Cách giải bài tập về Tính chất hóa học, tên gọi của este hay, chi tiết - Hoá học lớp 12
Cách giải bài tập về Tính chất hóa học, tên gọi của este hay, chi tiết
Với Cách giải bài tập về Tính chất hóa học, tên gọi của este hay, chi tiết Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Tính chất hóa học, tên gọi của este từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
- Nắm vững, vận dụng tốt các tính chất vật lý, hóa học của este.
- Cách gọi tên este: Tên este = tên gốc hidrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi at)
Ví dụ minh họa
Bài 1: Dãy nào sau đây được xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?
A. Đietyl ete, etyl clorua, ancol etylic, axit axetic
B. Ancol etylic, đietyl ete, etyl clorua, axit axetic
C. Axit axetic, ancol etylic, etyl clorua, đietyl ete
D. Etyl clorua, đietyl ete, ancol etylic, axit axetic
Hướng dẫn:
Để so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ thì:
- Trước hết phải so sánh những hợp chất có khả năng tạo liên kết hidro (liên kết hidro liên phân tử) và độ bền của các liên kết này.
- Những hợp chất không tạo được liên kết hidro thì phải so sánh phân tử khối của chúng.
Bài 2: Cho glixerol (glixerin) tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH thì số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 8
Hướng dẫn:
Vì có 2 loại glixerit đơn giản và 4 loại phức tạo gồm glixerit có hai gốc axit R1 và 1 gốc axit R2; loại gồm hai gốc axit R2 và một gốc axit R1 (trong mỗi loại này gồm hai loại khác nhau là hai gốc axit giống nhau ở kế cận nhau và hai gốc axit giống nhau không kế cận nhau).
Đáp án A
Bài 3: Câu nào sau đây sai?
A. Chất béo ở điều kiện thường là chất rắn
B. Chất béo nhẹ hơn nước.
C. Chất béo không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ
D. Chất béo có nhiều trong tự nhiên.
Hướng dẫn:
Chất béo ở điều kiện thường , có thể là chất rắn (tristearin) hoặc chất lỏng (triolein)
Đáp án: A
Bài 4: A là một este có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Một mol A tác dụng vừa đủ hai mol KOH trong dung dịch, tạo một muối và hai rượu hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. A là:
A. Metyl etyl malonat
B. Metyl Vinyl malonat
C. Vinyl alyl oxalat
D. Metyl etyl ađipat
Hướng dẫn:
A tác dụng với 2 mol KOH ⇒ A là este hai chức ⇒ n = 2
⇒ A có CTPT là: C6H10O4
Nhận thấy:
CH3OOCCH2COOC2H5 + 2KOH → CH3OH + C2H5OH + KOOCCH2COOK
(thỏa mãn)
Vậy A là: etyl metyl malonat
Đáp án: A
Bài 5: Viết công thức cấu tạo các đồng phân este của C5H10O2.
Hướng dẫn:
C5H10O2 có ∆ = 1 nên đây là este đơn chức, no.
Có 9 đồng phân của este: H-COO-CH2-CH2-CH2-CH3
H-COO-CH(CH3)-CH2-CH3 ; H-COO-CH2-CH(CH3)-CH3
H-COO-C(CH3)3 ; CH3-COO-CH2-CH2-CH3
H3C-COO-CH(CH3)2 ; H3C-CH2-COO-CH2-CH3
CH3-CH2-CH2-COO-CH3; CH3-CH(CH3)-COO-CH3
Bài 6: Viết công thức cấu tạo, gọi tên các đồng phần đơn chức, mạch hở có thể có của C3H6O2.
Hướng dẫn:
C3H6O2 có độ bất bão hòa ∆ = 1 và phân tử có hai nguyên tử oxi .
⇒ Có đồng phân về este đơn chức no và axit carboxylic đơn chức, no.
Đồng phân este: HCOOC2 H5 etyl fomiat
CH3COOCH3metyl axetat
Đồng phân axit cacboxylic: CH3CH2 COOH axit propionic
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ số iot là số gam I2 cần để tác dụng với 100 gam lipit
B. Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hòa các axit tự do có trong 1gam chất béo.
C. Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 2: Thành phần của mỡ tự nhiên là:
A. Este của axit stearic (C17H35COOH)
B. Muối của axit béo.
C. Este của axit panmitic (C15H31COOH)
D. Este của axit oleic (C17H33COOH)
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 3: Thành phần chủ yếu của nhiều loại bột giặt tổng hợp là:
A. Este của axit béo
B. Dẫn xuất của xenlulozơ
C. Ankyl sunfat
D. Xà phòng nhân tạo
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 4: Khi dầu mỡ thực động vật để lâu ngày sẽ có hiện tượng ôi dầu mỡ và có mùi đặc trưng. Đó là mùi của hợp chất nào sau đây.
A. Ancol
B. Hiđrocacbon thơm
C. Este
D. Andehit
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 5: Để làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo ta nên dùng phương pháp nào sau đây?
A. Nhỏ vài giọt cồn vào vết dầu ăn
B. Giặt bằng nước
C. Giặt bằng xăng
D. Giặt bằng xà phòng
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 6: Bơ nhân tạo được sản xuất từ hợp chất nào sau đây?
A. Protein
B. Gluxit
C. Lipit
D. Đường
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 7: Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được:
A. Axit oleic
B. Glixerol
C. Axit stearic
D. Axit panmitic
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 8: Sản phẩm hidro hóa triglixerit của axit cacboxylic không no, được gọi là:
A. Dầu thực vật
B. Mỡ thực phẩm
C. Mỡ hóa học
D. Macgarin (dầu thực vật hidro hóa)
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 9: Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ:
A. Lipit thực vật
B. Lipit động vật và một số ít lipit thực vật
C. Lipit thực vật và một số ít lipit động vật
D. Lipit động vật
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 10: Cho este X có CTCT CH3COOCH=CH2. Câu nào sau đây sai?
A. X là este chưa no
B. X được điều chế từ phản ứng giữa rượu và axit tương ứng.
C. X có thể làm mất màu nước brom
D. Xà phòng hoá cho sản phẩm là muối và anđehit.
Este CH3COOCH=CH2 được điều chế theo phản ứng :
CH3COOH + C2H2 → CH3COOCH=CH2
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 11: Số công thức cấu tạo các đồng phần đơn chức, mạch hở có thể có của C4H6O2 là
A. 7 B. 4 C. 8 D. 5
Lời giải:
Đáp án: A
C4H6O2 có ∆ = 2 và hai nguyên tử oxi
Đồng phân este đơn chức, không no có một nối đôi ở gốc và đồng phân axit cacboxylic đơn chức không no một nối đôi ở gốc.
Đồng phân este: HCOOCH=CH-CH3 ; HCOOCH2-CH=CH2
CH3COOCH=CH2 ; CH2=CHCOOCH3
Đồng phân axit cacboxylic: CH2=CH-CH2-COOH
CH3-CH=CH-COOH
CH2=C(CH3 )-COOH
Bài 12: Viết công thức cấu tạo các chất có tên sau đây:
a) Isopropyl b) alylmetacrylat
c) Phenyl axetat d) sec – Butyl fomiat
Lời giải:
Đáp án:
a) CH3COOCH(CH3)2
b) H2C=C(CH3)-COO-CH2-CH=CH2
c) CH3COOC6H5
d) HCOO-CH(CH3)-CH2-CH3