Tổng hợp Lý thuyết chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm đầy đủ, chi tiết nhất - Hoá học lớp 12
Tổng hợp Lý thuyết chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm đầy đủ, chi tiết nhất
Tài liệu Tổng hợp Lý thuyết chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm đầy đủ, chi tiết nhất Hoá học lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 12.
- Lý thuyết Tính chất của Kim loại kiềm Xem chi tiết
- Lý thuyết Tính chất của Kim loại kiềm thổ Xem chi tiết
- Lý thuyết Tính chất của Nhôm Xem chi tiết
- Lý thuyết về các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Xem chi tiết
- Lý thuyết về các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Xem chi tiết
- Lý thuyết về tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ Xem chi tiết
- Lý thuyết về các hợp chất quan trọng của nhôm Xem chi tiết
- Lý thuyết về Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Xem chi tiết
Tính chất của Kim loại kiềm: Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng
I. Ví trí, cấu tạo
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
- Các kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.
- Các kim loại kiềm đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
2. Cấu tạo
- Cấu hình electron nguyên tử: ns1.
- Các kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác. Từ Li đến Fr, I1 giảm dần.
- Cấu tạo đơn chất: các đơn chất nhóm IA đều có cấu tạo mạng lập phương tâm khối.
II. Tính chất vật lý
- Liên kết kim loại yếu
- Là những kim loại rất nhẹ và mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, giảm từ Li đến Fr.
- Độ cứng nhỏ
III. Tính chất hóa học
- Các kim loại kiềm có tính khử mạnh: M → M+ + 1e.
- Trong mọi hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
1. Tác dụng với phi kim: O2, halogen, S,...
Chú ý:
- Tác dụng với oxi khô tạo peoxit: 2Na + O2 → Na2O2 (r)
- Tác dụng với oxi không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo Na2O.
2. Tác dụng với axit: 2M + 2H+ → 2M+ + H2
Na + HCl → NaCl + 1/2 H2↑
Na dư + H2O → NaOH + 1/2 H2↑
3. Tác dụng với nước: 2M + 2H2O → 2MOH(dd) + H2
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
4. Tác dụng với dd muối
Khi cho Na tác dụng với dd muối CuSO4 sẽ có bọt khí và kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Chú ý: Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch muối, đầu tiên kim loại kiềm sẽ tác dụng với nước sau đó bazo sinh ra có thể tác dụng với muối.
IV. Ứng dụng, điều chế
1. Ứng dụng:
- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy.
- K, Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
- Cs dùng chế tạo tế bào quang điện.
- Dùng để điều chế một số kim loại quí hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Dùng làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
2. Điều chế:
Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.
Ví dụ: