X

Các dạng bài tập Hóa lớp 12

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải


Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải

Với Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải Hoá học lớp 12 sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 12.

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải

Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt nhôm

A. Na B. Al C. Ca D. Fe

Câu 2: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Ca B. Na C. Ag D. Fe

Câu 3: Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy?

A. Zn B. Cu C. Fe D. Na

Câu 4: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe B. Al C. Cu D. Ag.

Câu 5: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4. B. FeO C. Fe. D. Fe2O3.

Câu 6: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

Câu 7: Xét hai phản ứng sau:

(1) Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl

(2) 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.

B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính oxi hóa > Cl2.

C. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất khử.

D. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính khử > Cl2.

Câu 8: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

A. Điện phân dung dịch B. Điện phân nóng chảy

C. Thủy luyện D. Nhiệt luyện

Câu 9: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2 B. Điện phân dung dịch MgSO4

C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2 D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2

Câu 10: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. Khử B. Cho proton C. Bị khử D. Nhận proton

Câu 11: Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4 B. 3 C. l D. 6

Câu 12: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quì tím ẩm ở cực dương. Màu của giấy quì

A. chuyển sang đỏ. B. chuyển sang xanh.

C. chuyển sang đỏ sau đó mất màu. D. không đổi.

Câu 13: Điện phân dung dịch CaO2 thì thu được khí nào ở catot:

A. Cl2 B. H2 C. O2 D. HCl

Câu 14: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch FeO3 B. dung dịch AgNO3

C. dung dịch HCl đặc D. dung dịch HNO3

Câu 15: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5).

Câu 16: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A. sự khử ion Cl . B. sự oxi hoá ion Cl.

C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.

Câu 17: Cho các chất và các dung dịch: (1) Thuỷ ngân; (2) dung dịch NaCN (có sục không khí); (3) dung dịch HNO3; (4) Nước cường toan. Tổng số chất và dung dịch hoà tan được vàng là:

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 18: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?

A. Lượng khí bay ra không đổi

B. Lượng khí bay ra nhiều hơn

C. Lượng khí thoát ra ít hơn

D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do đồng bao quanh miếng sắt)

Câu 19: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là

A. sự ăn mòn kim loại. B. sự ăn mòn hóa học.

C. sự khử kim loại. D. sự ăn mòn điện hóa.

Câu 20: Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Na, K, Ba B. Na, Al, Fe C. Mg, K, Be D. Ca, Na, Zn

Câu 21: Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. Kết luận nào dưới đây là không đúng?

A. Kết thúc điện phân, pH của dung dịch tăng so với ban đầu.

B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl2, HCl, (NaCl và H2O).

C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của dung dịch.

D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của dung dịch.

Câu 22: Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng

A. FeO + dung dịch HNO3. B. dung dịch FeSO4 + dung dịch Ba(NO3)2.

C. Ag + dung dịch Fe(NO3)3. D. A hoặc B đều đúng.

Câu 23: Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm là:

A. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân

B. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân nóng chảy

C. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân dung dịch

D. B, C đều đúng

Câu 24: Trong công nghiệp hiện đại nhôm được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân muối AlCl3 nóng chảy B. Điện phân Al2O3 nóng chảy

C. Dùng Kali để khử AlCl3 nóng chảy D. Dùng CO để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao

Câu 25: Khẳng định nào sau đây là đúng?

(1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3

(2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3, Fe3O4 có số mol Cu bằng nửa tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl

(3) Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2

(4) Cặp oxi hóa khử có thế điện cực lớn hơn cặp

A. (1), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (4) D. Tất cả đều đúng

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 5 Đại cương kim loại có lời giải

Câu 26: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất

A. Ag+ B. Cu2+ C. Fe2+ D. Au3+

Câu 27: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch:

A. H2SO4 loãng B. HCl đặc, nguội

C. HNO3 đặc nguội D. HCl loãng

Câu 28: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?

A. Gang, thép để lâu ngày trong không khí ẩm.

B. Kẽm nguyên chất tác dụng với axit sunfuric.

C. Sắt tác dụng với khí clo.

D. Natri cháy trong không khí.

Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Fe và Cu như sau:

a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O2 đun nóng.

b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội.

c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl có mặt khí O2.

d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm mà Fe và Cu đều bị oxi hóa là:

A. a, c, d B. a, b, d C. b, c, d D. a, b, c

Câu 30: Cho các phản ứng sau:

1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

2) Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2

3) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là:

A. Zn2+, Cr3+, Fe3+, Ag+,NO3 / H+ B. NO3 / H+, Ag+, Fe3+, Zn2+, Cr3+

C. Zn2+, Cr3+, Fe3+, NO3/ H+, Ag+ D. NO3/ H+, Zn2+, Fe3+, Cr3+, Ag+

Câu 31: Cho các thí nghiệm sau:

1) Đốt thanh thép – cacbon trong bình khí clo

2) Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch FeSO4

3) Hợp kim đồng thau (Cu – Zn) để trong không khí ẩm

4) Đĩa sắt tây bị xước sâu đến lớp bên trong để ngoài không khí.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 1 B. 4 C.2 D. 3

Câu 32: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Ta thấy

A. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm

B. điện cực Cu xảy ra quá trình khử

C. điện cực Zn xảy ra sự khử

D. điện cực đồng xảy ra sự oxi hoá

Câu 33: Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:

A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ. B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá.

C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương. D. sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.

Câu 34: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là:

A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.

B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.

C. Với một kim loại chỉ có thể có một cặp oxi hoá - khử tương ứng.

D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 35: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.

Câu 36: Cho các cặp kim loại tiếp xúc với nhau qua dây dẫn: Zn – Cu, Zn – Fe, Zn – Mg,

Zn – Al, Zn – Ag cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp có khí H2 thoát ra ở phía kim loại Zn là:

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 37: Phương pháp hóa học không dùng để điều chế kim loại là

A. khử hóa Fe3O4 bằng CO. B. điện phân nóng chảy MgCl2.

C. khử hóa Al2O3 bằng CO. D. đốt cháy HgS bởi oxi dư.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa + 1.

B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

C. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.

D. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 39: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH B. BaCl2 C. HCl D. Ba(OH)2

Câu 40: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Dẫn nhiệt B. Cứng C. Dẫn điện D. Ánh kim

Câu 41: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl B. HNO3 loãng C. H2SO4 loãng D. KOH

Câu 42: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 43: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Câu 44: Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+. Phản ứng này cho thấy:

A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hon Zn2+.

C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.

D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.

Câu 45: Điện phân một dung dịch có chứa HCl, CuCl2. pH của dung dịch biến đổi như thế nào theo thời gian điện phân?

A. Tăng dần đến pH = 7 rồi không đổi. B. Giảm dần.

C. Tăng dần đến pH > 7 rồi không đổi. D. pH không đổi, luôn nhỏ hơn 7.

Câu 46. Điện phân dung dịch CuSO4 thì thu được khí nào ở anot:

A. H2 B. O2 C. SO2 D. H2S

Câu 47: Chọn câu trả lời đúng. Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

A. Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ B. Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+

C. Al3+ > Mg2+ > Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ D. Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ > Al3+ > Mg2+

Câu 48: Phát biểu nào đúng?

A. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn kết các ion dương kim loại với nhau.

B. Lớp ngoài cùng của kim loại thường có từ 1 đến 5 electron.

C. Tính chất vật lý chung của kim loại như: Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim... là do các ion dương kim loại ở các nút mạng tinh thể gây ra.

D. Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể.

Câu 49: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?

A. Ag B. Al C. Cr D. Fe

Câu 50: Trong điều kiện thường kim loại nào sau đây là chất lỏng?

A. Hg B. Cu C. Na D. Mg

Đáp án

1. D

2. D

3. D

4. B

5. D

6. A

7. D

8. B

9. A

10. C

11. B

12. C

13. B

14. A

15. D

16. D

17. A

18. B

19. A

20. A

21. D

22. B

23. B

24. B

25. B

26. D

27. C

28. A

29. A

30. A

31. D

32. B

33. D

34. A

35. A

36. B

37. C

38. C

39. B

40. B

41. B

42. D

43. B

44. A

45. A

46. B

47. A

48. A

49. C

50. A

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 12 chọn lọc, có lời giải hay khác: