50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu polime có lời giải chi tiết (cơ bản) - Hoá học lớp 12
50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu polime có lời giải chi tiết (cơ bản)
Với 50 câu trắc nghiệm Polime và vật liệu polime có lời giải chi tiết (cơ bản) Hoá học lớp 12 tổng hợp 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Polime và vật liệu polime từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. Amilozơ. B. Nilon-6,6.
C. Nilon-7 D. PVC.
Lời giải:
Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên.
→ Đáp án A
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. tơ tằm. B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Lời giải:
A tơ thiên nhiên (poliamit)
B từ ε-aminocaproic
C từ axit adipic và hexametylendiamin
D. Từ xenlulozo
→ Đáp án D
Câu 3: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?
A. Saccarozơ B. Tinh bột
C. Glucozơ D. Xenlulozơ
Lời giải:
- Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.
→ Đáp án D
Câu 4: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron. D. Tơ tằm.
Lời giải:
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học (VD: tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat).
⇒ chọn A. (B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).
→ Đáp án A
Câu 5: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và bông. B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. tơ tằm và bông. D. tơ visco và tơ axetat.
Lời giải:
+ Bông là tơ thiên nhiên → A sai.
+ Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.
+ tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) → D sai.
→ Đáp án B
Câu 6: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2
C. CH2=CHCl D. CH2=CH2
Lời giải:
PVC là –(-CH2-CH(Cl)-)-n → monome tạo thành là CH2=CHCl
→ Đáp án C
Câu 7: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(metyl metacrylat) B. poliacrilonitrin.
C. poli(vinyl metacrylat) D. poli(hexametylen ađipamit).
Lời giải:
Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là: CH2=C(CH3)-COOCH3
→ Đáp án A
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Lời giải:
A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành.
C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt.
→ Đáp án C
Câu 9: Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là: etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là :
A. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1.
B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1.
C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1.
D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1.
Lời giải:
2CH4 -1500o, làm lạnh nhanh→ CH≡CH + 3H2
CH ≡ CH + H2 -(Pd/PbCO3)→ CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2O -H+, to→ C2H5OH
2C2H5OH -ZnO, MgO, 400o→ CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2
nCH2=CH-CH=CH2 -Na, to, p→ (CH2-CH=CH-CH2)n
→ Đáp án A
Câu 10: Khi đun phenol với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch:
A. Phân nhánh.
B. Không phân nhánh.
C. Không gian ba chiều.
D. Hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
Lời giải:
Khi đun phenol với fomandehit có axit làm xúc tác thì thu được nhựa novolac, là polime không phân nhánh.
→ Đáp án B
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X → Y → Z → T → poli(vinyl axetat)
X là chất nào dưới đây ?
A. C2H5OH B. CH≡CH
C. CH3COOH D. CH3CHO
Lời giải:
C2H2(X) ⇒ CH3CHO(Y) ⇒ CH3COOH (Z) ⇒ CH3COOC2H3(T)
→ Đáp án B
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
B. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
C. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol.
D. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Lời giải:
A sai vì cao su buna-N thuộc loại cao su tổng hợp.
→ Đáp án A
Câu 13: Câu nào sau đây là đúng?
A. Chất dẻo là những polime có tính đàn hồi.
B. Những vật liệu có tính dẻo đều là chất dẻo.
C. Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
D. Chất dẻo là những polime có khối lượng phân tử rất lớn.
Lời giải:
Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
- Có một số chất dẻo chỉ chứa polime song đa số chất dẻo có chứa thành phần khác ngoài polime bao gồm chất độn (như muội than, cao lanh, mùn cưa, bột amiăng, sợi thủy tinh…làm tăng một số tính năng cần thiết của chất dẻo và hạ giá thành sản phẩm) và chất dẻo hóa (làm tăng tính dẻo và dễ gia công hơn).
→ Đáp án đúng là đáp án C.
→ Đáp án C
Câu 14: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng ?
A. Tơ visco B. Tơ lapsan
C. Tơ clorin D. Tơ enang
Lời giải:
Polime có thể tham gia phản ứng cộng nếu trong phân tử có liên kết bội.
Trong các tơ: tơ visco là sản phẩm của phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH, tơ clorin là
-(-CHCl-CHCl-)n-, tơ lapsan là -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n-, tơ enang là -(-NH-[CH2]6-CO-)n-.
→ Tơ lapsan -(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n- có thể tham gia phản ứng cộng
→ Đáp án đúng là đáp án C.
→ Đáp án C
Câu 15: Polistiren không tham gia được phản ứng nào sau đây?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Đepolime hóa.
C. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
Lời giải:
Polistiren là -(-CH2-CH(C6H5)-)n-.
- Trong polistiren có liên kết bội nên nó có phản ứng cộng: tác dụng với Cl2/to, tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
- Polistiren còn tham gia phản ứng đepolime hóa.
→ Polistiren không tác dụng với HCl → Đáp án đúng là đáp án B.
Chú ý: Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, một số polime bị phân hủy tạo thành monome ban đầu, đó là phản ứng đepolime hóa.
→ Đáp án B
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Lời giải:
A sai, trùng hợp stiren được polistiren.
B sai, đồng trùng hợp buta-1,3-dien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
D sai, tơ visco là tơ nhân tạo.
→ Đáp án C
Câu 17: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime ?
A. Cao su + lưu huỳnh -to→ cao su lưu hóa.
B. Poliamit + H2O -H+, to→ amino axit.
C. Polisaccarit + H2O -H+, to→ monosaccarit.
D. Poli(vinyl axetat) + H2O -OH-, to→ poli(vinyl ancol) + axit axetic.
Lời giải:
A: khâu mạch
B: phân cắt mạch
C: phân cắt mạch
D: giữ nguyên mạch, chỉ thay thành -OH
→ Đáp án D
Câu 18: Chỉ ra phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
B. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
C. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protein.
D. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.
Lời giải:
Quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm là các tơ poliamit kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
→ Phát biểu không đúng là đáp án B.
→ Đáp án B
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
B. Tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...
C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.
Lời giải:
A đúng.
B sai, tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tự nhiên.
C sai, tơ visco, tơ axetat đều là tơ nhân tạo.
D sai, tơ tằm là tơ tự nhiên.
→ Đáp án A
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không hoàn toàn đúng?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
Lời giải:
Do buta-1,3-dien có 2 liên kết đôi nên khi trùng hợp ngoài cao su buna, còn có nhiều sản phẩm phụ khác.
→ Đáp án C
Câu 21: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A. (2), (3), (6) B. (2), (5), (6)
C. (1), (4), (5) D. (1), (2), (5)
Lời giải:
→ Các polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là: (2) poli(metyl metacrylat), (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6.
→ Đáp án B
Câu 22: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (5)
C. (1), (3) và (5) D. (3), (4) và (5)
Lời giải:
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền.
• Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là caprolactam (1), acrilonitrin (3), vinyl axetat (5) → Đáp án đúng là đáp án C.
→ Đáp án C
Câu 23: Cho các phân tử polime: tinh bột (amilozơ), xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), nhựa bakelit. Số polime có mạch không phân nhánh là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Lời giải:
Các polime có mạch không phân nhánh:aminlozo, xenlulozo, poli(vinyl clorua)
amilopectin: mạch phân nhánh
nhựa bakelit: không gian
→ Đáp án C
Câu 24: Cho các polime: PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
C. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin.
D. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.
Lời giải:
Polime có cấu trúc không phân nhánh là: PE,PVC, cao su buna, amilozo, xenlulozo.
Polime có cấu trúc phân nhánh: amilopectin.
Polime có mạng không gian: cao su lưu hóa.
→ Đáp án D
Câu 25: Cho các chất: O2N[CH2]6NO2 và Br[CH2]6Br. Để tạo thành tơ nilon–6,6 từ các chất trên (các chất vô cơ và điều kiện cần có đủ) thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Lời giải:
O2N[CH2]6NO2 + [H] ⇒ H2N[CH2]6NH2
Br[CH2]6Br ⇒ OH[CH2]6OH ⇒ HOOC[CH2]4COOH
H2N[CH2]6NH2 + HOOC[CH2]4COOH ⇒ nilon 6,6
Cần thực hiện tố thiểu 4 phản ứng.
→ Đáp án B
Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng:
Xenlulozơ -+H2O, H+→ A -men→ B -ZnO, MgO, 500oC D -to, p, xt→ E
Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là :
A. Cao su Buna. B. Buta -1,3- đien.
C. Axit axetic. D. Polietilen.
Lời giải:
(C6H10O5)n + nH2O -H2SO4, to→ nC6H12O6
C6H12O6 -enzim→ 2C2H5OH + 2CO2
2C2H5 -ZnO, MgO, 400o→ CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2
nCH2=CH-CH=CH2 -Na, to, p→ (CH2-CH=CH-CH2)n
→ Đáp án A
Câu 27: Cho dãy biến hóa sau: Xenlulozơ → X → Y → Z → cao su buna. X, Y, Z lần lượt là những chất nào dưới đây?
A. C6H12O6 (glucozơ), C2H5OH, CH2=CH–CH=CH2.
B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
C. C6H12O6 (glucozơ), CH3COOH, HCOOH.
D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
Lời giải:
Xenlulozo -(1)→ C12H22O11 (glucozo) -(2)→ C2H5OH -(3)→ CH2=CH-CH=CH2 -(4)→ caosu buna
(1) (C6H10O5)n + nH2O -H2SO4, to→ nC6H12O6
(2) C6H12O6 -enzim, 30-35oC→ 2C2H5OH + CO2
(3) 2C2H5OH -to, xt→ CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O
(4) nCH2=CH-CH=CH2 -to, xt→ -(-CH2-CH=CH-CH2-)n
→ Đáp án A
Câu 28: Khi giặt quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm thì nên làm theo cách nào dưới đây?
A. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao, nước lạnh
B. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước lạnh.
C. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao, nước nóng.
D. Giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước nóng.
Lời giải:
Quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm là các tơ poliamit kém bền với nhiệt, với axit và kiềm → Giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước lạnh. → Đáp án đúng là đáp án B.
→ Đáp án B
Câu 29: Có các mệnh đề sau:
(1) Sự lưu hóa cao su thiên nhiên có được là do trên mạch cacbon còn liên kết đôi.
(2) Có thể thay thế S bằng C để tăng độ cứng của cao su lưu hóa.
(3) Trong sự lưu hóa cao su, lượng S dùng càng cao thì cao su càng kém đàn hồi và càng cứng.
Mệnh đề sai là
A. chỉ có 1. C. chỉ có 3.
B. chỉ có 2. D. 1 và 2.
Lời giải:
Do có liên kết đôi trong phân tử polime, cao su thiên nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng H2, HCl, Cl2,... và đặc biệt có tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung mai hơn cao su không lưu hóa → Mệnh đề (2) là mệnh đề sai → Chọn đáp án B.
→ Đáp án B
Câu 30: Poli (vinyl ancol) (PVA) là polime được điều chế thông qua phản ứng trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CH–COOCH3
B. CH2=CHCl
C. CH2=CH–COOC2H5
D. CH2=CH–OCOCH3
Lời giải:
→ Đáp án D
Câu 31: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 5 B. 4
C. 6 D. 7
Lời giải:
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:poli(vinyl clorua), thủy tinh plexigas, teflon, tơ nitron, cao su buna(5)
→ Đáp án A
Câu 32: Cho các chất sau: butan (1), etin (2), metan (3), etilen (4), vinyl clorua (5), nhựa PVC (6). Sơ đồ chuyển hoá nào sau đây có thể dùng để điều chế poli(vinyl clorua) ?
A. (1) → (4) → (5) → (6).
B. (1) → (3) → (2) → (5) → (6).
C. (1) → (2) → (4) →(5) → (6).
D. Cả A và B.
Lời giải:
A sai vì từ (4) không ra được (5)
C sai vì từ (1) không ra được (2), (4) không ra được (5)
→ D sai.
Vậy đáp án đúng là B.
Phương trình hóa học:
C4H10 → CH4 + C3H6
2CH4 → C2H2 + 3H2 (1500oC)
C2H2 + HCl → CH2=CH−Cl (HgCl2, 150-220oC)
→ Đáp án B
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng:
CH≡CH -+HCN→ X;
X polime -trùng hợp→ Y;
X + CH2=CH−CH=CH2 -đồng trùng hợp→ polime Z
Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây ?
A. Tơ capron và cao su buna
B. Tơ nilon-6, 6 và cao su cloropren
C. Tơ olon và cao su buna – N
D. Tơ nitron và cao su buna – S.
Lời giải:
CH≡CH -+HCN→ X (1);
X polime -trùng hợp→ Y (2);
X + CH2=CH−CH=CH2 -đồng trùng hợp→ polime Z (3).
(1) CH≡CH + HCN → CH2=CH-CN
(2) nCH2=CH-CN -to, xt→ -(CH2-CH(CN)-)n-
(3) nCH2=CH-CN + nCH2=CH-CH=CH2 -to, xt→ -(-CH2-CH(CN)-CH2-CH=CH-CH2-)n-
→ Y là olon, Z là caosu buna-N
→ Đáp án C
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Lời giải:
Tơ visco là tơ bán tổng hợp → Đáp án A sai.
- Trùng hợp buta-1,3-ddien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N → Đáp án B sai
- Trùng hợp stiren thu được polistiren → Đáp án C sai
- Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalic → Đáp án D đúng.
→ Đáp án D
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. u
C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Lời giải:
A sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
B sai, tơ visco, tơ xenlulozo axetat đều thuộc tơ nhân tạo.
C đúng.
D sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylendiamin và axit ađipic.
→ Đáp án C
Câu 36: Sơ đồ nào sau đây không thể thực hiện được trong thực tế?
A. Metan → axetilen → vinylaxetilen → buta-1,3-đien → cao su buna.
B. Metan → axetilen → etilen → ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.
C. Metan → axetilen → vinyl clorua → vinyl ancol → poli(vinyl ancol).
D. Metan → axetilen → vinyl clorua → poli(vinyl clorua) → poli(vinyl ancol).
Lời giải:
Sơ đồ nào sau đây không thể thực hiện trong thực tế:
CH4 → CH≡CH → CH2=CHCl → CH2=CHOH → -(-CH2-CH(OH)-)n-
→ Giai đoạn CH2=CHCl → CH2=CHOH không xảy ra vì CH2=CHOH là ancol không bền nên chuyển hóa thành CH3CHO.
→ Đáp án C
Câu 37: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối cao.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối không xác định.
C. Polime là sản phẩm duy nhất của quá trình trùng hợp hoặc trùng ngưng.
D. Polime là hợp chất hóa học có phân tử khối cao gồm n mắt xích cơ bản tạo thành.
Lời giải:
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Polime thường là hỗn hợp của các phân tử có hệ số polime hóa khác nhau, vì vậy đôi khi người ta dùng khái niệm hệ số hóa trung bình; n càng lớn, phân tử khối của polime càng cao.
→ Khẳng định đúng nhất là đáp án D.
→ Đáp án D
Câu 38: Chọn phát biểu sai:
A. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích cơ bản trong phân tử polime, khó có thể xác định một cách chính xác.
B. Do có phân tử khối lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thường.
C. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch không phân nhánh.
D. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
Lời giải:
D sai, polime có dạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt tốt nhất.
→ Đáp án D
Câu 39: Trùng hợp 5,6lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là:
A. 4,3 gam. B. 7,3 gam.
C. 5,3 gam. D. 6,3 gam.
Lời giải:
Số mol C2H4: 0,25 mol → khối lượng: 0,25.28 = 7,0g
H = 90% → khối lượng polime: 7,0.0,9 = 6,3(g)
→ Đáp án D
Câu 40: Hệ số polime hóa trong mẫu cao su buna (M ≈ 40.000) bằng
A. 400 B. 550
C. 740 D. 800
Lời giải:
Cao su buna [CH2-CH=CH-CH2]n
n = 40000/54 ≈ 740
→ Đáp án C
Câu 41: Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:
A. 20000 B. 2000
C. 1500 D. 15000
Lời giải:
- Ta có: M(-CH2-CH2)n = 56000 ⇒ n = 56000/28 = 2000
→ Đáp án B
Câu 42: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là
A. 1544 B. 1640
C. 1454 D. 1460
Lời giải:
Cao su tự nhiên được cấu tạo từ các mắt xích là polime của isoprene (-C5H8-)
Suy ra số mắt xích bằng 105000: 68 ≈ 15444
→ Đáp án A
Câu 43: Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit ε-aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit ε-aminocaproic cần phải sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là
A. 1,80 kg. B. 3,60 kg.
C. 1,35 kg. D. 2,40 kg.
Lời giải:
→ Đáp án A
Câu 44: Hiđro hoá cao su Buna thu được một polime có chứa 11,765% hiđro về khối lượng, trung bình một phân tử H2 phản ứng được với k mắt xích trong mạch cao su. Giá trị của k là
A. 4 B. 5
C. 2 D. 3
Lời giải:
(C4H6)k + H2 → C4kH6k+2
→ Đáp án B
Câu 45: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,7% clo về khối lượng. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
A. 4. B. 1.
C. 3. D. 2.
Lời giải:
PVC hay Poli (vinyl clorua) là (C2H3Cl)n hay C2nH3nCln.
→ 1 mắt xích ứng với n = 1 ⇒ CT của 1 mắt xích: C2H3Cl.
kC2H3Cl + Cl2 → C2kH3k–1Clk+1 + HCl.
⇒ trung bình 1 phân tử Cl2 tác dụng với 2 mắt xích
→ Đáp án D
Câu 46: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152 B. 121 và 152
C. 121 và 114 D. 113 và 114.
Lời giải:
Tơ nilon – 6,6 có công thức phân tử [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n
M1mắt xích = 226
Số lượng mắt xích là: 27346: 226 = 121
Tơ capron: [-NH-(CH2)5-CO-]n có M của 1 mắt xích là 113
Số lượng mắt xích là: 17176: 113 = 152
→ Đáp án C
Câu 47: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8
C. 2,52 D. 3,6
Lời giải:
Bảo toàn C ⇒ phản ứng tỉ lệ 1:1
Khối lượng PE thu được là: 4.0,7.0,9 = 2,52 tấn
→ Đáp án C
Câu 48: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12000 B. 13000
C. 15000 D. 17000
Lời giải:
Hệ số polime hóa là: 420000: 28 = 15000
→ Đáp án C
Câu 49: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
A. PE B. PP
C. PVC D. Teflon.
Lời giải:
M = 336000: 12 000 = 28 ⇒ PE
→ Đáp án A
Câu 50: Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 453 B. 382
C. 328 D. 479
Lời giải:
Nếu MX = 100000 thì khối lượng alanin trong đó sẽ là: (100000.425): 1250 = 34 000
⇒ Số mắt xích alanin: 34000: 89 = 382
→ Đáp án B