X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản) - Hoá học lớp 12


40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản)

Với 40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản) Hoá học lớp 12 tổng hợp 40 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phân biệt một số chất vô cơ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản)

Câu 1. Nhận biết khí SO2 ta dùng dung dịch nước brom dư hiện tượng xảy ra là:

A. Dung dịch brom mất màu

B. Dung dịch Brom chuyển sang màu da cam

C. Dung dịch brom chuyển sang màu xanh

D. Không có hiện tượng

Lời giải:

SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4

→ Đáp án A

Câu 2. Khí H2S là khí có:

A. Màu nâu

B. Không màu, mùi sốc

C. Mùi trứng thối

D. Không màu, mùi khai

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 3. Nhận biết muối natri rắn bằng cách đốt cho hiện tượng gì?

A. Ngọn lủa màu xanh              B. Ngọn lửa màu vàng

C. Có khí xuất hiện              D. Không có hiện tượng gì

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 4. Có thể phân biệt các muối halogen bằng dung dịch nào sau đây?

A. AgNO3              B. AgCl

C. HCl              D. SO2

Lời giải:

AgF là muối tan nên không có phản ứng này

Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (trắng)

Ag+ + Br- → AgBr ↓ (vàng nhạt)

Ag+ + I- → AgI ↓ (vàng sẫm)

→ Đáp án A

Câu 5. Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch NaOH 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.

A. 0,102M              B. 0,24M

C. 0,204M              D. 0,12M

Lời giải:

HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)

nNaOH = 0,017. 0,12 = 0,00204 (mol)

Theo (1): nHCl = nNaOH = 0,00204 mol

Nồng độ mol của dung dịch HCl là: 0,00204/0,02 = 0,102(M)

→ Đáp án A

Câu 6. Nhận biết cation Ba2+ bằng dung dịc K2CrO4 cho hiện tượng gì?

A. Có kết tủa trắng

B. Có kết tủa vàng tươi

C. Có dung dịch màu vàng cam

D. Không có hiện tượng gì

Lời giải:

Ba2+ + CrO42- → BaCrO4↓ (màu vàng tươi)

→ Đáp án B

Câu 7. Dùng dung dịch NH3 dư nhận biết cation Cu2+ cho hiện tượng gì?

A. Có kết tủa trắng

B. Có kết tủa xanh

C. Dung dịch phức màu xanh

D. Không có hiện tượng gì

Lời giải:

Dùng dung dịch NH3, đầu tiên tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lục sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo thành ion phức màu xanh lam đậm:

Cu2+ + 2NH3 + H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

→ Đáp án C

Câu 8. Giải thích tại sao có thể nhận biết Cl2 bằng dung dịch KI + hồ tinh bột?

A. Do Cl2 làm xanh hồ tinh bột

B. Do I2 làm xanh hồ tinh bột

C. Tạo dung dịch vàng cam

D. Tạo tủa trắng

Lời giải:

Do phản ứng Cl2 với KI tạo I2 làm xanh hồ tinh bột

Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl

→ Đáp án B

Câu 9. Có thể nhận biết NH3 bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Quỳ tím ẩm              B. HCl

C. H2SO4              D. Br2

Lời giải:

NH3 có tính bazo nên có thê làm quỳ tím ẩm hóa xanh

→ Đáp án A

Câu 10. Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch CuCl2

D. Dung dịch NaOH

Lời giải:

H2S tạo kết tủa đen với CuCl2.

H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl

→ Đáp án C

Câu 11. Chọn thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch sau: KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3

A. NaOH              B. H2SO4

C. AgNO3              D. CO2

Lời giải:

Mẫu không phản ứng là KNO3

Mẫu tạo tủa xanh là Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Mẫu tạo tủa đỏ nâu là Fe(NO3)3

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

→ Đáp án A

Câu 12. Có hai dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Ba(OH)2.

C. Dung dịch KOH.

D. Dung dịch HCl.

Lời giải:

Có khí mùi khai là (NH4)2S

Có khí mùi khai và kết tủa trắng là (NH4)2SO4

(NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3↑ + 2H2O

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3↑ + 2H2O

→ Đáp án B

Câu 13. Cách nào sau đây có thể phân biệt 2 dung dịch KI và KCl?

A. Dùng FeCl3 sau đó dùng hồ tinh bột.

B. Dùng AgNO3

C. Dùng dung dịch Cl2 sau đó dùng hồ tinh bột.

D. Dùng khí F2 sau đó dùng hồ tinh bột.

Lời giải:

A, C: FeCl3, Cl2 đều phản ứng với KI tạo I2 làm xanh hồ tinh bột nên phân biệt được KI và KCl

2KI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl

Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl

B: dùng AgNO3 phân biệt qua màu kết tủa

KI + AgNO3 → AgI (Kết tủa vàng cam) + KNO3

KCl + AgNO3 → AgCl (Kết tủa trắng) + KNO3

D: F2 tan trong nước nên không có phản ứng với muối của các halogen khác.

→ Đáp án D

Câu 14. Có 3 lọ dung dịch chứa chác ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO42-, CO32-, NO3-. Biết rằng mỗi dung dịch chứa một anion và một loại cation không trùng lặp. Ba dung dịch đó là:

A. MgCO3, Ba(NO3)2, Na2SO4.

B. Mg(NO3)2, BaSO4, Na2CO3.

C. BaCO3, MgSO4, NaNO3.

D. Ba(NO3)2, MgSO4, Na2CO3.

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 15. Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4. Chỉ dùng thêm hóa chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên?

A. Dung dịch BaCl2.

B. Dung dịch phenolphtalien.

C. Dung dịch Br2

D. Quì tím

Lời giải:

→ Đáp án D

Câu 16. Có các phát biểu sau:

1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa gọi là chuẩn độ axit - bazơ.

2. Điểm tương đương là điểm hai chất phản ứng với nhau vừa đủ.

3. Khi tiến hành chuẩn độ thì nồng độ dung dịch chuẩn gấp 10 lần nồng độ chất cần phân tích.

4. Tùy thuộc vào dung dịch axit, bazơ mà ta phải chọn chỉ thị phù hợp.

Các phát biểu đúng là:

A. 1, 2, 4.              B. 2, 3, 4

C. 1, 2, 3              D. 1, 2, 3, 4.

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 17. Để chuẩn độ Fe2+ có trong nước, người ta phải dùng dung dịch chuẩn nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4.

B. Dung dịch NaOH loãng với chỉ thị phenolphtalein.

C. Dung dịch FeCl3.

D.Dung dịch Na2CO3.

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 18. Trong tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, Mg(HCO3)2. Hóa chất có thể loại đồng thời các muối trên là:

A. NaOH              B. Na2CO3

C. NaHCO3              D. K2SO4

Lời giải:

Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3

Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaNO3

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaNO3

Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaHCO3

→ Đáp án B

Câu 19. Để lấy 1 thể tích chính xác dung dịch cần phân tích ( chất cần chuẩn dộ) người ta dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Pipet              B. ống đong

C. bình định mức              D. bình tam giác

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 20. Khí N2 bị lẫn một lượng nhỏ tạp chất O2. Để loại bỏ tạp chất không thể dùng cách nào sau đây?

A. Cho đi qua ống chứa bột Cu dư, nung nóng: 2Cu + O2 -to→ 2CuO

B. Cho đi qua photpho trắng: 4P + 5O2 → 2P2O5.

C. Cho NH3 dư và đun nóng.

D. Cho dây sắt nung đỏ vào: 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

Lời giải:

→ Đáp án C

Câu 21. Dãy dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh?

A. NH3 và Na2CO3.              B. NaHSO4 và NH4Cl.

C. Ca(OH)2 và H2SO4.              D. NaAlO2 và AlCl3.

Lời giải:

→ Đáp án A

Câu 22. Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?

A. dd NaOH.              B. dd NH3.

C. dd HCl.              D. dd HNO3.

Lời giải:

Cho NH3 lần lượt tác dụng với 2 mẫu thử:

Tạo kết tủa keo trắng là AlCl3

AlCl3 +3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Tạo phức tan là ZnSO4

ZnSO4 + 6NH3 + 2H2O → [Zn(NH3)4](OH)2 + (NH4)2SO4

Lưu ý: NH3 có tính bazo yếu nên không có phản ứng với Al(OH)3 lưỡng tính.

→ Đáp án B

Câu 23. Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2 ?

A. dd H2SO4.              B. dd Na2SO4.

C. dd NaOH.              D. dd NH4NHO3.

Lời giải:

Dùng NaOH dư

- Tạo tủa sau đó tủa tan là AlCl3

AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O

- Tạo tủa màu nâu đỏ là FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

- Tạo tủa trắng xanh bị hóa nâu trong không khí là FeCl2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

- Tạo tủa trắng là MgCl2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

→ Đáp án C

Câu 24. Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

A. Dung dịch HCl.              B. Nước Brom.

C. Dung dịch Ca(OH)2.              D. Dung dịch H2SO4.

Lời giải:

Dùng nước brom: Có khí thoát ra là Na2CO3

3Br2 + 3Na2CO3 → 5NaBr + NaBrO3 + 3CO2

Br2 + Na2SO3 + H2O → Na2SO4 + 2HBr

Câu 25. Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị). Khi chuẩn độ đã dùng hết 46,5 ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ mol của dung dịch NaOH.

A. 0,025              B. 0,05376 M

C. 0,0335M              D. 0,076

Lời giải:

H2C2O4 là axit oxalic.

H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O (1)

nH2C2O4 = 25/1000.0,05 = 0,00125(mol)

Theo (1): nNaOH = 0,00125. 2 = 0,0025(mol)

Nồng độ mol của NaOH là: 0,0025/0,0465 = 0,05376(M)

→ Đáp án B

Câu 26. Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2?

A. dd AgNO3.              B. dd HNO3.

C. dd NaOH.              D. dd H2SO4.

Lời giải:

Dùng AgNO3

Tạo tủa vàng nâu là NaI

AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3

Tủa trắng là KCl

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Tủa vàng nhạt là BaBr2

2AgNO3 + BaBr2 → 2AgBr + Ba(NO3)2

→ Đáp án A

Câu 27. Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết Al3+ là:

A. NaOH              B. NaOH, H2O2

C. HCl              D. Không phân biệt được

Lời giải:

Cho từ từ dung dịch kiềm đến dư cho hiện tượng:

Lúc đầu tạo tủa sau đó tới dư kiềm thì tủa tan dần cho dung dịch trong suốt

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-

→ Đáp án A

Câu 28. Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl a mol/l bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Giá trị của a là:

A. 0,275             B. 0,55

C. 0,11              D. 0,265

Lời giải:

H+ + OH- → H2O

nOH- = 0,5. 11.10-3 = 5,5.10-3 mol

nH+ = nOH- = 5,5.10-3 mol

a = 5,5.10-3/(20.10-3) = 0,275 M

→ Đáp án A

Câu 29. Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bình định mức.              B. Buret.

C. Pipet.              D. Ống đong.

Lời giải:

→ Đáp án B

Câu 30. NaHCO3 lẫn tạp chất là Na2CO3. Phương pháp để loại bỏ tạp chất là:

A. Sục CO2 dư.

B. Cho dung dịch HCl dư.

C. Cho dung dịch NaOH vừa đủ.

D. Nung nóng.

Lời giải:

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

→ Đáp án A

Câu 31. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng

A. Chuyển thành màu đỏ.

B. Thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.

C. Thoát ra 1 khí có màu nâu đỏ.

D. Thoát ra khí không màu không mùi.

Lời giải:

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

→ Đáp án B

Câu 32. Chuẩn độ 25 ml dung dịch CH3COOH chưa biết nồng độ đã dùng hết 37,5 ml dung dịch NaOH 0,05M. Xác định nồng độ mol của dung dịch CH3COOH.

A. 0,075M              B. 0,15M

C. 0,05M              D. 0,025M

Lời giải:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O (1)

nNaOH = 0,0375. 0,05 = 0,001875(mol)

Theo(1): nCH3COOH = nNaOH = 0,001875(mol)

Nồng độ mol của dung dịch CH3COOH là: 0,001875/0,025 = 0,075(M)

→ Đáp án A

Câu 33. Khối lượng K2Cr2O7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2g FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường) là

A. 4,5 g.              B. 4,9 g.

C.9,8 g.              D. 14,7 g.

Lời giải:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O

nFeSO4 = 15,2/152 = 0,1 mol

nK2Cr2O7 = 1/6 nFeSO4 = 0,1/6 mol ⇒ mK2Cr2O7 = 294. 0,1/6 = 4,9g

→ Đáp án B

Câu 34. Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3

A. Tạo ra khí có màu nâu.

B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.

D. Tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

Lời giải:

PO43- + 3AgNO3 → Ag3PO4 + 3NO3-

→ Đáp án C

Câu 35. Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:

A. 0,07              B. 0,08

C. 0,065             D. 0,068

Lời giải:

∑nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a

∑nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165. 2. 0,05 = 3,3.10-3 mol

Trung hòa dung dịch thì ∑nH+ = ∑nOH-

0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10-3 → a = 0,065 mol/l

Câu 36. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ

A. Axit H2S mạnh hơn H2SO4.

B. Axit H2SO4 mạnh hơn H2S.

C. Kết tủa CuS không tan trong axit mạnh.

D. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

Lời giải:

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4

→ Đáp án C

Câu 37. Có 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các chất trong các dung dịch trên?

A. H2SO4.              B. NaCl.

C. K2SO4.              D. Ba(OH)2

Lời giải:

Dùng dung dịch Ba(OH)2 dư :

- Tạo kết tủa sau dó tủa tan hết là Al(NO3)3

3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 → 2Al(OH)3 + 3Ba(NO3)2

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

- Không có hiện tượng gì là NaNO3

- Có kết tủa trắng là Na2CO3

Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH

- Có khí mùi khai là NH4NO3

Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

→ Đáp án D

Câu 38. Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì

A. Không thấy xuất hiện kết tủa.

B. Có kết tủa màu trắng sau đó tan.

C. Sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.

D. Có kết tủa keo màu xanh xuất hiện sau đó tan.

Lời giải:

Khi cho dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 lúc đầu tạo kết tủa xanh là Cu(OH)2 sau đó tủa tan tạo dung dịch phức xanh:

2NH3 + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2

→ Đáp án D

Câu 39. Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được dụng dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn thu được. Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng MFeCO3 = 116 g/mol.

A. % FeCO3 = 12,18%

B. % FeCO3 = 60,9%

C. % FeCO3 = 24,26%

D. % FeCO3 = 30,45%

Lời giải:

nKMnO4 = 6,3.10-4 (mol)

Phản ứng chuẩn độ

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

nFeSO4 = 5nKMnO4 = 3,15.10-3 mol = nFe2+ = nFeCO3

⇒ Khối lượng FeCO3: mFeCO3 = 3,15.10-3.116 = 0,3654 (gam)

%mFeCO3 = 0,3654: 0,6 x 100 = 60,9%

→ Đáp án B

Câu 40. Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bình cầu.

B. Bình định mức.

C. Bình tam giác.

D. Cốc thủy tinh.

Lời giải:

→ Đáp án B

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: