Bài tập tính số mắt xích tỉ lệ số mắt xích polime và cách giải
Bài tập tính số mắt xích tỉ lệ số mắt xích polime và cách giải
Với Bài tập tính số mắt xích tỉ lệ số mắt xích polime và cách giải Hoá học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập tính số mắt xích tỉ lệ số mắt xích polime từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá 12.
A. Lý thuyết ngắn gọn
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Ví dụ :
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa , n càng lớn, phân tử khối của polime càng cao. Các phân tử như : CH2 = CH2 , H2N – [CH2]5 – COOH , … tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome.
B. Phương pháp giải
Số mắt xích = số phân tử monome = hệ số polime hóa (n) = 6,023.1023 số mol mắt xích
Hệ số trùng hợp = hệ số polime hóa n =
* Chú ý: Số mắt xích phải là số tự nhiên, nếu là số thập phân phải làm tròn.
C. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là
A. –CH2-CHCl-.
B. –CH=CCl-.
C. –CCl=CCl-.
D. –CHCl-CHCl-.
Lời giải chi tiết
Khối lượng của một mắt xích trong polime X là:
Vậy công thức của mắt xích là –CH2-CHCl-
Chọn A.
Ví dụ 2: Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
A. 150 và 170.
B. 170 và 180.
C. 120 và 160.
D. 200 và 150.
Lời giải chi tiết
Mắt xích của tơ capron (nilon-6) và tơ enang (nilon-7) có cấu tạo lần lượt là :
(–HN–(CH2)5–CO–) và (–HN–(CH2)6–CO–).
Số mắt xích trong tơ capron là:
Số mắt xích trong tơ enang là:
Chọn A.
Ví dụ 3: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
A. 1:1.
B. 1:2.
C. 2:3.
D. 1:3.
Lời giải chi tiết
Phản ứng trùng hợp tổng quát :
Chọn B.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Polime X có hệ số trùng hợp là 1500 và phân tử khối là 42000. Công thức một mắt xích của X là :
A. –CH2–CHCl–.
B. –CH2–CH2–.
C. –CCl=CCl–.
D. –CHCl–CHCl–.
Câu 2: Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
Câu 3: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152.
B. 121 và 114.
C. 121 và 152.
D. 113 và 114.
Câu 4: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000
B. 13.000
C. 15.000
D. 17.000
Câu 5: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
A. PE
B. PP
C. PVC
D. Teflon.
Câu 6: Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là:
A. 1:3
B. 1:2
C. 2:3
D. 3:5
Câu 7: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là
A. 1:2
B. 1:1
C. 2:1
D. 3:1
Câu 8: Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó xấp xỉ
A. 920
B. 1230
C. 1529
D. 1786
Câu 9: Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon – 6,6 có phân tử khối (M = 2500) là
A. 10.
B. 11.
C. 12.
D. 13.
Câu 10: Một polime X được xác định có phân tử khối là 78125 đvC với hệ số trùng hợp để tạo polime này là 1250. X là
A. PVC
B. PP
C. PE
D. Teflon
ĐÁP ÁN
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
B |
A |
C |
C |
A |
B |
C |
D |
B |
A |