X

Các dạng bài tập Toán 8

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng hay, chi tiết


Lý thuyết Hình lăng trụ đứng hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Lý thuyết Hình lăng trụ đứng hay, chi tiết Toán lớp 8 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Toán lớp 8.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng hay, chi tiết

Hình vẽ dưới đây gọi là lăng trụ đứng.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Trong hình lăng trụ đứng này:

+ A, B, C, D, A', B', C', D' là các đỉnh.

+ ABB'A', BCC'B',... là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên

+ AA'; BB'; CC'; DD' song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên

+ Hai mặt ABCD và A'B'C'D' là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A'B'C'D'

Chú ý:

– Hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.

– Các cạnh bên song song, bằng nhau và vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài cạnh bên được gọi chiều cao của hình lăng trụ đứng.

– Các mặt bên là những hình chữ nhật và vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là những hình lăng trụ đứng.

– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

Ví dụ: Cho hình lưng trụ đứng sau:

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Hai mặt đáy ABC và A'B'C' là hai tam giác bằng nhau (nằm trong hai mặt phẳng song song)

Các mặt bên A'C'CA, A'B'BA, B'C'CB là các hình chữ nhật.

Xem thêm Lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án hay khác: