X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

Cách giải Bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit hay, chi tiết - Hoá học lớp 12


Cách giải Bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit hay, chi tiết

Với Cách giải Bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

Cách giải Bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit hay, chi tiết

AMIN:

- Gốc đẩy electron làm tăng tính bazơ, gốc hút electron làm giảm tính bazơ.

p-NO2-C6H4NH2 <C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < C3H7NH2

- Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

(Rthơm)3N < (Rthơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno )2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.

AMINO AXIT

Amino axit vừa có tính bazơ (do nhóm NH2), vừa có tính axit (do nhóm COOH)

→ amino axit là một chất lưỡng tính.

Đối với hợp chất có dạng (NH2)xR(COOH)y

+ nếu x < y →dung dịch có môi trường axit → quỳ chuyển đỏ

+ nếu x > y →dung dịch có môi trường bazơ → quỳ chuyển xanh

+ nếu x = y → dung dịch có môi trường trung tính → không đổi màu quỳ

Ví dụ minh họa:

Câu 1:Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4 ) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là:

Lời giải:

Nếu nhóm hút e (C6H5) gắn vào N ⇒ Lực bazo giảm

Nếu nhóm đẩy e (hidrocacbon no) gắn vào N ⇒ Lực bazo tăng

(Nếu số lượng nhóm tăng thì tăng độ hút (đẩy) e

5 < 4 < 1 < 2 < 3

Câu 2:So sánh tính bazo của các chất sau: p-O2NC6H4NH2, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH

Lời giải:

Nếu nhóm hút e (C6H5) gắn vào N ⇒ Lực bazo giảm

Nếu nhóm đẩy e (hidrocacbon no) gắn vào N ⇒ Lực bazo tăng

(Nếu số lượng nhóm tăng thì tăng độ hút (đẩy) e

NaOH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > p-O2NC6H4NH2

Câu 3:Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau: NH4Cl, CH3NH3Cl, (CH3)2NH2Cl, C6H5NH3Cl. Dung dịch có pH lớn nhất là

A. NH4Cl

B. CH3NH3Cl

C. (CH3)2NH2Cl

D. C6H5NH3Cl

Lời giải:

Vì (CH3)2NH có tính bazơ mạnh nhất nên (CH3)2NH2Cl có tính axit yếu nhất nên với cùng một nồng độ mol/lít thì dung dịch này phải có pH lớn nhất.

→ Đáp án C

Câu 4:Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. CH3-NH2

B. (CH3)2-CH-NH2

C. CH3-NH-CH3

D. (CH3)3-N

Lời giải:

Amin bậc 3 có nhiều tác nhân đẩy e hơn nhưng do hiệu ứng không gian nên có tính bazo thấp hơn amin bậc 2

Giữa B và C thì do C có 2 gốc –CH3 đẩy e trực tiếp sẽ mạnh hơn gốc–(CH3)2CH nên tính bazo của CH3-NH-CH3 mạnh hơn.

→ Đáp án C

Câu 5:Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:

A. Do amin tan nhiều trong H2O.

B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.

C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Lời giải:

Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

→ Đáp án D

Câu 6:Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. C6H5NH2

B. C6H5CH2NH2

C. (C6H5)2NH

D. NH3

Lời giải:

Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.

Lực bazơ: CnH2n + 1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2

⇒ (C6H5)2NH có lực bazơ yếu nhất.

→ Đáp án C

Câu 7:Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

A.4

B. 2

C.3

D.1

Lời giải:

Lysin làm quì tím chuyển xanh.(do có số nhóm -NH2 nhiều hơn nhóm -COOH)

Axit glutamic làm quí tím chuyển màu đỏ.

→ Đáp án C

Câu 8:Cho các chất sau: lysin, axit glutamic, valin, glyxin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh và không đổi màu lần lượt là

A. 1,2,4

C. 2,2,3

B. 3,1,3

D. 2,1,4

Lời giải:

Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng là: axit glutamic

Chất làm quỳ tím sang màu xanh: lysin, trimetylamin

Chất không làm đổi màu quỳ tím: valin, glyxin,alanin, anilin.

→ Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: