X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

Bài tập về Hợp chất của Crom cực hay, có lời giải chi tiết - Hoá học lớp 12


Bài tập về Hợp chất của Crom cực hay, có lời giải chi tiết

Với Bài tập về Hợp chất của Crom cực hay, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 12 tổng hợp 20 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hợp chất của Crom từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

Bài tập về Hợp chất của Crom cực hay, có lời giải chi tiết

Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Crom (VI) oxit là oxit bazơ.

B. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

C. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hóa thành ion Cr2+.

D. Crom (III) oxit và crom (II) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

Lời giải:

Đáp án: A

A không đúng vì CrO3 là oxit axit.

Bài 2: Cặp chất nào sau đây phản ứng với cả 2 dung dịch HCl và NaOH?

A. Al2O3 và CrO3.     B. Cr2O3 và Al2O3.

C. CrO và Al2O3.     D. CrO và Cr2O3.

Lời giải:

Đáp án: B

Cr2O3 và Al2O3 là các oxit lưỡng tính nên vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH.

Bài 3: Tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất Crom (II) là

A. tính khử.   B. Tính oxi hóa.

C. Tính lưỡng tính.     D. Tính axit.

Lời giải:

Đáp án: A

Các hợp chất Crom (II) đều có tính khử.

Bài 4: Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch CrCl3 sẽ có hiện tượng là

A. xuất hiện kết tủa keo trắng không tan.

B. xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan dần

C. xuất hiện kết tủa lục xám không tan.

D. xuất hiện kết tủa lục xám sau đó tan dần.

Lời giải:

Đáp án: D

3NaOH + CrCl3 → Cr(OH)3 (↓ lục xám) + 3NaCl

Cr(OH)3 (↓ lục xám) + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.

Bài 5: Màu của CrO3

A. Xanh lục.    B. Vàng.

C. Da cam.     D. Đỏ thẫm.

Lời giải:

Đáp án: D

CrO3 có màu đỏ thẫm.

Bài 6: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

A. Cr(OH)3 và Al(OH)3.    B. Ca(OH)2 và Cr(OH)3.

C. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.    D. NaOH và Al(OH)3.

Lời giải:

Đáp án: A

Cr(OH)3 và Al(OH)3 đều có tính lưỡng tính.

Bài 7: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O.

B. Na2CrO4, NaClO, H2O.

C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O.

D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Lời giải:

Đáp án: D

3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O.

Bài 8: Cấu hình electron của ion Cr3+ (Z = 24 ) là

A. [Ar]3d2.    B. [Ar]3d3.

C. [Ar]3d5.    D. [Ar]3d4.

Lời giải:

Đáp án: B

Cấu hình electron của Cr là [Ar]3d54s1

→ Cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3.

Bài 9: Cho phản ứng: Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+

Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.

B. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

C. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.

D. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.

Lời giải:

Đáp án: B

Zn là chất khử; Cr3+ là chất oxi hóa.

Ta có: Chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh được chất khử và chất oxi hóa yếu hơn. Vậy Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

Bài 10: Khi đốt nóng crom (VI) oxit trên 200oC thì tạo thành oxi và một oxit của crom có màu lục thẫm. Oxit đó là

A. CrO2.    B. Cr2O3.

C. CrO.     D. Cr2O5.

Lời giải:

Đáp án: B

Cr2O3 có màu lục thẫm.

Bài 11: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. không màu sang màu vàng.

B. không màu sang màu da cam.

C. màu vàng sang màu da cam.

D. màu da cam sang màu vàng.

Lời giải:

Đáp án: D

Cr2O72- (da cam) + H2O → 2CrO42- (vàng) + 2H+

Bài 12: Nhiệt phân hoàn toàn 2 mol natri đicromat thu được a mol oxi. Giá trị của a là

A. 0,5.    B. 1.

C. 1,5.    D. 2.

Lời giải:

Đáp án: C

4Na2Cr2O7 (2) → 4Na2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2 (1,5 mol)

Bài 13: Muốn điều chế được 6,72 lít khí clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 27,4g.    B. 26,4g.

C. 28,4g.    D. 29,4g.

Lời giải:

Đáp án: D

K2Cr2O7 (0,1) + 14HCl → 3Cl2 (0,3 mol) + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

→ m = 0,1. 294 = 29,4 gam.

Bài 14: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3.    B. CrO3.

C. Fe2O3.    D. Fe(OH)3.

Lời giải:

Đáp án: A

Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.

Bài 15: Số oxi hóa của Cr trong các hợp chất CrO, Cr2O3 và CrO3 lần lượt là

A. +2, +3, +4.    B. +1, +2, +3.

C. +2, +3, +6.    D. +2, +3, -3.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 16: Nhỏ từ từ dung dịch HCl đặc vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. màu vàng sang màu da cam.

B. Màu vàng sang màu xanh.

C. màu da cam sang màu vàng.

D. không màu sang màu vàng.

Lời giải:

Đáp án: B

2K2CrO4 (vàng) + 16HCl → 4KCl + 2CrCl3 (xanh) + 3Cl2 + 8H2O.

Bài 17: Thể tích khỉ N2 ở đktc sinh ra khi cho 2g CrO3 tác dụng với một lượng vừa đủ NH3 là

A. 1,12 lít.     B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.     D. 4,48 lít.

Lời giải:

Đáp án: B

2CrO3 (0,2) + 2NH3 → Cr2O3 + N2 (0,1) + 3H2O

→ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Bài 18: Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Số mol của đơn chất này là

A. 0,3.    B. 0,4.

C. 0,5.    D. 0,6.

Lời giải:

Đáp án: A

K2Cr2O7 + 6KI (0,3) + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 +3I2 (0,3 mol) + 7H2O

Bài 19: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dd CrCl2, hiện tượng quan sát được là

A. Xuất hiện kết tủa màu lục xám.

B. Xuất hiện kết tủa màu vàng.

C. Xuất hiện kết tủa màu vàng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh.

D. Xuất hiện keo tủa màu vàng , sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu cam.

Lời giải:

Đáp án: B

2NaOH + CrCl2 → 2NaCl + Cr(OH)2 (↓ màu vàng)

Cr(OH)2 không tan trong kiềm dư.

Bài 20: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,3 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là

A. 26,4 gam.    B. 14,7 gam.

C. 17,4 gam.    D. 29,4 gam.

Lời giải:

Đáp án:

K2Cr2O7 (0,05) + 6FeSO4 (0,3 mol) + 7H2SO4 → Cr2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Khối lượng K2Cr2O7 là: m = 0,05.294 = 14,7 gam.

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: