X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

Cách giải bài tập về muối Crommat, muối Đicrommat hay, chi tiết - Hoá học lớp 12


Cách giải bài tập về muối Crommat, muối Đicrommat hay, chi tiết

Với Cách giải bài tập về muối Crommat, muối Đicrommat hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập muối Crommat, muối Đicrommat từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

Cách giải bài tập về muối Crommat, muối Đicrommat hay, chi tiết

I. Lý thuyết

1. Muối cromat: là muối của axit cromic. Muối cromat của kim loại kiềm, amoni, magie tan nhiều trong nước tạo dung dịch có màu vàng của ion CrO42-

Ví dụ: muối natri cromat Na2CrO4 và kali cromat K2CrO4

2. Muối đicromat: là muối của axit đicromic. Muối đicromat của kim loại kiềm, amoni, magie tan nhiều trong nước tạo dung dịch có màu da cam của ion Cr2O72-

Ví dụ: natri cromat Na2Cr2O7 và kali đicromat K2Cr2O7

3. Chuyển hóa qua lại giữa 2 muối

+ Trong môi trường axit: 2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O

+ Trong môi trường kiềm: Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42- + H2O

- Trong dung dịch, 2 muối tồn tại cân bằng:

2CrO42- + 2H+ ⇄ Cr2O72- + H2O

(màu vàng)               (màu cam)

+ Thêm dd axit => cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (dung dịch có màu cam)

+ Thêm dd bazo => cân bằng chuyển dịch theo chiểu nghịch (dung dịch có màu vàng)

4. Tính oxi hóa của muối cromat và đicromat

Các muối cromat và đioxit có tính oxi hóa mạnh, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III).

+ Trong môi trường H+ (H2SO4): Cr+6 → Cr2(SO4)3

Ví dụ: K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O

+ Trong môi trường trung tính hoặc bazo: Cr+6 → Cr(OH)3

Ví dụ: K2Cr2O7 + 3H2S + H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 2KOH

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.

   A. 0,3.

   B. 0,4.

   C. 0,5.

   D. 0,6

Lời giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích:

KI + K2Cr2O7 +H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + I2 + H2O

=> nI2 = (nKI)/2 = 0,3 mol

Câu 2: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

   A. NaCrO2, NaCl, H2O

   B. Na2CrO4, NaClO, H2O

   C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O

   D. Na2CrO4, NaCl, H2O

Lời giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Cl2 sẽ oxi hóa Cr3+ thành Cr6+, trong môi trường OH- sẽ thu được muối CrO42-

3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Câu 3: Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư là

   A. 100 ml.

   B. 150 ml.

   C. 200 ml.

   D. 250 ml.

Lời giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích:

V ml K2Cr2O7 0,05M + 0,06 mol FeSO4 + H2SO4

Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4

=> nK2Cr2O7 = 0,06/6 = 0,01 mol

=> VK2Cr2O7 = 0,01/0,05 = 0,2 lít = 200 ml

Câu 4: Cho cân bằng: Cr2O72- + H2O ⇄ 2CrO42- + 2H+.

Khi cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2Cr2O7 màu da cam thì:

   A. Không có dấu hiệu gì.

   B. Có khí bay ra.

   C. Có kết tủa màu vàng.

   D. Vừa có kết tủa vừa có khí bay ra.

Lời giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Khi cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2Cr2O7, cân bằng sẽ bì chuyển dịch về bên phải, tạo ra CrO42-

Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42- + H2O

Ba2+ + CrO42- → BaCrO4

BaCrO4 là kết tủa màu vàng

Câu 5: Trong môi trường axit muối Cr+6 là chất oxi hoá rất mạnh. Khi đó Cr+6 bị khử đến:

   A. Cr+2.

   B. Cr0.

   C. Cr+3.

   D. Không thay đổi.

Lời giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích:

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3I2 + 7H2O

→ Trong môi trướng axit muối Cr+6 bị khử đến Cr+3

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: