Trắc nghiệm Phân loại gang, nguyên tắc sản xuất gang chọn lọc, có đáp án - Hoá học lớp 12
Trắc nghiệm Phân loại gang, nguyên tắc sản xuất gang chọn lọc, có đáp án
Với Trắc nghiệm Phân loại gang, nguyên tắc sản xuất gang chọn lọc, có đáp án Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phân loại gang, nguyên tắc sản xuất gang từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
I. Phương pháp
1. Phân loại
- Gang là hợp kim của Fe và C trong đó có từ 2-5% khối lượng C và 1 lượng nhỏ si, Mn, S…
- Có 2 loại gang: Gang trắng và gang xám
+ Gang trắng: Chứa ít C, rất ít Si và nhiều Fe3C ( xementit)
Găng trắng rất cứng và giòn được dùng để luyện thép
+ Gang xám: Chứa nhiều C và Si.
Gang xám kém cứng và giòn hơn gang trắng.
2. Nguyên tắc sản xuất gang
- Khử sắt trong oxit bằng CO ở nhiệt độ cao (phương pháp nhiệt luyện).
- Trong lò cao, sắt có số oxi hóa cao bị khử dần dần đến sắt có số oxi hóa thấp theo sơ đồ
Fe2O3+3 → Fe3O4+8/3 → FeO+3 → Fe0
3. Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình sản xuất gang
CO + O2 → CO2 + O2
CO2 + C → 2CO - Q
Phần trên thân lò có nhiệt độ khoảng 400℃:
3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2
Phần giữa của thân lò có nhiệt độ từ 500-600℃
Fe3O4 + CO → 2FeO + CO2
Phần dưới thân lò có nhiệt độ 700-800℃
FeO + CO → Fe + CO2
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Nguyên tắc của sản xuất gang là:
A. Khử oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao.
B. Khử oxit sắt bằng Al ở nhiệt độ cao.
C. Khử oxit sắt bằng C ở nhiệt độ cao.
D. Khử oxit sắt bằng H2 ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Câu 2: Sơ đồ nào sau đây cho biết quá trình khử sắt oxit trong lò cao?
A. Fe2O3 → FeO → Fe3O4 → Fe
B. Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe
C. Fe3O4 → Fe2O3 → FeO → Fe
D. FeO → Fe3O4 → Fe2O3 → Fe
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
+) Ở nhiệt độ khoảng 400oC xảy ra phản ứng:
3Fe2O3 + CO →t o 2Fe3O4 + CO2
+) Ở nhiệt độ khoảng 500 – 600oC thì khử Fe3O4 thành FeO:
Fe3O4 + CO →t o 3FeO + CO2
+) Ở nhiệt độ khoảng 700 – 800oC xảy ra khử FeO thành Fe:
FeO + CO →t o Fe + CO2
Câu 3: Cần bao nhiêu tấn manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%? Biết trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
A. 1325,16 tấn
B. 1225,16 tấn
C. 1355,16 tấn
D. 2325,16 tấn
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Câu 4: Câu nào đúng trong số các câu sau?
A. Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 5-10% khối lượng.
B. Thép là hợp kim của sắt với cacbon chiếm 2-5% khối lượng.
C. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt bằng các chất khử như CO, H2, Al, …
D. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi háo các tạp chất (C, Si, Mn, S, P, …) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng.
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Câu 5: Trong sản xuất gang, nguyên liệu cần dùng là quặng sắt, than cốc và chất chảy. Nếu nguyên liệu có lẫn tạp chất là SiO2 thì chất chảy cần dùng là:
A. CaCl2
B. CaSO4
C. CaSO4.H2O
D. CaCO3
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
CaCO3 →t o CaO + CO2
SiO2 + CaO → CaSiO3
Câu 6: Quặng sắt có giá trị để sản xuất gang là:
A. hematit và xiđerit
B. Hematit và manhetit
C. xiđerit và pirit
D. pirit và manhetit
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích: Quang hematit và manhetit
Câu 7: Để thu được 1000 tấn gang chứa 95% sắt thì cần bao nhiêu tấn quặng (chứa 90% Fe2O3)?
A. 305,5 tấn
B. 1428,5 tấn
C. 1507 tấn
D. 1357,1 tấn
Lời giải:
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Lượng quặng cần thiết là x tấn
Bảo toàn khối lượng cho Fe:
1000. 95% = (x. 2. 56)/160. 90%
=> x = 1507,9 tấn