              B. Cu

C. Zn              D. Fe

Lời giải:

nAgNO3 = 1. 0,2 = 0,2 mol

M (0,1) + 2AgNO3 (0,2) → M(NO3)2 (0,1) + 2Ag

mmuối = 0,1(M + 62.2) = 18,8 → M = 64

Vậy M là Cu.

→ Đáp án B

Câu 24: Nhúng 1 thanh kim loại Zn(dư) vào 1 dd chứa hỗn hợp 3,2g CuSO4 và 6,24g CdSO4. Sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dd thì khối lượng Zn tăng hoặc giảm bao nhiêu:

A. Tăng 1,39 g              B. giảm 1,39g

C. tăng 4g              D. kết quả khác

Lời giải:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Δm = 0,02.64 + 0,03.112 – 0,05.65 = 1,39 gam

→ Tăng 1,39 gam.

→ Đáp án A

Câu 25: Nhúng 19,5g thanh kim loại Zn vào dd chứa 0,2mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Pb(NO3)2. Chất rắn thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn có khối lượng là:

A. 10,2g              B. 12,5g

C. 33,5 g              D. 46.5g

Lời giải:

nZn = 19,5: 65 = 0,3 mol 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vậy khối lượng rắn sau phản ứng là:

mrắn = mCu + mPb = 0,2.64 + 0,1.207 = 33,5 gam

→ Đáp án C

Câu 26: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là:

A. 14,5 gam              B. 16,4 gam

C. 15,1 gam              D. 12,8 gam

Lời giải:

nAl = 6,48/27 = 0,24 mol; nFe2(SO4)3 = 0,1 mol; nZnSO4 = 0,8. 0,1 = 0,08 mol

→ nFe3+ = 0,1.2 = 0,2 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Phản ứng (1) kết thúc Fe3+ hết, Al dư: 0,24 - 1/15 = 13/75 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Phản ứng (2) kết thúc Fe2+ hết, Al dư: 13/75 - 2/15 = 0,04 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Phản ứng (3) kết thúc Al hết, Zn2+ còn dư.

Vậy sau khi các phản ứng kết thúc, ta thu được hỗn hợp các kim loại Fe (0,2 mol); Zn (0,06 mol)

→ m = mFe + mZn = 0,2.56 + 0,06.65 = 15,1 gam.

→ Đáp án C

Câu 27: Cho 1 đinh Fe vào 1 lit dd chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần và 1 chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g. Tính khối lượng của đinh Fe ban đầu.

A. 11,2g              B. 5,6g

C. 16,8g              D. 8,96g

Lời giải:

nCu(NO3)2 = 0,2.1 = 0,2 mol; nAgNO3 = 0,12.1 = 0,12 mol.

Sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần → Fe đã phản ứng hết với AgNO3 và phản ứng với một phần Cu(NO3)2.

Gọi số mol Cu(NO3)2 phản ứng là x mol.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vậy mtăng = 0,12.108 + x.64 – 0,06.56 – x.56 = 10,4 → x = 0,1 mol

Vậy khối lượng đinh sắt ban đầu là: mFe = 0,1.56 + 0,06.56 = 8,96 gam.

→ Đáp án D

Câu 28: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. 59,4.              B. 64,8.

C. 32,4.              D. 54,0.

Lời giải:

nAl = 2,7: 27 = 0,1 mol, nFe = 5,6: 56 = 0,1 mol, nAgNO3 = 0,55.1 = 0,55 mol

Khi cho hỗn hợp kim loại gồm Al , Fe vào dung dịch AgNO3 thì Al sẽ phản ứng trước nếu Al hết sẽ đến Fe phản ứng , nếu AgNO3 dư sau phản ứng với Fe thì có phản ứng:

Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Al hết ⇒ Tính theo Al, nAgNO3 = 3.nAl ⇒ AgNO3 dư: 0,55 – 3.0,1 = 0,25 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ Sau phản ứng AgNO3 dư 0,05 mol tiếp tục có phản ứng

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Từ (1), (2), (3) tổng số mol Ag = 0,3 + 0,2 + 0,05 = 0,55 ⇒ mAg = 0,55.108 = 59,4 gam

→ Đáp án A

Câu 29: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

A. 12,67%.              B. 90,27%.

C. 82,20%.              D. 85,30%.

Lời giải:

Gọi số mol của Zn và Fe lần lượt là x và y mol

Phương trình hóa học:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Theo bài ta có: mrắn bđ = mrắn sau → 65x + 56y = 64x + 64y ⇔ x = 8y.

Coi số mol của Fe là 1 mol thì số mol của Zn là 8 mol.

Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 30: Cho 5,6g gồm Mg và Cu tác dụng với 400ml dd AgNO3 1M. Phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 g chất rắn A và dd nước lọc B. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu (lần lượt Mg và Cu) là:

A. 2,6 và 3              B. 4,15 và 1,45

C. 3,52 và 2,08              D. Đáp án khác

Lời giải:

Giả sử AgNO3 phản ứng hết khi đó Ag+ chuyển hết thành Ag

nAg = nAgNO3 = 0,4 mol → mAg = 0,4.108 = 43,2 gam > mA (=32,4 gam)

→ AgNO3 chưa phản ứng hết.

mA = mAg = 32,4 gam → nAg = 0,3 mol

Gọi số mol của Mg và Cu lần lượt là x và y mol

Theo bài ta có: 24x + 64y = 5,6 (1)

Ta có:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bảo toàn e ta có: 2x + 2y = 0,3 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:

mMg = 0,1.24 = 2,4 gam; mCu = 0,05.64 = 3,2 gam.

→ Đáp án D

Câu 31: Cho hỗn hợp (Y) gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch (C) chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch (D) và 8,12 gam chất rắn (E) gồm ba kim loại. Cho (E) tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 0,672 lít H2 (đktc). Tính nồng độ mol/l AgNO3, Cu(NO3)2 trước khi phản ứng.

A. CM AgNO3 = 0,15M; CM Cu(NO3)2 = 0,25M.

B. CM AgNO3 = 0,16M; CM Cu(NO3)2 = 0,25M.

C. CM AgNO3 = 0,25M; CM Cu(NO3)2 = 0,15M.

D. CM AgNO3 = 0,26M; CM Cu(NO3)2 = 0,15M.

Lời giải:

Vì phản ứng giữa Al và AgNO3 xảy ra trước nên kim loại sau phản ứng phải có Ag, kế đến là CuSO4 có phản ứng tạo thành Cu. Theo giả thiết, có ba kim loại → kim loại thứ ba là Fe còn dư.

Ta có: nFe = 2,8/5,6 = 0,05 (mol)

nAl = 0,81/27 = 0,03 (mol)

và nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)

Phản ứng: Fedư (0,03) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,03)

→ Số mol Fe phản ứng với muối: 0,05 – 0,03 = 0,02 (mol)

2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Ta có sự trao đổi electron như sau:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ x + 2y = 0,09 + 0,04 = 0,13 (1); 108x + 64y + 56.0,03 = 8,12 (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được x = 0,03; y = 0,05.

Vậy: CM AgNO3 = 0,03: 0,2 = 0,15M

CM Cu(NO3)2 = 0,05: 0,2 = 0,25M.

→ Đáp án A

Câu 32: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam được cho vào 200ml dung dịch chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3M. Tính khối lượng chất rắn A thu được?

A. 26,1g              B. 23,6g

C. 21,6g              D. 34,2g.

Lời giải:

Thay vì tính chất phản ứng giữa Mg, Zn với CuSO4 và AgNO3, ta tính số mol e mà hỗn hợp X có thể cung cấp và dung dịch Y có thể nhận:

nZn = 6,5/65 = 0,1 mol;

nMg = 4,8/24 = 0,2 mol

do: Zn → Zn2+ + 2e;

Mg → Mg2+ + 2e

Tổng ne (Mg, Zn): (0,1 + 0,2). 2 = 0,6 mol

nAg+ = nAgNO3 = 0,2.0,3 = 0,06 mol

nCu2+ = nCuSO4 = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → 2Cu

Tổng ne (Ag+, Cu2+): 0,06 + 0,1.2 = 0,26 mol

Để khử hết Ag+ và Cu2+ chỉ cần 0,26 mol electron trong khi X có thể cung cấp 0,6 mol vậy Ag+, Cu2+ bị khử hết.

Ag và Cu kết tủa. Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg phản ứng trước: 0,2 mol Mg cung cấp 0,4 mol electron > 0,26 mol vậy chỉ có Mg phản ứng và

nMg phản ứng = 0,26: 2 = 0,13 mol; còn dư: 0,2 – 0,13 = 0,07 mol

Do đó chất rắn A gồm 0,06 mol Ag và 0,1 mol Cu, 0,07 mol Mg và 0,1 mol Zn

mA = 0,06.108 + 0,1.64 + 0,07.24 + 0,1.65 = 21,6 gam

→ Đáp án C

Câu 33: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Ta có đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Tỉ lệ x: y là ?

A. 1:12              B. 1:8

C. 1:6              D. 1:10

Lời giải:

Dựa vào đồ thị thấy tại thời điểm m-18 gam thì Mg phản ứng hết H+ và NO3- sinh ra Mg2+ và NO

Khi đó toàn bộ lượng NO3- chuyển hóa hết thành NO: 2a mol

Có nMg phản ứng = 18: 24 = 0,75 mol

Bảo toàn electron → 0,75.2 = 2a. 3 → a = 0,25 mol

→ nH+ = 0,25. 8 = 2 mol → nH+: b - 2 mol

Tại thời điểm m - 8 thì Mg phản ứng với Cu2+ sinh ra Cu

Tại thời điểm m - 14 thì Mg tiếp tục phản ứng với HCl dư sinh khí H2

Bảo toàn electron → nMg phản ứng = 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án = 0,5b

Khi đó 14 = 24. 0,5b - 0,25. 64 → b = 2,5

a: b = 0,25: 2,5 = 1: 10.

→ Đáp án D

Câu 34: Cho 2 thanh kim loại M có hóa trị II và có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dd Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dd Pb(NO3)2. Sau 1 thời gian khối lượng thanh 1 giảm 0,2% và thanh 2 tăng 28,4 % so với thanh kim loại đầu. Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dd giảm như nhau. Kim loại M là:

A. Zn              B. Fe

C. Mg              D. Cd

Lời giải:

Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dung dịch giảm như nhau → số mol M phản ứng ở 2 thí nghiệm là như nhau.

Coi khối lượng thanh M là 10 gam.

Gọi số mol M phản ứng là x mol.

Xét thí nghiệm ở thanh 1.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Δm = Mx – 64x = 0,998m = 0,02 (1)

Xét thí nghiệm ở thanh 2.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Δm = 207x – Mx = 2,84 (2)

Từ (1) và (2) ta có: Mx = 1,3; x = 0,02 → M = 65 → M là Zn

→ Đáp án A

Câu 35: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.

A. 0,8 mol              B. 0,4mol

C. 0,3 mol              D. 0,25 mol

Lời giải:

Nhận xét: Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

→ Đáp án A

Câu 36: Hoà tan p gam hỗn hợp X gồm CuSO4 và FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 27,96 gam kết tủa. p có giá trị là

A. 20,704 gam.              B. 20,624 gam.

C. 25,984 gam.              D. 19,104 gam.

Lời giải:

n↓ BaSO4 = 27,96/233 = 0,12 mol

Gọi số mol của CuSO4 và FeSO4 lần lượt là x và y mol.

Bảo toàn nhóm SO42- ta có: x + y = 0,12 (1)

Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn

Bảo toàn e ta có: nZn.2 = x.2 + y.2 → nZn = x + y

m rắn thu được sau thí nghiệm trên là Cu và Fe.

Theo bài ta có: mZn = mCu + mFe → (x + y).65 = 64x + 56y → x – 9y = 0 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,108 mol; y = 0,012 mol.

→ p = 0,108.160 + 0,012.152 = 19,104 gam.

→ Đáp án D

Câu 37: Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Giá trị của m là

A. 3,36 gam.              B. 2,88 gam.

C. 3,6 gam.              D. 4,8 gam.

Lời giải:

nCu(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol

Mg phản ứng trước với Cu(NO3)2 sau đó phản ứng với Fe(NO3)2.

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2, khi đó:

mrắn = mCu = 0,1.64 = 6,4 gam < 9,2 gam

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với 2 dd trên, khi đó:

mrắn = mCu + mFe = 0,1.56 + 0,1.64 = 12 gam > 9,2 gam

→ Cu(NO3)2 phản ứng hết, Fe(NO3)2 phản ứng một phần.

mFe = 9,2 – 6,4 = 2,8 gam → nFe = nFe(NO3)2 = 2,8: 56 = 0,05 mol.

→ Bảo toàn e: nMg.2 = 0,05.2 + 0,1.2 → nMg = 0,15 mol → mMg = 0,15.24 = 3,6 gam.

→ Đáp án C

Câu 38: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO?

A. 211,12 ml              B. 221,13 ml

C. 166,67 ml              D. 233,33 ml

Lời giải:

Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết

→ CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .

Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol .

nFe3+ = 0,02 mol

chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+

Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol

→ tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol

→ VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml

→ Đáp án C

Câu 39: Cho m gam hỗn hợp bột kim loại X gồm Cu và Fe vào trong dung dịch AgNO3 dư thu được m + 54,96 gam chất rắn và dung dịch X. Nếu cho m gam X tác dụng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,928 lít NO (đktc). m có giá trị là:

A. 19,52 gam.              B. 16,32 gam.

C. 19,12 gam.              D. 22,32

Lời giải:

nNO = 4,928: 22,4 = 0,22 mol

Gọi số mol của Cu và Fe là x và y mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

mrắn tăng = (2x + 3y).108 – x.64 – y.56 = 54,96 → 152x + 268y = 54,96 (1)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bảo toàn e ta có: 2x + 3y = 0,66 (2)

Từ (1) và (2) ta được: x = 0,15 mol và y = 0,12 mol

→ m = 0,15. 64 + 0,12. 56 = 16,32 gam.

→ Đáp án B

Câu 40: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Sn              B. Zn, Cu, Mg

C. Hg, Na, Ca              D. Al, Fe, CuO

Lời giải:

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.

- Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

→ Đáp án A

Câu 41: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là

A. 3             B. 4

C. 2             D. 5

Lời giải:

Các kim loại Na, Ba, K khi tác dụng với dd FeCl3 sẽ tác dụng với H2O trước tạo ra dung dịch bazơ.

Các dung dịch bazơ tsac dụng mới FeCl3 tạo kết tủa Fe(OH)3

→ Đáp án A

Câu 42: Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện 5 Ampe. Khối lượng Ag thu được ở catot là:

A. 6,037 gam              B. 5,036 gam

C. 7,001 gam              D. 5,531 gam

Lời giải:

Theo định luật II của Pha – ra – đây thì khối lượng Ag sinh ra ở catot là:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 43: Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc) lần lượt bằng:

A. 4,512 g và 3,1584 lít              B. 4,512 g và 1,5792 lít

C. 2,256 g và 3,1584 lít              D. 2,256 g và 1,5792 lít

Lời giải:

PT điện phân: CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2

Áp dụng công thức có:

mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol

VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít

→ Đáp án B

Câu 44: Điện phân dung dịch NaCl cho đến khi hết muối với dòng điện 1,61A thấy hết 60 phút. Tính khối lượng khí thoát ra, biết rằng điện cực trơ, màng ngăn xốp.

A. 2,13 gam.              B. 0,06 gam.

C. 2,19 gam.              D. 2,22 gam.

Lời giải:

Theo phương trình: 2NaCl + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 + Cl2

Khối lượng Hyđro bằng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khối lượng Clo bằng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Tổng khối lượng khí thoát ra bằng 0,06 + 2,1322 ≈ 2,19 (g).

→ Đáp án C

Câu 45: Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là:

A. 0, 15g và 0,112 lít              B. 0, 32g và 0, 056 lít

C. 0, 32g và 0, 168 lít              D. 1, 28g và 0, 224 lít

Lời giải:

Theo định luật II của Pha – ra – đây thì:

+ Khối lượng Cu sinh ra ở catot là:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

+ Khối lượng O2 sinh ra là:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Thể tích khí bằng: 22,4.(0,08/32) = 0,056 (l).

→ Đáp án B

Câu 46: Điện phân hoàn toàn 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với I = 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu lần lượt là:

A. 0,1M và 0,2M              B. 0,1M và 0,1M

C. 0,1M và 0,15M              D. 0,15M và 0,2M

Lời giải:

Số mol e trao đổi bằng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Đặt 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khối lượng cực âm tăng thêm chính là tổng khối lượng Ag và Cu nên có hệ:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu lần lượt là:

CM(Cu(NO3)2 = 0,02: (200/1000) = 0,1 (M);

CM(AgNO3) = 0,02: (200/1000) = 0,1 (M)

→ Đáp án B

Câu 47: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian thấy khối lượng catot tăng lên 4,96g và khí thoát ra ở anot có thể tích là 0,336 lít (đktc). Khối lượng kim loại bám ở catot lần lượt là:

A. 4,32g và 0,64g             B. 3,32g và 0,64g

C. 3,32g và 0,84              D. 4,32 và 1,64

Lời giải:

Số mol khí thoát ra bằng 0,336/22,4 = 0,015 (mol) nên số mol e trao đổi bằng 0,015.4 = 0,06 (mol)

Đặt 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khối lượng catot tăng thêm chính là tổng khối lượng Ag và Cu nên có hệ:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khối lượng kim loại bám ở catot lần lượt là: 0,02.2.108 = 4,32 (g) và 0,01.64 = 0,64 (g).

→ Đáp án A

Câu 48: Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16g kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là:

A. Mg              B. Fe

C. Cu              D. Ca

Lời giải:

Khí thu được chính là Clo với số mol bằng: 5,6/22,4 = 0,25 (mol)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Theo bảo toàn e ta có: (16/M). n = 0,5 ⇒ M = 32n. Chỉ có n = 2, M = 64 thoả mãn. M là Cu.

→ Đáp án C

Câu 49: Có 400ml dung dịch chứa HCl và KCl đem điện phân trong bình điện phân có vách ngăn với cường độ dòng điện 9,65A trong 20 phút thì dung dịch chứa một chất tan có pH = 13 (coi thể tích dung dịch không đổi). Nồng độ mol/lit của HCl và KCl trong dung dịch ban đầu lần lượt bằng:

A. 0,2M và 0,2M              B. 0,1M và 0,2M

C. 0,2M và 0,1M              D. 0,1M và 0,1M

Lời giải:

Dung dịch chứa một chất tan có pH = 13, tức là có tính kiềm.

Theo định luật bảo toàn nguyên tố đối với K thì:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Số mol H2 do KCl sinh ra bằng: 0,04:2 = 0,02 (mol)

⇒ Số mol H2 do HCl sinh ra bằng: 0,06 – 0,02 = 0,04 (mol)

⇒ nHCl = 0,04.2 = 0,08 (mol).

Nồng độ mol/lit của HCl và KCl trong dung dịch ban đầu lần lượt bằng:

CM (HCl) = 0,08: (400/1000) = 0,2 M và CM (KCl) = 0,04: (400/1000) = 0,1 M

→ Đáp án C

Câu 50: Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.

A. 0,2 M.              B. 0,1 M.

C. 0,16 M.              D. 0,26 M.

Lời giải:

Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.

Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).

Bảo toàn e suy ra: a = 2b

Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:

64a + 32b = 0,64

Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).

nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)

⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M

→ Đáp án D

Câu 51: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

A. b > 2a              B. b = 2a

C. b < 2a              D. 2b = a

Hướng dẫn:

→ Đáp án .

Lời giải:

Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;

Cu2+ (a) + 2e (2a) → Cu

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Tại anot: Cl-: b mol; SO2−4: a mol; H2O

2Cl- (b) → Cl2 + 2e (b)

Hết Cl-: 2H2O − 4e → 4H+ + O2

Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ ở catot Cu2+ hết trước Cl- ở anot, còn ở anot Cl- vẫn điện phân ⇒ 2a < b

→ Đáp án A

Câu 52: Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Kim loại M là:

A. Zn              B. Cu

C. Ni              D. Pb

Lời giải:

Do hai bình mắc nối tiếp điện tích qua chúng không đổi, dẫn tới số mol e trao đổi của chúng bằng nhau:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 53: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):

A. 6,4 gam và 1,792 lít              C. 6,4 gam và 2,016 lít

B. 10,8 gam và 1,344 lít              D. 9,6 gam và 1,792 lít

Lời giải:

Ta có: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Ta có 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Thứ tự điện phân tại catot và anot là:

Tại catot:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ Cu2+ chưa bị điện phân hết.

⇒ mkim loại ở catot = 0,1.64 = 6,4 (gam)

Tại anot:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ ne (do Cl- nhường) = 0,12 < 0,2 mol

⇒ tại anot Cl- đã bị điện phân hết và đến nước bị điện phân.

Ta có: ne (do H2O nhường) = 0,2 – 0,12 = 0,08 (mol)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vkhí thoát ra ở anot = (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 (lít).

→ Đáp án A

Câu 54: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là:

A. 7,68g              B. 8,67g

C. 6,4g              D. 3,2g

Lời giải:

Theo định luật II của Pha – ra – đây thì khối lượng Cu sinh ra ở catot là:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án A

Câu 55: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là

A. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2 .              B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNO3 và Cu(NO3)2 .              D. KNO3 và KOH.

Lời giải:

nKCl = 0,1 mol, nCu(NO3)2 = 0,15 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

mdung dịch giảm = 0,05.2 + 0,05 .71 = 3.65 g < 10,75 g

⇒ Cu(NO3)2 tiếp tục bị điện phân:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

mdung dịch giảm = 10,75 - 3.65 = 7,1 = 64.x + 32.0,5x ⇒ x = 0,08875 (mol)

Nhận thấy: nHNO3 = 2x = 0,1775 mol, nKOH = 0,1 mol, nCu(NO3)2 = 0,06125 (mol).

→ Đáp án A

Câu 56: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 18,8g Cu(NO3)2 và 29,8g KCl điện cực trơ có màng ngăn.sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 17,15g so với ban đầu, thể tích dung dịch là 400ml. Nồng độ mol lớn nhất của các chất sau điện phân là giá trị nào dưới đây?

A. 1,00 M.              B. 2,00 M

C. 0,25 M              D. 0,50 M

Lời giải:

Ta tính được: nKCl = 0,4 mol, nCu(NO3)2 = 0,1 mol

Coi hỗn hợp ban đầu gồm 0,1 mol CuCl2, 0,2 mol KCl và 0,2 mol KNO3.

Điện phân: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ mgiảm = 0,1.64 + 0,1.71 = 13,5 (g)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ 0,5x.2 + 0,5x.71 = 17,15 - 13,5 ⇒ x = 0,1 mol

Vậy sau phản ứng có 0,1 mol KCl, 0,1 mol KOH, 0,2 mol KNO3

⇒ sau pư có HNO3, Cu(NO3)2 dư, KNO3.

Nồng độ mol lớn nhất của các chất sau điện phân chính là nồng độ của KNO3, bằng: 0,2:(400/1000) = 0,5 (M).

→ Đáp án D

Câu 57: Điện phân dung dịch A chứa 0,4 mol M(NO3)2 và 1 mol NaNO3 với điện cực trơ trong thời gian 48 phút 15 giây thì thu được 11,52 gam kim loại M bên catot. Cho các phát biểu sau:

1. M là Cu.

2. Cường độ dòng điện đã dùng bằng 10 (A).

3. Thời gian điện phân dung dịch mất hết M2+ với cường độ dòng điện 12 (A) là là 48 phút 15 giây.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?

A. 0              B. 1

C. 2              D. 3

Lời giải:

catot(-) ← M(NO3)2 (dung dịch); NaNO3(dung dịch) → anot(+)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Phương trình điện phân:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ M = 11,52/0,18 = 64 đ.v.c ⇒ M là Cu

Theo định luật Faraday mCu = (64/2). [(I.2895)/96500] = 11,52 ⇒ I = 12A

Điện phân hết 0,18 mol Cu2+ tạo ra 0,18 mol Cu cần t1 = 2895s

Vậy điện phân hết 0,4 mol Cu2+ tạo ra 0,4 mol Cu cần t2 = (0,4.2895)/0,18 = 6433

Vậy chỉ có phát biểu đầu tiên đúng.

→ Đáp án B

Câu 58: Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 18,90 gam             B. 37,80 gam

C. 39,80 gam             D. 28,35 gam

Lời giải:

Ta có: nZn = 13/65 = 0,2 mol và nN2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol

ne nhường = 2.nZn = 0,4 mol > ne nhận = 10.nN2 = 0,2 mol → phản ứng tạo thành NH4NO3.

nNH4NO3 = (0,4 - 0,2)/8 = 0,025 mol (vì khi tạo thành NH4N+O3: N + 8-3e → N)

Khối lượng muối trong dung dịch X là: 180.0,2 + 80.0,025 = 39,80 gam

Lưu ý: Đề bài không nói thu được khí X duy nhất nên có thể có muối NH4NO3 tạo thành.

→ Đáp án B

Câu 59: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):

A. 6,4 gam và 1,792 lít              C. 6,4 gam và 2,016 lít

B. 10,8 gam và 1,344 lít              D. 9,6 gam và 1,792 lít

Lời giải:

Ta có: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Ta có 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Thứ tự điện phân tại catot và anot là:

Tại catot: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ Cu2+ chưa bị điện phân hết.

⇒ mkim loại ở catot = 0,1.64 = 6,4 (gam)

Tại anot: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ ne (do Cl- nhường) = 0,12 < 0,2 mol

⇒ tại anot Cl- đã bị điện phân hết và đến nước bị điện phân.

Ta có: ne (do H2O nhường) = 0,2 – 0,12 = 0,08 (mol)

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vkhí thoát ra ở anot = (0,06 + 0,02).22,4 = 1,792 (lít).

→ Đáp án A

Câu 60: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. NaOH              B. H2SO4

C. FeSO4             D. MgSO4

Lời giải:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

→ Đáp án C

Câu 61: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu, nhận thấy :

A. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi.

B. nồng độ Cu2+ giảm dần

C. Chỉ nồng độ SO42- thay đổi

D. nồng độ Cu2+ tăng dần

Lời giải:

Trong quá trình điện phân xảy ra sự ăn mòn Cu ở anot và sự tái tạo Cu ở catot với tốc độ bằng nhau nên nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi.

→ Đáp án A

Câu 62: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc)?

A. 5,6 lit              B. 6,72 lit

C. 13,44 lit              D. 2,24 lit

Lời giải:

Áp dung ĐLBT khối lượng:

nCO2 = nNO = x mol

moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

28x – 44x = 11,2 – 16 ⇒ x = 0,3.

Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit

→ Đáp án B

Câu 63: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,80 lít.              B. 5,60 lít.

C. 6,72 lít.              D. 8,40 lít.

Lời giải:

Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

Ta có:

M2On → M2(SO4)n

O → SO42-

1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam

→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit

→ Đáp án D

Câu 64: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :

A. Fe3O4.              B. Fe2O3.

C. FeO.              D. ZnO.

Lời giải:

Ta có: nO/oxit = nH2 = 1,344: 22,4 = 0,06 mol

→ mO/oxit = 0,06.16 = 0,96 gam

→ mM = moxit – mO/oxit = 3,48 – 0,96 = 2,52 gam

Gọi hóa trị của M là n.

PTPƯ: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án
n 1 2 3
M 28 56 84
Loại Fe (TM) Loại

Vậy M là Fe.

→ nFe = 2,52: 56 = 0,045

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vậy oxit Fe là Fe3O4.

→ Đáp án A

Câu 65: Hỗn hợp A dạng bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Cho khí H2 dư tác dụng hoàn toàn với 14,2 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24(l) khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:

A. 60% Fe2O3; 40% Al2O3

B. 52,48% Fe2O3; 47,52% Al2O3.

C. 40% Fe2O3; 60% Al2O3

D. 56,34% Fe2O3; 43,66% Al2O3

Lời giải:

Do H2 chỉ khử được Fe2O3 thành Fe nên B gồm Fe và Al2O3, chỉ có Fe tạo H2.

Ta có nFe = nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

⇒ nFe2O3 = 0,05 (mol) ⇒ mFe2O3 = 0,05. 160 = 8 (g).

⇒%m Fe2O3 = (8/14,2).100% = 56,34 (%).

⇒ %mAl2O3 = 100% - 56,34 = 43,66%

→ Đáp án D

Câu 66: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m

A. 0,224 lít và 14,48 gam              B. 0,672 lít và 18,46 gam

C. 0,112 lít và 12,28 gam              D. 0,448 lít và 16,48 gam

Lời giải:

Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)

⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).

→ Đáp án D

Câu 67: Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

A. FeO              B. Fe2O3

C. Fe3O4              D. Cả 3 đáp án đều sai

Lời giải:

nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 mol

Phản ứng: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Ta có nFe = 0,02x: y = 0,015 ⇒ 0,015: 0,02 = 3: 4

Vậy CTPT của oxit là Fe3O4

→ Đáp án C

Câu 68: Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là?

A. Li và Na              B. Na và K

C. K và Rb              D. Rb và Cs

Lời giải:

Gọi CTTB của 2 kim loại kiềm hóa trị I là M.

Đặt số mol của Ba và M lần lượt là a và b mol.

Ta có: mBa + mM = 46 → 137.a + M.b = 46 → M = (46 - 137a)/b (∗)

PTPU: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Thế (∗∗) vào (∗) ta được: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Theo giả thiết ta có: 0,18 < a < 0,21

→ 29,7 < M < 33,3

→ A và B là Na và K.

→ Đáp án B

Câu 69: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.              B. 1,8.

C. 2,0.              D. 2,4.

Lời giải:

nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol;

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Thấy nAl(OH)3 < nAlCl3 → Để lượng dd NaOH dùng tối đa thì kết tủa tạo ra tối đa, sau đó bị tan mất một phần.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Vì nAl(OH)3 = 0,2 mol nên có 0,1 mol Al(OH)3 bị tan mất.

→ nNaOH = nOH- = 0,9 + 0,1 = 1 mol

→ VNaOH max = 1: 0,5 = 2 lit.

→ Đáp án C

Câu 70: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,45.             B. 0,35.

C. 0,25.             D. 0,15.

Lời giải:

nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Để NaOH phản ứng nhiều nhất thu được 0,1 mol kết tủa Al(OH)3 thì Al2(SO4)3 phải phản ứng hết tạo kết tủa tối đa, sau đó kết tủa tan một phần sao cho lượng kết tủa cuối cùng thu được bằng 0,1 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Từ (1), (2) và (3) ta có:

nNaOH pư = 0,6 + 0,1 + 0,2 = 0,9 mol

→ Vdd NaOH = 0,9: 2 = 0,45 M

→ Đáp án A

Câu 71: Cho a mol AlCl3 vào 1 lít dung dịch NaOH có nồng độ b M được 0,05 mol kết tủa, thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH trên thì được 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,15 và 0,06.              B. 0,09 và 0,18.

C. 0,09 và 0,15.              D. 0,06 và 0,15.

Lời giải:

a mol AlCl3 + 1 lit dd NaOH b M → 0,05 mol kết tủa Al(OH)3 (1)

Thêm tiếp 1 lit dd NaOH trên → 0,06 mol kết tủa (2)

Chứng tỏ ở thí nghiệm (1) AlCl3 chưa tác dụng hết, NaOH tác dụng hết.

TN1: nNaOH = b mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Mà nAl(OH)3 = 0,05 mol → b/c = 0,05 ⇔ b = 0,15 mol hay CM(NaOH) = b = 0,15 M.

TN2: nNaOH = b + b = 2b = 0,3 mol

∗ Nếu AlCl3 chưa kết tủa hết thì NaOH phải hết và tạo ra 0,06 mol kết tủa, thực tế:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

nNaOH pư = 0,18 mol < 0,3 mol → Vô lí → Loại

→ AlCl3 đã tác dụng hết tạo kết tủa và kết tủa bị hòa tan một phần:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ a – (0,3 – 3a) = 0,06 → a = 0,09 mol

→ Đáp án C

Câu 72: X là dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3, Y là dung dịch chứa 0,32 mol NaOH. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho từ từ Y vào X, sau khi cho hết Y vào X được a gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho từ từ X vào Y, sau khi cho hết X vào Y được b gam kết tủa.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. a = b = 3,12.              B. a = b = 6,24.

C. a = 3,12, b = 6,24.              D. a = 6,24, b = 3,12.

Lời giải:

TN1: Cho Y vào X.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→nAl(OH)3 = 0,08 mol → mAl(OH)3 = 0,08.78 = 6,24 gam → a = 6,24 gam

TN2: Cho X vào Y.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→nAl(OH)3 = 0,08 mol → mAl(OH)3 = 0,08.78 = 6,24 gam → b = 6,24 gam

→ a = b = 6,24 gam.

→ Đáp án B

Câu 73: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là

A. 3,2M.              B. 2,0M.

C. 1,6M.              D. 1,0M.

Lời giải:

TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3

TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3

nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol

nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol

Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.

Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.

Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.

Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.

→ Đáp án C

Câu 74: Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

- Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 2,26.              B. 2,66.

C. 5,32.              D. 7,0.

Lời giải:

Gọi số mol của Na2O và Al2O3 trong một phần là x và y mol.

Phần 1:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Chất rắn không tan là Al2O3 → y – x = 1,02/102 = 0,01 (1)

Phần 2:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Theo bài ta có: 2x + 6y = 0,14.1 = 0,14 → x + 3y = 0,07 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

→ m = 2(0,01.62 + 0,02.102) = 5,32 gam.

→ Đáp án C

Câu 75: Hoà tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 0,78 gam.              B. 0,81 gam.

C. 1,56 gam.              D. 2,34 gam

Lời giải:

Ta có nhận xét:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ mAl(OH)3 = 0,02.78 = 1,56 gam.

→ Đáp án C

Câu 76: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1: 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là:

A. 48,80%              B. 33,60%

C. 37,33%              D. 29,87%

Lời giải:

Cu + Y → sinh ra NO ⇒ chứa H+ và NO3- không chứa Fe2+

Ta có sơ đồ phản ứng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

nH+ du = 4nNO = 0,12 mol

Bảo toàn e: 2nCu = nFe3+ + 3nNO ⇒ nFe3+ = 0,18 mol

Xét Ba(OH)2 + Y ⇒ ↓ gồm Fe(OH)3 và BaSO4 → nBaSO4 = 0,58 mol

Bảo toàn gốc SO4: nNaHSO4 = nSO42-/Y = nBaSO4 = 0,58 mol ⇒ nNa+/Y

Bảo toàn điện tích: nNO3- = 0,18 mol

Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2O = 0,31 mol

Bảo toàn khối lượng: mZ = 4,92 (g) → dễ giải ra được 0,03 mol CO2; 0,12 mol NO

Bảo toàn nguyên tố Nito: nFe(NO3)2 = 0,02 mol; nFeCO3 = nCO2 = 0,03 mol

nH+ = 2nO + 4nNO + 2nCO3 ⇒ nO = 0,04 mol ⇒ nFe3O4 = 0,01 mol

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = 0,1 mol ⇒ %mFe = (0,1.56): (15.100%) = 37,33%

→ Đáp án C

Câu 77: X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí NO và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Giá trị của m T là

A. 55,92.             B. 25,2.

C. 46,5.             D. 53,6.

Lời giải:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Khí thu được có H2 ⇒ Chứng tỏ NO3- phản ứng hết.

Z chỉ chứa 3 muối trung hòa là: ZnSO4 (0,21 mol), Na2SO4, (NH4)2SO4.

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

-BT e→ 2.0,15 = 16.0,01 + 3nNO + 2.0,04 ⇒ nNO = 0,02 mol

-BTNT N→ nNaNO3 = 2.0,01 + 0,02 = 0,04 mol

-BTĐT→ nSO42- = (2.0,21 + 2.0,01 + 0,04)/2 = 0,24 mol ⇒ m = 233.0,24 = 55,29g

→ Đáp án A

Câu 78: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T:

Chất
Cách làm X Y Z T
Thí nghiệm 1: Thêm dung dịch NaOH (dư) Có kết tủa sau đó tan dần Có kết tủa sau đó tan dần Có kết tủa không tan Không có kết tủa
Thí nghiệm 2: Thêm tiếp nước brom vào các dung dịch thu được ở thí nghiệm 1 Không có hiện tượng Dung dịch chuyển sang màu vàng Không có hiện tượng Không có hiện tượng

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là

A. MgCl2, CrCl3, AlCl3, KCl

B. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl

C. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3

D. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl.

Lời giải:

X là AlCl3 do kết tủa tạo ra là Al(OH)3 sau đó bị kiềm hoà tan tạo NaAlO2. NaAlO2 không tác dụng với nước brom.

Y là CrCl3 vì tạo kết tủa Cr(OH)3, kết tủa này tan tạo NaCrO2. NaCrO2 tác dụng với nước brom tạo Na2CrO4màu vàng.

T phải là KCl vì nó không phản ứng ở 2 thí nghiệm.

Vậy Z là MgCl2.

→ Đáp án D

Câu 79: Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng

Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

A. Bề mặt hai thanh Cu và Zn.

B. Chiều dịch chuyển của electron trong dây dẫn.

C. Ký hiệu các điện cực.

D. Hiện tượng xảy ra trên điện cực Zn.

Lời giải:

A, B, D đúng. C sai vì do Zn ở cực âm, Cu ở cực dương

→ Đáp án C

Câu 80: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dunh dịch CuSO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các pahrn ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5.             B. 3.

C. 4.             D. 2.

Lời giải:

(a) Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4

(b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

(c) H2 + CuO -to→ Cu + H2O

(d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

(e) 2AgNO3 -to→ 2Ag + 2NO2 + O2

(g) 4FeS2 + 11O2 -to→ 2Fe2O3 + 8SO2

(h) 2CuSO4 + 2H2O -dpdd→ 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2

→ Có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (c), (e), (h)

→ Đáp án B

Câu 81: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là

A. 1.             B. 4.

C. 2.             D. 3.

Lời giải:

(1) Thỏa mãn: ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

(2) Không thỏa vì Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

(3) Thỏa mãn vì Mg + Cl2 -to→ MgCl2.

(4) Thỏa mãn vì Fe bị ăn mòn điện hóa.

⇒ chỉ có (2) không thỏa ⇒ chọn D.

→ Đáp án D

Câu 82: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1)

(b) Na và Zn (1:1)

(c) Zn và Cu (1:1)

(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)

(e) FeCl2 và Cu (2:1)

(g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 2             B. 5

C. 3             D. 4

Lời giải:

Xét từng thí nghiệm:

(a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Với tỉ lệ 1: 1,thì hh Fe3O4 và Cu tan hết trong dd HCl loãng, nóng dư.

(b) Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

(c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Cu không tan trong muối và HCl

(d) Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

Tỉ lệ 1:1, các chất tan hết trong dd HCl

(e) Cu không tan trong HCl và FeCl2

(g) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

1 mol → 0,5 mol còn dư 0,5 mol Cu không tan trong HCl.

Vậy các thí nghiệm thỏa mãn: a), b), d).

→ Đáp án C

Câu 83: Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Giá trị của V là:

A. 11,76 lít              B. 9,072 lít

C. 13,44 lít              D. 15,12 lít

Lời giải:

nAl = 24,3/27 = 0,9 mol, nNaNO3 = 1.0,225 = 0,225 mol, nNaOH = 3.0,225 = 0,675 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ V = (0,225 + 0,45).22,4 = 15,12 lit

→ Đáp án D

Câu 84: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.              B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.              D. 11,2 lít.

Lời giải:

nCu = 12,8/64 = 0,2 mol, nKNO3 = 0,5.0,2 = 0,1 mol, nH2SO4 = 1.0,2 = 0,2 mol

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lit

→ Đáp án A

Câu 85: Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đkc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng:

A. 6,72 gam.              B. 7,59 gam.

C. 8,10 gam.              D. 13,50 gam.

Lời giải:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ mAl = (0,1 + 0,4).27 = 13,5 gam

→ Đáp án D

Câu 86: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:

A. 360 ml              B. 240 ml

C. 400 ml              D. 120 ml

Lời giải:

nFe = 0,02 mol; nCu = 0,03 mol

→ ∑ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol ;

nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,08 mol (Ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)

- Bán phản ứng: 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Do 100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án → kim loại hết và H+

→ nH+ = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol

→ ∑ nOH- (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36

→ V = 0,36 lít hay 360 ml

→ Đáp án A

Câu 87: Đem điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M (d = 1,1g/ml) với điện cực bằng than có màng ngăn xốp và dung dịch luôn luôn được khuấy đều. Khí ở catot thoát ra 22,4 lít khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn thì ngừng điện phân. Cho biết nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau điện phân:

A. 8,38 %              B. 54,42%

C. 16,64%              D. 8,32%

Lời giải:

mdung dịch = 200.1,1 = 220 (g); nNaOH = nNaCl = 0,2.2 = 0,4 (mol)

dễ thấy khí thoát ra ở catot là H2 với nH2 = 1 (mol)

Phương trình điện phân: NaCl + H2O → NaOH + 1/2 H2 + 1/2 Cl2

Thấy nH2 = 0,2 mol < 1 mol nên H2O điện phân

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

mdung dịch sau phản ứng = 220 – (1.2 + 0,4.32 + 0,2.71) = 191 (g)

nên C% (NaOH) = [(0,4.40)/191]. 100% = 8,38%

→ Đáp án A

Câu 88: Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:

A. 149,3 lít và 74,7 lít              B. 156,8 lít và 78,4 lít

C. 78,4 lít và 156,8 lít              D. 74,7 lít và 149,3 lít

Lời giải:

mNaOH (trước điện phân) = (200.10)/100 = 20 (gam).

Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước:

H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot) → NaOH không đổi

Dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân

⇒ mdung dịch sau điện phân = 20:25% = 80 (gam)

⇒ mnước bị điện phân = 200 – 80 = 120 (gam)

⇒ nnước = 120/18 = 20/3 mol → Voxi = (20/3). (1/2). 22,4 = 74,7 lít và VH = (20/3).22,4 = 149,3 lít.

→ Đáp án D

Câu 89: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là:

A. 12,8 %              B. 9,6 %

C. 10,6 %              D. 11,8 %

Lời giải:

Số mol của H2S bằng 0,5.(100/1000) = 0,05 (mol)

Gọi x là số mol CuSO4 tham gia quá trình điện phân:

CuSO4 + H2O → Cu + 1/2 O2 + H2SO4 (1)

mdung dịch giảm = mCu(catot) + moxi(anot) = 64x + 16x = 8 ⇒ x = 0,1 (mol)

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (2)

⇒ nH2S = nCuSO4 = 0,05 (mol)

Từ (1) và (2) → số mol CuSO4 (ban đầu) bằng: 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)

Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu bằng:

100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 90: Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là:

A. Na              B. Ca

C.K              D. Mg

Lời giải:

Khí thoát ra ở anot chính là Clo với số mol bằng: nClo = 0,02 (mol)

Tại catot: Mn+ + ne → M

Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = mmuối – mClo = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 (gam)

Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e

Theo định luật bảo toàn e ta có nM = 0,4/n ⇒ M = 20.n ⇒ n = 2 và M là Ca.

(hoặc có thể viết phương trình điện phân MCln -đpnc→ M + n/2 Cl2 để tính)

→ Đáp án B

Câu 91: Cho các phát biểu sau :

(a) Cấu hình electron của kim loại kiềm là những nguyên tố s

(b) Các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

(c) Các kim loại kiềm mềm do liên kết kim loại trong tinh thể yếu

(d) Ứng dụng kim loại xexi dùng làm tế bào quang điện

(e) Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Số phát biểu đúng là :

A. 5             B. 2

C. 4             D. 3

Lời giải:

Cả 5 phát biểu đều đúng.

→ Đáp án A

Câu 92: So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ. Độ dẫn điện của hai dây dẫn là

A. không so sánh được.

B. dây thứ hai dẫn điện tốt hơn.

C. dây thứ nhất dẫn điện tốt hơn.

D. bằng nhau.

Lời giải:

R = ρ/S với R là điện trở, S là tiết diện ngang, l là chiều dài của khối vật dẫn, ρ là điện trở suất của chất.

Do không cho chiều dài của 2 dây ⇒ không thể so sánh được độ dẫn điện ⇒ chọn A.

→ Đáp án A

Câu 93: Kim loại nào sau đây phản ứng được với cả hai dung dịch là dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

A. Na.             B. Al.

C. Fe.             D. Cu.

Lời giải:

   + Al, Fe bị thụ động với dung dịch H2SO4 đặc, nguội → B, C sai.

   + Cu không phản ứng với dung dịch FeSO4 (ngược quy tắc α) → D sai.

   + Na phản ứng được với cả 2 dung dịch có thể theo các phản ứng sau:

2Na + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + H2 + Na2SO4

8Na + 5H2SO4 đặc → 4Na2SO4 + H2S + 4H2O

(Có thể có sản phẩm khử khác như SO2, S tùy vào điều kiện phản ứng và sau khi H2SO4 hết có thể Na tiếp tục phản ứng với H2O)

→ Đáp án A

Câu 94: Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.

Số phát biểu đúng là

A. 4.             B. 1.

C. 3.             D. 2.

Lời giải:

   + Các oxit của kim loại kiềm đứng trước Al không bị khử bởi CO → 1 sai

   + Mg chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy → 2 sai

   + K không khử ion Ag+ thành Ag mà khử nước → 3 sai

   + Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư thì xảy ra phản ứng: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

→ thu được 3 muối: CuCl2, FeCl2 và FeCl3 dư → 4 đúng

→ Đáp án B

Câu 95: Dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Để hòa tan hết X có thể dùng dung dịch (loãng, dư) nào sau đây?

A. NaOH.              B. Fe2(SO4)3.

C. H2SO4.             D. HNO3.

Lời giải:

CO chỉ khử được các oxit kim loại sau Al → Rắn X là Al2O3, Fe, Cu.

   + Dùng dung dịch NaOH chỉ hòa tan được Al theo phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3H2

   + Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 chỉ hòa tan được Fe và Cu theo các phản ứng:

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

   + Dùng H2SO4 loãng chỉ hòa tan được Al2O3 và Fe theo các phản ứng:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

   + Dùng dung dịch HNO3 loãng có thể hòa tan hoàn toàn rắn X theo các phản ứng:

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

→ Đáp án D

Câu 96: Khi không có không khí, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với HCl trong dung dịch theo cùng tỉ lệ số mol?

A. Na và Mg.              B. Fe và Al.

C. Na và Zn.              D. Fe và Mg.

Lời giải:

Phản ứng của Fe và Mg với HCl có cùng tỉ lệ mol kim loại/HCl là 1/2, cụ thể:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

→ Đáp án D

Câu 97: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Ở catot xảy ra sự khử ion kim loại Natri.

B. Ở anot xảy ra sự oxi hóa H2O.

C. Ở anot sinh ra khí H2.

D. Ở catot xảy ra sự khử nước.

Lời giải:

Do ion Na+ không bị điện phân trong dung dịch ⇒ tại catot chỉ xảy ra sự khử H2O.

→ Đáp án D

Câu 98: Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại Fe, Ni, Zn đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.

(2) Trong dung dịch Na, Fe đều khử được AgNO3 thành Ag.

(3) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.

(4) Hỗn hợp Na và Al có thể tan hoàn toàn trong nước.

(5) Tính oxi hóa của Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2.             B. 3.

C. 4.             D. 5.

Lời giải:

(1) Đúng vì các kim loại sau Al trong dãy điện hóa đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(2) Sai vì Na không khử được AgNO3 do tác dụng với H2O trước.

(3) Đúng vì: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 ⇒ dung dịch chứa 2 muối là FeCl2 và FeCl3 dư.

(4) Đúng vì nếu với tỉ lệ thích hợp thì: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑; 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.

(5) Đúng.

⇒ chỉ có (2) sai

→ Đáp án C

Câu 99: Cho thứ tự trong dãy điện hóa của một cặp oxi hóa- khử như sau Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Pb2+/Pb; Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Nguyên tử Pb có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

B. Nguyên tử Ag có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

C. Nguyên tử Fe có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

D. Nguyên tử Al có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

Lời giải:

Dựa vào dãy điện hóa, kim loại đứng trước (từ Al) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối của nó.

→ Đáp án D

Câu 100: Có 5 kim loại là Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại

A. Mg, Ba, Zn, Fe              B. Mg, Ba, Zn, Fe, Ag

C. Mg, Ba, Zn              D. Mg, Ba, Cu

Lời giải:

Dùng H2SO4 loãng:

   +) Kết tủa + bọt khí: Ba

   +) Kết tủa: Ag

   +) Tan + bọt khí: Mg, Zn, Fe

Cho Ba dư vào 3 bình chưa nhận được

   +) Kết tủa trắng hóa nâu khoài không khí ⇒ Fe

   +) Kết tủa trắng: Mg và Zn

Cho Ba dư vào dung dịch H2SO4 ⇒ lọc kết tủa ⇒ chỉ còn dung dịch Ba(OH)2

Cho 2 kim loại chưa nhận được vào :

   +) Kim loại tan + khí: Zn

   +) kết tủa: Mg

→ Đáp án B

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: