Bài tập Crom, Sắt, Đồng trong đề thi Đại học chọn lọc, có lời giải - Hoá học lớp 12
Bài tập Crom, Sắt, Đồng trong đề thi Đại học chọn lọc, có lời giải
Với Bài tập Crom, Sắt, Đồng trong đề thi Đại học chọn lọc, có lời giải Hoá học lớp 12 tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Crom, Sắt, Đồng từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
Câu 1: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,80.
B. 12,00.
C. 6,40.
D. 16,53.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Gọi x là số mol của Zn thì số mol của Cu là 2x:
65x + 64.2x = 19,3 g
→ x = 0,1mol → nZn=0,1; nCu=0,2; nFe =0,4.
Vì số mol Fe3+ lớn hơn số mol của Cu và Zn nên để đơn giản ta làm như sau:
Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+
0,1 0,2
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
0,2 0,2
Nên số mol Cu dư là 0,1 mol → m = 6,40 g
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,71.
B. 20,125.
C. 32,20.
D. 24,15.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Ta thấy ở trường hợp thứ nhất thì ZnSO4 dư, còn trường hợp thứ 2 thì Zn(OH)2 kết tủa bị hòa tan 1 phần
*Phần 1:
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
0,11 0,22 0,11
*Phần 2:
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
0,11 0,22
Zn2+ + 4OH- → Zn(OH)42-
0,015 0,06
→ m ZnSO4 = 161.( 0,11 + 0,015) = 20,125 g
Câu 3: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 1,344 lít.
B. 2,240 lít.
C. 1,792 lít.
D. 2,912 lít.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
ne = (I.t)/F = 0,2 mol
nCl- = nNaCl = 0,12 mol
2Cl- → Cl2 + 2e
0,12 0,06 0,12
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
0,02 0,08
→ n khí tổng = 0,08 mol
→ V = 1,792 lít
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 39,34%.
B. 65,57%.
C. 26,23%.
D. 13,11%.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Quy đổi X thành Fe (a mol), Cu (b mol) và O (c mol)
mX = 56a + 64b + 16c = 2,44 g
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 2c + 0,0225.2
mmuối = 400. a/2 + 160b = 6,6 g
→ a = 0,025; b = 0,01; c = 0,025
→ mCu = 0,64 mol → %mCu = 26,23%
Câu 5: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là
A. Cr2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. CrO.
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Ta có: nO = nCO = 0,8 mol
Kim loại M có hóa trị cao nhất là n. Bảo toàn electron:
nM = (2nSO2)/n = 1,8/n
→ x: y = nM: nO = 1,8/n: 0,8
→ n = 3, x: y = 3: 4 là nghiệm phù hợp
Oxit là Fe3O4.
Câu 6: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. 20,16 gam.
B. 19,76 gam.
C. 19,20 gam.
D. 22,56 gam.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
nCu = 0,12 mol
nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,12 0,32 0,12
0,12 0,32 0,08 0,12
0 0 0,04
mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam
Câu 7: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8.
B. 40,5.
C. 33,6.
D. 50,4.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m
m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe
→ mFe pư = 0,25m
nNO + nNO2 = 0,25 mol
Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol
→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2
2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1
→ m = 50,4 gam
Câu 8: Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là
A. 1394,90.
B. 1325,16.
C. 1311,90.
D. 959,59.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
mFe = 800.95% = 760 tấn
Lượng Fe bị hao hụt 1% nên 760 tấn chỉ là 99% còn lại.
→ mFe cần thiết = 760/(99%) = 76000/99 tấn
Fe3O4 → 3Fe
→ mFe3O4 = (76000/99). (232/56.3) = 1060,125 tấn
→ m quặng manhetit = (1060,125 )/(80%) = 1325,16 g
Câu 9: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,48.
B. 14,35.
C. 17,22.
D. 22,96.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nAgNO3=0,1.2a =0,2a mol;
nFe(NO3)2 =0,1.a =0,1a mol
Ag+ + Fe2+ → Ag +Fe3+
ta có: nAg tạo thành = nFe2+ =0,1a mol (do nAg+ > nFe2+ )
→ 8,64/108 = 0,1a → a=0,8
Do đó X chứa: Fe3+ (0,1a =0,08 mol); Ag+ dư (0,2a –0,1a = 0,1a=0,08 mol),
NO3– (0,4a =0,32 mol)
Khi cho HCl vào X: Ag+ +Cl- → AgCl
Vậy m = mAgCl =143,5. 0,08 = 11,48 gam
Câu 10: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72.
B. 4,08.
C. 4,48.
D. 3,20.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nFe = 0,05mol ; nAgNO3 = 0,02mol và nCu2+ = 0,1 mol
Fe + 2AgNO3 → 2Ag + Fe2+
0,01 0,02 0,02
Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
0,04 0,04
mX = mAg + mCu = 4,72 gam
Câu 11: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 22,4.
C. 15,6.
D. 24,2.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Ta có Fe → Fe(NO3)3
nFe(NO3)3 = nFe = 0,1 mol
→ mFe(NO3)3 = 0,1 . 242 = 24,2 gam
Câu 12: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là
A. 5,60.
B. 11,20.
C. 22,40.
D. 4,48.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Catot thoát khí khi H+ bắt đầu điện phân, lúc đó Fe3+ và Cu2+ đã hết.
ne = nFe3+ + 2nCu2+ = 0,5 mol
→ nCl2 = 0,25 mol
→ V = 5,6 lít
Câu 13: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 2,40
B. 4,20
C. 4,06
D. 3,92
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
nNO tổng = 0,07 mol
nCu = 0,0325 mol
Bảo toàn electron:
2nFe + 2nCu = 3nNO
→ nFe = 0,0725 mol
→ mFe =0,0725.56= 4,06 gam
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,40
B. 3,51
C. 7,02
D. 4,05
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Phần 2 với NaOH tạo H2 nên có Al dư (x mol).
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
0,1 0,2 0,2
→ nFe tổng = 0,27 mol
Với H2SO4: nH2 = 1,5x + 0,27 = 4a mol
Với NaOH: nH2 = 1,5x = a mol
→ a = 0,09 mol và x = 0,06 mol
→ nAl ban đầu = 0,2 + 0,06 = 0,26 mol
→ mAl = 7,02 gam
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. x = y – 2z.
B. 2x = y + z.
C. 2x = y + 2z.
D. y = 2x.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Dung dịch chỉ có FeCl2 nên Fe2+: x + y mol ; Cl-: 3y + z mol
Áp dụng định luật BTĐT: 2x + 2y = 3y + z → 2x = y + z
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
A. FeO, Fe2O4
B. Fe3O4, Fe2O3
C. Fe, Fe2O3
D. Fe, FeO
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nSO2 = 1mol → ne = 2 mol
Phân tử X, Y nhường tương ứng x, y electron.
Bảo toàn electron → x + y = 2
→ x = y = 1 là nghiệm duy nhất: Fe3O4, FeO
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng sau:
R + 2HCl(loãng) →t o RCl2 + H2
2R + 3Cl2 →t o 2RCl3
R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + 2H2O
Kim loại R là
A. Cr.
B. Al.
C. Mg.
D. Fe.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Cr + 2HCl →t o CrCl2 + H2
2Cr + 3Cl2→t o 2CrCl3
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,15.
B. 0,05.
C. 0,25.
D. 0,10.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Ta có: nCu = 0,025 mol
Áp dụng bảo toàn electron: nNO2 = 2.nCu = 0,05 mol
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24.
B. 2,80.
C. 1,12.
D. 0,56.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Fe + 3/2 Cl2 →t o FeCl3
Bảo toàn Fe: nFe = nFeCl3 = 0,04 mol
→ m = 2,24g
Câu 20: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 3,36 gam.
B. 2,52 gam.
C. 1,68 gam.
D. 1,44 gam.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Fe2O3 + 3CO →t o 2Fe + 3CO2
nFe2O3 = 0,03 mol
nFe = 2. nFe2O3 = 0,06 mol
→ mFe = 0,06.56 = 3,36 g
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
B. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
C. CrO3 là oxi axit.
D. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: Cr2O3 chỉ tan được trong dung dịch NaOH đặc
Câu 22: Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,75
B. 3,88
C. 2,48
D. 3,92
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
CO đi vào lấy mất Oxi của oxit:
CO + [O] → CO2 9(g) CaCO3↓.
→ nO mất đi = n↓ = 0,09 mol → m = 5,36 - 0,09 . 16 = 3,92(g)
Câu 23: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 25,6.
B. 19,2.
C. 6,4.
D. 12,8.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Bảo toàn nguyên tố Cu: nCu = nCuO = 0,4 mol
→ mCu = 0,4 . 64 = 25,6 gam
Câu 24: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và dung dịch Y. Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 9,52.
C. 3,92.
D. 4,48.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Đặt a, b, c là số mol Fe, O, NO
mX = 56a + 16b = 32 g
nHNO3 = 1,7 = 2b + 4c
Bảo toàn electron: 2a + 0,2.2 = 2b + 3c
→ a = 0,5mol; b = 0,25mol; c = 0,3mol
→ V = 6,72 lít
Câu 25: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,25.
B. 0,50.
C. 0,75.
D. 1,00.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
nFeO = 0,5 mol
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
0,5 1
→ a = 1 mol
Câu 26: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10.
B. 30.
C. 15.
D. 16.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
nFe2O3 = 0,1mol → nCO2 = nO = 0,3 mol
Ca(OH)2 dư → nCaCO3 = nCO2 = 0,3 mol
→ mCaCO3 = 30 gam
Câu 27: Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3.
B. Na2CrO4.
C. Cr2O3.
D. NaCrO2.
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: Trong Na2CrO4 crom có số oxi hóa là +6
Câu 28: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4.
B. Fe.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích: Fe(OH)3 →t o Fe2O3 + H2O
Câu 29: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,0.
B. 5,0.
C. 6,6.
D. 15,0.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nFe3O4 = 0,05 mol
→ nCO2 = nO = 0,2 mol
Ca(OH)2 dư → nCaCO3 = 0,2 → m = 20 gam
Câu 30: Cho các chất: Fe, CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Các chất CrO3; Fe(NO3)2; FeSO4; Cr(OH)3; Na2Cr2O7 có phản ứng với NaOH:
CrO3 + NaOH → Na2CrO4 + H2O
Fe(NO3)2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3
FeSO4 + NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + H2O
Na2Cr2O7 + 2NaOH → 2Na2CrO4 + H2O