X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Amin, amino axit và protein - Hoá học lớp 12


Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Amin, amino axit và protein

Với Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Amin, amino axit và protein Hoá học lớp 12 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập chương Amin, amino axit và protein từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Amin, amino axit và protein

Bài tập trắc nghiệm

Cách giải bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit hay, chi tiết

A. Phương pháp & Ví dụ

Lưu ý

    - Xác định độ bất bão hòa của phân tử (số liên kết , số vòng); với hợp chất CnHyNzOt theo biểu thức: ∆ = (2n + 2 + z - y)/2

    - Xác định các loại mạch cacbon: Mạch không nhánh, mạch có nhánh, vòng...

    - Các loại nhóm chức, vị trí nhóm chức...

    - Tên gọi theo tên thông tường, tên gốc chức, tên thay thế.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C4H11N.

Hướng dẫn:

    - Xác định độ bất bão hòa: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở.

    - Có 4 nguyên tử cacbon, 1 nguyên tử Nito mạch cacbon có thể là mạch 4, 3 và 2. Có 1 nguyên tử nito nên có thể là các amin bậc I, II, III.

        +) Mạch 4: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

        +) Mạch 3:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

        +) Mạch 2:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C2H5NO2.

Hướng dẫn:

    - Xác định độ bất bão hòa: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Vậy có thể là hợp chất không no có 1 liên kết đôi ở mạch cacbon; hợp chất no có đơn chức có liên kết đôi, hợp chất no mạch vòng.

    - Hợp chất không no mạch hở, nhóm chức không có kiên kết đôi không thỏa mãn vì chứa hai nguyên tử oxi, nhóm chức không có liên kết đôi là ancol thì không liên kết với nguyên tử cacbon không no.

    - Hợp chất no mạch hở, nhóm chức có 1 liên kết đôi:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có cùng công thức phân tử C3H7NO2

Hướng dẫn:

    Với C3H7NO2: độ bất bão hòa ∆ = 1 nên chỉ có 1 liên kết π ở gốc axit, nên là amino axit no, có các đồng phân:

    CH3CH(NH2)COOH

    Axit 2 – amino propanoic hay axit α-amino propionic.

    H2N-CH2-CH2-COOH

    Axit 3 - amino propanoic hay axit β-amino propionic.

    CH3-NH-CH2-COOH axit N – metylamino ethanoic.

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

    A. 5

    B. 3

    C. 6

    D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

    1.CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin

    2.CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin

    3.CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin

    4.(CH3)3-N: trimetyl amin

Bài 2: Amino axit có công thức cấu tạo: NH2–CH2–COOH có tên là:

    A. Glyxin

    B. Glixerol

    C. Alanin

    D. Anilin

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 3: Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH–(CH2)5–CO-]n có tên là:

    A. Tơ nilon – 6,6

    B. Tơ enang

    C. Tơ cacron

    D. Tơ capron

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 4: Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:

    A. 5.         B. 8.         C. 7.         D. 4.

Lời giải:

Đáp án: D

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 5: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh là :

    A. 8.         B. 2.         C. 4.         D. 5.

Lời giải:

Đáp án: D

    Đặt CTPT của amin X là CxHyNt , theo giả thiết ta có :

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8 :

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Trong 8 chất trên có các chất (1), (2), (5), (6), (8) có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng với dung dịch HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.

Bài 6: Tên gọi của hợp chất sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    A. metylanilin         B. Phenyl amin

    C. metylphenylamin         D. bezyl amin

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Số đồng phân amin thơm ứng với công thức C7H9N là

    A. 3         B. 4         C. 5         D. 6

Lời giải:

Đáp án: C

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 8: Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?

    A. H2N–CH2COOH: glixerin hay glixerol

    B. CH3CH(NH2)COOH: anilin

    C. C6H5CH2CH(NH2)COOH: phenylalanin

    D. HOOC–(CH2)2CH(NH2)COOH: axit glutanic

Lời giải:

Đáp án: C

    H2N–CH2COOH :glixin

    CH3CH(NH2)COOH: alanin

    HOOC–(CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutamic

Cách giải bài tập về tính chất của Amin, Amino Axit hay, chi tiết

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

    * Phương pháp so sánh tính bazo của amin

    Tính bazo của amin phụ thuộc vào đặc điểm của gốc R liên kết với N của nhóm amin.

    Nếu R có tác dụng đẩy electron ⇒ Tính bazo amin càng mạnh (mạnh hơn NH3).

    Nếu R có tác dụng hút ⇒ Tính bazo amin càng yếu.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho các chất sau:

    (1) . Amoniac         (2). Anilin

    (3). p – Nitroanilin         (4). Metylanilin

    (5). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?

Hướng dẫn:

    Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3

    Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất

    Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5

Bài 2: Sắp xếp chất sau theo chiều tăng của tính bazo từ trái qua phải.

    (I). CH3-C6H4-NH2         (II). O2N-C6H4NH2

    (III). Cl-C6H4-NH2         (IV). C6H5NH2

Hướng dẫn:

    Trật tự sắp xếp là: II < III < IV < I

    Các nhóm hút electron làm giảm tính bazo của anilin. Nhóm -NO2 hút electron mạnh hơn clo rất nhiều. Các nhóm đẩy electron (-CH3) làm tăng tính bazo của anilin.

Bài 3: Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.

Hướng dẫn:

    Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:

    O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

    Giải thích:

    Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Cho các chất sau: C6H5NH2     (1), C2H5NH2     (2), (C6H5)2NH     (3), (C2H5)2NH     (4), NaOH     (5), NH3     (6). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

    A. 3 < 1 < 6 < 2 < 4 < 5

    B. 1 < 6 < 2 < 3 < 4 < 5

    C. 6 < 1 < 2 < 3 < 5 < 4

    D. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Cho các amin: CH3NH2     (1); NH3     (2); C6H25NH2     (3). Lực bazơ theo thứ tự tăng dần là:

    A. (1) < (2) < (3)

    B. (2) < (1) < (3)

    C. (3) < (2) < (1)

    D. (3) < (1) < (2)

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 3: Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Tính bazơ tăng dần của các chất được xếp theo dãy nào sau đây?

    A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

    B. (3) < (4) < (2) < (1) < (5) < (6)

    C. (6) < (5) < (1) < (4) < (2) < (3)

    D. (5) < (4) < (2) < (1) < (3) < (6)

Lời giải:

Đáp án: A

    - Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

    - Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

Bài 4: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

    A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.

    B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

    C. Dung dịch trong suốt.

    D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Cho các chất sau đây: 1. H2N-CH2-CH2-COOH ; 2. CH2=CH-COOH ; 3. CH2O và C6H5OH ; 4. HOCH2-COOH. Các trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?

    A. 1,2,3         B.1,2,4         C. 1,3,4         D. 2,3,4

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 6: Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Các amin đều có tính bazơ.

    B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

    C. Anilin có tính bazơ rất yếu.

    D. Amin có tính bazơ do N có cặp electron tự do.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào ?

    A. Rửa bằng nước cất

    B. Rửa bằng xà phòng

    C. Rửa bằng dd muối ăn

    D. Rửa bằng dd HCl, sau đó rửa lại bằng nước

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 8: Các amino axit có thể phản ứng tất cả các chất trong dãy

    A. dd NaOH, dd HCl, C2H5COOH, C2H5OH

    B. dd NaOH, dd brom, dd HCl, CH3OH

    C. dd Ca(OH)2, dd thuốc tím, dd H2SO4, C2H5OH

    D. dd H2SO4, dd HNO3, CH3OCH3, dd thuốc tím

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng

    B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit

    C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

    D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

    B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

    C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

    D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.

Lời giải:

Đáp án: B

Cách xác định công thức của Amin, Amino Axit hay, chi tiết

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

    Amin có tính bazo, tác dụng được với axit tạo muối.

    Tùy theo số nhóm chức amin mà tác dụng với axit theo tỉ lệ xác định.

    Ví dụ:

        +) Amin bậc 1, đơn chức: RNH2 + HCl → RNH3Cl

        +) Amin bậc 1, đa chức: R(NH2)n + nHCl → R(NH3Cl)n

    Như vậy nếu biết số nhóm chức amin,ta suy ra tỉ lệ mol giữa axit với amin. Ngược lại từ tỉ lệ mol giữa axit và amin.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Tương tự ở aminoaxit, sự có mặt nhóm amino làm cho nó tác dụng được với axit.

Ví dụ minh họa

Bài 1: X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Hãy đề xuất công thức cấu tạo của X.

Hướng dẫn:

    Gọi công thức tổng quát của X là: (H2N)xR(COOH)y

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. CTĐGN của X là

    A. C2H6O5N2.

    B. C3H8O5N2.

    C. C3H10O3N2.

    D. C4H10O5N2.

Hướng dẫn:

    Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là CO2 (a mol) và N2 (b mol)

    Ta có mhỗn hợp khí = mCO2 + mN2 = 44a + 28b = 1,6

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    a = 0,03 mol; b = 0,01 mol.

    - Đặt X là CxHyOzNt

    nC = nCO2 = 0,03 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 0,01 = 0,02 mol.

    mH2O = mX + mO2 - mCO2 - mH2O = 1,52 + 0,025 × 32 - 0,03 × 44 - 0,01 × 28 = 0,72 gam.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 0,72/18 = 0,08 mol.

    nH2O = nO trong CO2 + nO trong H2O = 0,03 × 2 + 0,04 - 0,025 × 2 = 0,05 mol.

    Ta có x: y: z: t = nC: n :H nO: nN = 0,03: 0,08: 0,05: 0,02 = 3: 8: 5: 2

    Vậy CTĐGN là C3H8O5N2

    Đáp án B

Bài 3: Hợp chất hữu cơ X có thành phần theo khối lượng: C chiếm 63,72%; H chiếm 9,37%; O chiếm 14,52%; còn lại là nito. Xác định công thức phân tử của X biết khối lượng mol của X bé hơn 120. Viết công thức cấu tạo của X biết X mạch hở không phân nhánh, không làm mất màu dung dịch brom.

Hướng dẫn:

    Ta có: %C = 63,72%; %H = 9,37%; %O = 14,52% ⇒ %N = 12,39%

    Lập tỉ lệ :

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Công thức đơn giản là C6H11ON, M < 120 ⇒ CTPT là C6H11ON.

    Độ bất bão hòa của X là :

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    X mạch hở không làm mất màu dung dịch brom nên mạch hidrocacbon phải no, vậy 2 liên kết sẽ thuộc nhóm –C≡N.

    Vậy có thể có các đồng phân là :

    CH2(OH)-CH2-CH2-CH2-C≡N

    CH3-CH(OH)-CH2-CH2-CH2-C≡N

    CH3-CH2-CH(OH)-CH2-2-C≡N

    CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH2-C≡N

    CH3-CH2-CH2-CH2-CH(OH)-C≡N

Bài 4: Thủy phân polipeptit A người ta thu được:

    Amino axit X có 40,4%C; 7,9%H; 15,7 %N và MX = 89

    Amino axit Y có 54,9%C; 10 %H; 10,7 %N và MY = 131

    Amino axit Z có 46,4%C; 5,8 %H; 27 %N và MZ = 155

    Xác định công thức phân tử của X, Y, Z

Hướng dẫn:

    Công thức phân tử của X là CxHyOzNt.

    Ta có: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Công thức phân tử của X là C3H7O2N, là α-amoni axit nên có công thức cấu tạo: CH3-CH(NH2)-COOH.

    Tương tự đối với Y: C6H13O2N

    Công thức cấu tạo CH3-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

    Đối với Z: C6H9N3O2 ⇒ CTCT: H2N-C4H3-CH(NH2)-COOH

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1:

    Ta có: nHCl = 0,01 (mol) nên X chỉ chứa 1 nhóm amin. Mặt khác, X tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1: 1 nên chứa 1 nhóm -COOH. X là α-amino axit nên gọi công thức phân tử X: H2N-CH(CxHy)-COOH

    H2N-CH(CxHy)-COOH + HCl → ClH3N-CH(CxHy)-COOH

    Mmuối = 12x + y + 110,5 = 1,255/0,01 = 125,5

    12 x + y = 15 ⇒ nghiệm hợp lí: x = 1; y = 3

    X có mạch cacbon không phân nhánh, vậy X là: CH3CH(NH2)COOH

Bài 2: X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH, cho 14,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 18,15 gam muối X. xác định công thức phân tử của X.

    A. NH2–C6H12–COOH.

    B. NH2–C5H10–COOH.

    C. NH2–C4H8–COOH.

    D. NH2–C3H6–COOH.

Lời giải:

Đáp án: A

    Gọi công thức phân tử có dạng: NH2-CnH2n-COOH

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Dựa vào sự tăng – giảm khối lượng ta có: a = (18,15 - 14,5)/36,5 = 0,1

    MX = 14,5/0,1 = 145 ⇒ n = 6 ⇒ X là: NH2-C6H12-COOH

Bài 3: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là :

    A. CH3–C6H4–NH2.

    B. C6H5–NH2.

    C. C6H5–CH2–NH2.

    D. C2H5–C6H4–NH2.

Lời giải:

Đáp án: B

    Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.

    Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Công thức của X là C6H5–NH2.

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thì thu được CO2 và nước theo tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8: 9 . CTPT của amin là

    A. C4H8N.

    B. C3H7N.

    C. C3H6N.

    D. C4H9N.

Lời giải:

Đáp án: D

    X có dạng CxHyN

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Vậy X là C4H9N

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của amino axit là:

    A. C3H5O2N.

    B. C3H7O2N.

    C. C3H5O4N.

    D. C3H6O4N2.

Lời giải:

Đáp án:A

    Ta có X có dạng CxHyO2Nz

    2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2

    nC = nCO2 = 0,6 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.

    mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.

    nO = = 0,4 mol.

    Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1

    Vậy X là C3H5O2N

    Đáp án A

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn một amin, no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước có tỉ khối so với H2 là 19,333. Công thức phân tử của amin là:

    A. CH3NH2

    B. C2H5NH2

    C. C3H7NH2

    D. C4H9NH2

Lời giải:

Đáp án: A

    Giả sử amin no, đơn chức, mạch hở có CTPT là CnH2n + 3N

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Giả sử có 2 mol amin tham gia phản ứng → Sản phầm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước còn 2n mol CO2 và 1 mol N2

    Ta có: Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Vậy amin là CH3NH2

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1: 2. Hãy xác định công thức phân tử của hai amin ?

    A. CH5N và C2H7N.

    B. C2H7N và C3H9N.

    C. C3H9N và C4H11N.

    D. C4H11N và C5H13N.

Lời giải:

Đáp án: A

    Đặt công thức chung của 2 amin là CnH2n + 3N

    2CnH2n + 3N → 2nCO2 + (2n + 3)H2O

    Ta có Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    n = 1,5. ⇒ Hai amin là CH5N và C2H7N

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). CTPT của amin là:

    A. C3H7N

    B. C2H5N

    C. CH5N

    D. C2H7N.

Lời giải:

Đáp án: D

    Đặt X là CxHyN

    nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.

    Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: