Các dạng bài toán đốt cháy chất béo và cách giải
Các dạng bài toán đốt cháy chất béo và cách giải
Với Các dạng bài toán đốt cháy chất béo và cách giải Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập toán đốt cháy chất béo từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 12.
A. Phương pháp giải
1. Phản ứng đốt cháy
Tổng quát:
1 n (n + 2 – 2k) mol
Trong đó: k là độ bất bão hòa trong phân tử chất béo (k ≥ 3) và được xác định theo công thức:
2. Áp dụng một số định luật và công thức tính
- Áp dụng công thức đốt cháy hợp chất hữu cơ X có độ bất bão hòa k
- Định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy
- Định luật bảo toàn nguyên tố
+ Số nguyên tử C trong hợp chất X =
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit cần 1,61 mol O2 thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 7,648 gam.
B. 6,672 gam.
C. 7,312 gam.
D. 7,612 gam.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức:
nCB = 0,02 mol
Áp dụng ĐLBTKL:
→ mCB = 17,72 gam → MCB= 886 (g/mol)
Ứng với 7,088 gam chất béo
→ nglixerol = nchat beo = 0,008 mol; nNaOH = 3nchat beo = 0,024 mol
Áp dụng ĐLBTKL: mchat beo + mNaOH =mmuối + mglixerol
→ 7,088 + 0,024.40 = mmuối + 0,008.92
→ mmuối = 7,312 gam
→ Chọn C
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 7,8 mol O2 thu được 5,5 mol CO2 và 5,2 mol H2O. Mặt khác cho a gam X phản ứng với vừa đủ dung dịch Br2. Số mol Br2 tham gia phản ứng là
A. 0,2
B. 0,1
C. 0,4
D. 0,3
Hướng dẫn giải:
→ nCB = 0,1 mol
Áp dụng công thức đốt cháy hợp chất hữu cơ X có độ bất bão hòa k
→ k = 4 → có 3π trong COO và 1π trong C=C
→ Chọn B
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28g
B. 27,14g
C. 27,42g
D. 25,02g
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 17,72g một chất béo cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol H2O. Mặt khác cho 26,58 gam chất béo này vào vừa đủ dd NaOH thì thu được lượng muối là
A. 18,56g
B. 27,42g
C. 27,14g
D. 18,28g
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,30.
C. 0,18.
D. 0,15.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixetit ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 0,7
B. 0,3
C. 0,5
D. 0,4
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40
B. 31,92
C. 35,60
D. 36,72
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Giá trị m là
A. 32,24g.
B. 30,12g.
C. 35,44g.
D. 33,74g
Câu 8: Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là?
A. V = 22,4(b + 3a)
B. V = 22,4(b + 7a)
C. V = 22,4(4a – b)
D. V = 22,4(b + 6a)
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hóa m gam hỗn hợp X với hiệu suất 90% thì khối lượng glixerol thu được là
A. 2,484 gam.
B. 0,828 gam.
C. 1,656 gam.
D. 0,92 gam.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,768
B. 3,712
C. 2,808
D. 3,692
2. Đáp án tham khảo
1C |
2B |
3D |
4C |
5A |
6D |
7C |
8D |
9B |
10D |