Cách giải bài tập Tính chất chung của kim loại hay, chi tiết - Hoá học lớp 12
Cách giải bài tập Tính chất chung của kim loại hay, chi tiết
Với Cách giải bài tập Tính chất chung của kim loại hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Tính chất chung của kim loại từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Lưu ý:
Viết cấu hình electron (hoặc cấu hình electron lớp ngoài cùng) của nguyên tử kim loại, sau đó xác định nguyên tắc:
Số thứ tự ô nguyên tố = số điện tích hạt nhân = số e = Z.
Số thứ tự chu kì = số lớp electron.
Nhóm:
+ Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp s (hoặc p) thì thuộc nhóm A (phân nhóm chính). Lúc đó, số thứ tự nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng.
+ Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp d (hoặc f) thì thuộc nhóm B (phân nhóm phụ). Lúc đó, số thứ tự nhóm B bằng số electron ở lóp ngoài cùng cộng thêm số electron ở phân lớp d không bão hòa sát lớp ngoài cùng.
Chú ý:
- Lớp ngoài dạng (n – 1)d4ns2 thì chuyển thành (n-1)d5ns1 (cấu hình bán bão hòa).
- Lớp ngoài dạng (n-1)d9ns2 thì chuyển thành (n-1)d10ns1.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Ion M2+, X- đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy cho biết phân tử được tạo bởi M2+ và X-?
Hướng dẫn:
+ M → M2+ + 2e ⇒ M có cấu hình electron là:
1s22s22p63s23p64s2 (ZM = 20 ⇒ Ca)
+ X + 1e → X- ⇒ X có cấu hình electron là:
1s22s22p63s23p5 (ZX = 17) ⇒ X là Cl ⇒ phân tử CaCl2.
Bài 2: Nguyên tố Cu có số hiệu nguyên tử là 29, lớp electron ngoài cùng có 1e. hãy cho biết:
a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+.
b) Vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn:
a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+
Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1
Cu+: 1s22s22p63s23p63d10
Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9
b) Vị trí Cu: nằm ở ô số 29, chu kì 4 nhóm IB.
Bài 3: Ion R+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Hướng dẫn:
Từ R → R+ + 1e ⇒ R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s1
Có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3, có electron cuối cùng thuộc phân lóp s nên thuộc nhóm A và có 1 electron hóa trị nên thuộc nhóm I.
Bài 4: Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại:
(1): Fe2+/Fe (2): Pb2+/Pb (3): 2H+/H2 (4): Ag+/Ag
(5): Na+/Na (6): Fe3+/Fe2+ (7): Cu2+/Cu
A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)
B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)
C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)
D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)
Hướng dẫn:
Đáp án D
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
A. Nhóm IIA, chu kì 4
B. Nhóm IIIA, chu kì 4
C. Nhóm IIIA, chu kì 2
D. Nhóm IIA, chu kì 6
Lời giải:
Đáp án: A
Từ X → X2+ + 2e ⇒ R có cấu hình electron là:1s22s22p63s23p64s2: có 4 lớp electron nên thuộc chu kì 4; có electron cuối cùng thuộc phân lớp s nên thuộc nhóm A và có 2 electron hóa trị nên thuộc nhóm II.
Bài 2: Có thể dùng axit nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Pb, Ag?
A. HCl
B. HNO3 loãng
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc nguội.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 3: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu .
B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe.
C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+.
D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 4: Cho 2 phương trình ion rút gọn
M2+ + X → M + X2+
M + 2X3+ → M2+ + 2X2+
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tính khử: X > X2+ > M.
B. Tính khử: X2+ > M > X.
C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+ > X2+.
D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 5: Có thể dùng dung dịch muối nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Pb, Cu?
A. Cu(NO33)2
B. Pb(NO3)2
C. AgNO3
D. Al(NO3)3
Lời giải:
Đáp án:C
Bài 6: Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì
A. Các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể thấy được.
B. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên dễ hấp thụ các tia sáng.
C. Mây electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt các tia sáng có bước sóng mà mắt ta thấy được.
D. Tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu tới tạo vẻ sáng lấp lánh.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 7: Chất nào cứng nhất?
A. Cr
B. W
C. Ti
D. Kim cương
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 8: Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là:
A. Cho 1 lá đồng vào dung dịch
B. Cho 1 lá sắt vào dung dịch
C. Cho 1 lá nhôm vào dung dịch
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hòa tan tủa vào dung dịch H2SO4 loãng.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 9: Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:
A. Có phát sinh dòng điện
B. Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng
C. Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh.
D. Đều là các quá trình oxi hóa - khử.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 10: Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?
A. Fe
B. Ag+
C. Al3+
D. Ca2+
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 11: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh
A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+.
D. K có tính khử mạnh hơn Ca.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 12: Điểm khác nhau giữa kim loại và hợp kim.
A. Kim loại là đơn chất . Hợp kim là hỗn hợp hay hợp chất
B. Kim loại có điểm nóng chảy cố định. Hợp kim có điểm nóng chảy thay đổi tuỳ theo thành phần.
C. Kim loại dẫn điện . Hợp kim không dẫn điện
D. A,B đều đúng
Lời giải:
Đáp án: D