Cách giải Bài tập crom tác dụng với axit hay, chi tiết - Hoá học lớp 12
Cách giải Bài tập crom tác dụng với axit hay, chi tiết
Với Cách giải Bài tập crom tác dụng với axit hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập crom tác dụng với axit từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
I. Crom tác dụng với axit :
- Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II).
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2↑
- Khi có không khí :
CrSO4 + O2 + H2SO4 → 2Cr2(SO4)3 + 2H2O
* Cr bị thụ động hoá (giống Al, Fe), Cr cũng tan trong H2SO4, HNO3 đặc nguội.
Khi đun nóng với axit có tinh oxi hóa mạnh thì crom phản ứng và tạo muối Cr(III)
2Cr + 6H2SO4 → 2Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 3H2O
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan m gam Crom trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là?
Lời giải:
Giải thích:
Ta có: nH2 = 0,2 mol
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑
0,2 0,2mol
→ mCr = 0,2. 52 = 10,4 gam
Ví dụ 2: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là:
Lời giải:
Giải thích:
nCr2O3 = 0,1 mol
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
0,2 ←0,1
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
0,2 0,2
VH2 = 4,48 (l)
Ví dụ 3: Hòa tan a gam crom trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được dung dịch X và 3,36 lit khí (đktc). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí đến khối lượng không đổi. Lọc, đem nung đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là?
Lời giải:
Giải thích:
Ta có sơ đồ chuyển hóa của Cr:
Cr → Cr2+ → Cr(OH)2 → Cr(OH)3 → Cr2O3
nCr = nH2 = 0,15 mol → nCr2O3 = 0,5 nCr = 0,5. 0,15 = 0,075 mol
→ mCr2O3 = 11,4 gam
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 loãng đun nóng
B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng
D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: Crom không phản ứng với NaOH, kể cả NaOH đặc nóng
Câu 2: dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hóa nào?
A. +2 B. +3
C. +4 D. +6
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích: Crom khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng sẽ chỉ bị oxi hóa lên Cr+2
Câu 3: Cho kim loại crom tác dụng với lượng dư HNO3 đặc, sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng crom đã tham gia phản ứng là?
A. 15,6 gam.
B. 20 gam.
C. 14,8 gam.
D. 12,5 gam.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nNO = 0,3 mol
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
→ nCr = nNO = 0,3 mol
→ mCr = 52. 0,3 = 15,6 gam
Câu 4: Cho 5,2gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là:
A. 2,24
B. 6,72
C. 4,48
D. 3,36
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nCr = 0,1 mol
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
→ nNO = nCr = 0,1 mol
→ VNO = 2,24 lít
Câu 5: Cho 0,1mol Cr tác dụng với dung dịch H2SO4 1M loãng, sản phẩm tạo thành bị oxi hóa bởi oxi trong không khí tạo thành muối Crom(III). Tính thể tích H2SO4 đã dùng:
A. 0,1 lít
B. 0,15 lít
C. 0,2 lít
D. 0,3 lít
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Bảo toàn nguyên tố Cr: nCr2(SO4)3 = 0,5. nCr = 0,05 mol
Bảo toàn nguyên tố S: nS = nCr2(SO4)3 = 0,15 mol
→ VH2SO4 = 0,15 lít