X

Các dạng bài tập Toán 8

Lý thuyết Phương trình tích hay, chi tiết


Lý thuyết Phương trình tích hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Lý thuyết Phương trình tích hay, chi tiết Toán lớp 8 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Toán lớp 8.

Lý thuyết Phương trình tích hay, chi tiết

A. Lý thuyết

1. Phương trình tích và cách giải

Phương trình tích có dạng A( x ).B( x ) = 0

Cách giải phương trình tích A( x ).B( x ) = 0 ⇔ Lý thuyết Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Cách bước giải phương trình tích

Bước 1: Đưa phương trình đã cho về dạng tổng quát A( x ).B( x ) = 0 bằng cách:

   Chuyển tất cả các hạng tử của phương trình về vế trái. Khi đó vế phải bằng 0.

   Phân tích đa thức ở vế phải thành nhân tử

Bước 2: Giải phương trình và kết luận

Ví dụ 1: Giải phương trình ( x + 1 )( x + 4 ) = ( 2 - x )( 2 + x )

Hướng dẫn:

Ta có: ( x + 1 )( x + 4 ) = ( 2 - x )( 2 + x ) ⇔ x2 + 5x + 4 = 4 - x2

⇔ 2x2 + 5x = 0 ⇔ x( 2x + 5 ) = 0

Lý thuyết Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 5/2; 0 }

Ví dụ 2: Giải phương trình x3 - x2 = 1 - x

Hướng dẫn:

Ta có: x3 - x2 = 1 - x ⇔ x2( x - 1 ) = - ( x - 1 )

⇔ x2( x - 1 ) + ( x - 1 ) = 0 ⇔ ( x - 1 )( x2 + 1 ) = 0

Lý thuyết Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

( 1 ) ⇔ x - 1 = 0 ⇔ x = 1.

( 2 ) ⇔ x2 + 1 = 0 (Vô nghiệm vì x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 1 ≥ 1 )

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { 1 }.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Giải các phương trình sau:

a) ( 5x - 4 )( 4x + 6 ) = 0

b) ( x - 5 )( 3 - 2x )( 3x + 4 ) = 0

c) ( 2x + 1 )( x2 + 2 ) = 0

d) ( x - 2 )( 3x + 5 ) = ( 2x - 4 )( x + 1 )

Hướng dẫn:

a) Ta có: ( 5x - 4 )( 4x + 6 ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 3/2; 4/5 }.

b) Ta có: ( x - 5 )( 3 - 2x )( 3x + 4 ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 4/3; 3/2; 5 }.

c) Ta có: ( 2x + 1 )( x2 + 2 ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Giải ( 1 ) ⇔ 2x + 1 = 0 ⇔ 2x = - 1 ⇔ x = - 1/2.

Ta có: x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 2 ≥ 2 ∀ x ∈ R

⇒ Phương trình ( 2 ) vô nghiệm.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = { - 1/2 }.

d) Ta có: ( x - 2 )( 3x + 5 ) = ( 2x - 4 )( x + 1 )

⇔ ( x - 2 )( 3x + 5 ) - 2( x - 2 )( x + 1 ) = 0

⇔ ( x - 2 )[ ( 3x + 5 ) - 2( x + 1 ) ] = 0

⇔ ( x - 2 )( x + 3 ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 3;2 }.

Bài 2: Giải các phương trình sau:

a) ( 2x + 7 )2 = 9( x + 2 )2

b) ( x2 - 1 )( x + 2 )( x - 3 ) = ( x - 1 )( x2 - 4 )( x + 5 )

c) ( 5x2 - 2x + 10 )2 = ( 3x2 + 10x - 8 )2

d) ( x2 + x )2 + 4( x2 + x ) - 12 = 0

Hướng dẫn:

a) Ta có: ( 2x + 7 )2 = 9( x + 2 )2

⇔ ( 2x + 7 )2 - 9( x + 2 )2 = 0

⇔ [ ( 2x + 7 ) + 3( x + 2 ) ][ ( 2x + 7 ) - 3( x + 2 ) ] = 0

⇔ ( 5x + 13 )( 1 - x ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 13/5; 1 }.

b) Ta có: ( x2 - 1 )( x + 2 )( x - 3 ) = ( x - 1 )( x2 - 4 )( x + 5 )

⇔ ( x2 - 1 )( x + 2 )( x - 3 ) - ( x - 1 )( x2 - 4 )( x + 5 ) = 0

⇔ ( x - 1 )( x + 1 )( x + 2 )( x - 3 ) - ( x - 1 )( x - 2 )( x + 2 )( x + 5 ) = 0

⇔ ( x - 1 )( x + 2 )[ ( x + 1 )( x - 3 ) - ( x - 2 )( x + 5 ) ] = 0

⇔ ( x - 1 )( x + 2 )[ ( x2 - 2x - 3 ) - ( x2 + 3x - 10 ) ] = 0

⇔ ( x - 1 )( x + 2 )( 7 - 5x ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { - 2; 1; 7/5 }.

c) Ta có: ( 5x2 - 2x + 10 )2 = ( 3x2 + 10x - 8 )2

⇔ ( 5x2 - 2x + 10 )2 - ( 3x2 + 10x - 8 )2 = 0

⇔ [ ( 5x2 - 2x + 10 ) - ( 3x2 + 10x - 8 ) ][ ( 5x2 - 2x + 10 ) + ( 3x2 + 10x - 8 ) ] = 0

⇔ ( 2x2 - 12x + 18 )( 8x2 + 8x + 2 ) = 0

⇔ 4( x2 - 6x + 9 )( 4x2 + 4x + 1 ) = 0

⇔ 4( x - 3 )2( 2x + 1 )2 = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {- 1/2; 3}.

d) Ta có: ( x2 + x )2 + 4( x2 + x ) - 12 = 0

Đặt t = x2 + x, khi đó phương trình trở thành:

t2 + 4t - 12 = 0 ⇔ ( t + 6 )( t - 2 ) = 0

Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

+ Với t = - 6, ta có: x2 + x = - 6 ⇔ x2 + x + 6 = 0 ⇔ ( x + 1/2 )2 + 23/4 = 0

Mà ( x + 1/2 )2 + 23/4 ≥ 23/4 ∀ x ∈ R ⇒ Phương trình đó vô nghiệm.

+ Với t = 2, ta có x2 + x = 2 ⇔ x2 + x - 2 = 0

⇔ ( x + 2 )( x - 1 ) = 0 ⇔ Bài tập Phương trình tích | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { - 2;1 }.

Xem thêm Lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án hay khác: